Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của tổ quốc, bao thế hệ cha anh đã nối tiếp nhau gìn giữ, bảo vệ từng nắm đất, từng mét biển quê hương. Trường Sa là cái tên không hề xa lạ với chúng ta. Không chỉ được đặt tên cho quần đảo, trong quân đội, đây cũng là một cái tên được sử dụng nhiều, gắn liền với những nhiệm vụ đặc thù.Tàu vận tải lớp Trường Sa: Tàu vận tải lớp Trường Sa là loại tàu do Việt Nam tự nghiên cứu đóng mới. Hạ thuỷ chiếc đầu tiên vào năm 1989 và chính thức biên chế vào hải quân Việt Nam năm 1990 trong đội hình tàu của lữ đoàn 125.Tàu có lượng giãn nước đầy tải hơn 1000 tấn. Do được khởi đóng ngay sau sự kiện Trung Quốc nổ súng đánh chiếm Gạc Ma năm 1988, lo ngại những sự cố tương tự xảy ra, nên các tàu vận tải này đã được trang bị 2 pháo 2M-3 nòng đôi cỡ 25mm ở phía trước mũi và sau đuôi tàu. Tuy nhiên sau này các khẩu pháo này đã được gỡ ra do không cần thiết. Ảnh: Các tàu vận tải Trường Sa tại cảng. Chiếc Trường Sa đậu trong cùng vẫn còn nguyên pháo 25mm.Đây là loại tàu có nhiệm vụ vận tải hạng nặng hàng hoá tiếp tế cho các đảo tiền tiêu, nhà dàn DK1, tuần tra, bảo vệ thềm lục địa, giúp đỡ, cứu nạn tàu cá ngư dân gặp nạn trên biển. Ảnh: Tàu vận tải Trường Sa trên biển.Ảnh: Cán bộ chiến sĩ và nhân dân đang vận chuyển hàng hóa chuẩn bị đưa xuống tàu vận tải để tiếp tế cho các đơn vị và nhân dân trên các đảo ở quần đảo Trường Sa. Nguồn: Baohaiquanvietnam Tàu HQ-571 Trường Sa: Tàu HQ-571 là tàu vận tải chở khách lớp K-122 do Việt Nam tự nghiên cứu đóng mới tại nhà máy Z-189. Nó được hạ thuỷ năm 2011 và chính thức biên chế vào hải quân Việt Nam năm 2012, cảng nhà tại vùng 4 Hải quân.Tàu có lượng giãn nước 2050 tấn, dài 71m và rộng 13.2m, chở được hơn 200 người, được trang bị 2 máy chính cho phép nó đạt vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Ảnh: Tàu vận tải 571 chở cán bộ chiến sĩ ra đảo ở Trường Sa.Nhiệm vụ của HQ-571 là thay quân cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa và nhà dàn DK1, chở các đoàn khách ra thăm đảo, vận tải hàng hoá tiếp tế đảo xa. Ảnh: Cận cảnh độ to lớn của tàu 571 Trường Sa.Tàu vận tải Trường Sa lớp K122 và tàu bệnh viện Khánh Hòa lớp K123 cũng chính là niềm tự hào một thời của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam. Nhà máy Z189 đã thi công rất tốt những con tàu có lượng giãn nước trên 2000 tấn, tạo tiền đề cho việc đóng các loại tàu quân sự mới và hiện đại hơn sau này.Lữ đoàn 146 Đoàn Trường Sa: Lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân được thành lập ngày 8/5/1978 với tiền thân là trung đoàn 146 phòng thủ quần đảo Trường SaLữ đoàn có nhiệm vụ đảm nhiệm phòng thủ, canh giữ các đảo, đá, thực thể ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Cán bộ hải quân kiểm tra mô hình học cụ của lữ đoàn 146.Qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, Lữ đoàn luôn đoàn kết chặt chẽ, nêu cao ý chí quyết thắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, ra sức xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa, lập nhiều chiến công xuất sắc, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Ảnh: Tiễn đoàn cán bộ chiến sĩ lữ đoàn 146 ra thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.
Video Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước âm mưu của Trung Quốc - Nguồn: VTC16
Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng không thể tách rời của tổ quốc, bao thế hệ cha anh đã nối tiếp nhau gìn giữ, bảo vệ từng nắm đất, từng mét biển quê hương. Trường Sa là cái tên không hề xa lạ với chúng ta. Không chỉ được đặt tên cho quần đảo, trong quân đội, đây cũng là một cái tên được sử dụng nhiều, gắn liền với những nhiệm vụ đặc thù.
Tàu vận tải lớp Trường Sa: Tàu vận tải lớp Trường Sa là loại tàu do Việt Nam tự nghiên cứu đóng mới. Hạ thuỷ chiếc đầu tiên vào năm 1989 và chính thức biên chế vào hải quân Việt Nam năm 1990 trong đội hình tàu của lữ đoàn 125.
Tàu có lượng giãn nước đầy tải hơn 1000 tấn. Do được khởi đóng ngay sau sự kiện Trung Quốc nổ súng đánh chiếm Gạc Ma năm 1988, lo ngại những sự cố tương tự xảy ra, nên các tàu vận tải này đã được trang bị 2 pháo 2M-3 nòng đôi cỡ 25mm ở phía trước mũi và sau đuôi tàu. Tuy nhiên sau này các khẩu pháo này đã được gỡ ra do không cần thiết. Ảnh: Các tàu vận tải Trường Sa tại cảng. Chiếc Trường Sa đậu trong cùng vẫn còn nguyên pháo 25mm.
Đây là loại tàu có nhiệm vụ vận tải hạng nặng hàng hoá tiếp tế cho các đảo tiền tiêu, nhà dàn DK1, tuần tra, bảo vệ thềm lục địa, giúp đỡ, cứu nạn tàu cá ngư dân gặp nạn trên biển. Ảnh: Tàu vận tải Trường Sa trên biển.
Ảnh: Cán bộ chiến sĩ và nhân dân đang vận chuyển hàng hóa chuẩn bị đưa xuống tàu vận tải để tiếp tế cho các đơn vị và nhân dân trên các đảo ở quần đảo Trường Sa. Nguồn: Baohaiquanvietnam
Tàu HQ-571 Trường Sa: Tàu HQ-571 là tàu vận tải chở khách lớp K-122 do Việt Nam tự nghiên cứu đóng mới tại nhà máy Z-189. Nó được hạ thuỷ năm 2011 và chính thức biên chế vào hải quân Việt Nam năm 2012, cảng nhà tại vùng 4 Hải quân.
Tàu có lượng giãn nước 2050 tấn, dài 71m và rộng 13.2m, chở được hơn 200 người, được trang bị 2 máy chính cho phép nó đạt vận tốc tối đa 16 hải lý/h. Ảnh: Tàu vận tải 571 chở cán bộ chiến sĩ ra đảo ở Trường Sa.
Nhiệm vụ của HQ-571 là thay quân cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa và nhà dàn DK1, chở các đoàn khách ra thăm đảo, vận tải hàng hoá tiếp tế đảo xa. Ảnh: Cận cảnh độ to lớn của tàu 571 Trường Sa.
Tàu vận tải Trường Sa lớp K122 và tàu bệnh viện Khánh Hòa lớp K123 cũng chính là niềm tự hào một thời của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam. Nhà máy Z189 đã thi công rất tốt những con tàu có lượng giãn nước trên 2000 tấn, tạo tiền đề cho việc đóng các loại tàu quân sự mới và hiện đại hơn sau này.
Lữ đoàn 146 Đoàn Trường Sa: Lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân được thành lập ngày 8/5/1978 với tiền thân là trung đoàn 146 phòng thủ quần đảo Trường Sa
Lữ đoàn có nhiệm vụ đảm nhiệm phòng thủ, canh giữ các đảo, đá, thực thể ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: Cán bộ hải quân kiểm tra mô hình học cụ của lữ đoàn 146.
Qua hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, Lữ đoàn luôn đoàn kết chặt chẽ, nêu cao ý chí quyết thắng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, ra sức xây dựng, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc trên quần đảo Trường Sa, lập nhiều chiến công xuất sắc, được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Ảnh: Tiễn đoàn cán bộ chiến sĩ lữ đoàn 146 ra thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa.
Video Bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước âm mưu của Trung Quốc - Nguồn: VTC16