Đầu tiên là xét về đối tượng mục tiêu của tàu chiến và bản thân các tàu chiến thuộc hạm đội nước xanh. Các đối tượng này thường rất khổng lồ do có kích thước hoặc quy mô rất lớn, khiến cho việc bắn chìm mục tiêu chỉ trong một hoặc một vài phát đạn đơn thuần gần như là bất khả thi.Vì vậy, các tàu chiến thường phải tối đa hóa lượng hỏa lực của bản thân thông qua việc bố trí nhiều tháp pháo lên tàu, với nhiều nòng pháo trên mỗi tháp, thứ vốn cũng đã có kích thước rất to để phù hợp với những chuyến hành trình dài ngày trên biển.Ví dụ cho sự chắc chắn của các tàu chiến nước xanh thì có thể kể đến chiếc tàu tuần dương SMS Seydlitz của Hải quân Đức, trong trận Jutland ở Thế chiến thứ nhất nó đã trúng 21 phát đạn các loại.Trong đó trúng trực diện ít nhất 2 viên đạn 380mm từ chiếc tàu thuộc lớp Nữ hoàng Elizabeth và một quả ngư lôi ở sườn, giết chết hơn 100 thủy thủ đoàn và hàng chục người khác bị thương, nhưng con tàu này bằng cách nào đó vẫn chạy được về cảng để khắc phục thiệt hại và lại ra trận vào tháng 11 trong năm đó.Tiếp theo là do khoảng cách tác chiến của tàu chiến hạm đội nước xanh. Khoảng cách này là rất lớn, có thể lên đến tận 35km. Vì vậy các tàu chiến sẽ bắn gián tiếp với đường đạn có dạng cầu vồng có độ cong lớn để có thể tác chiến ở khoảng cách này.Tuy nhiên, đường đạn bắn xa như vậy thường rất kém chính xác, nhất là xét trên việc cả bản thân tàu bắn và đối tượng mục tiêu đều di động, do đó việc gia tăng mật độ hỏa lực để bù lại tính chính xác là rất cần thiết, chính vì vậy cần phải bố trí nhiều nòng pháo.Bên cạnh đó thì tàu chiến cũng sẽ phải bắn hiệu chỉnh để đo lại khoảng cách (vì trong giai đoạn này chủ yếu là ngắm rồi đo bằng thủ công nên độ chính xác tùy kinh nghiệm của trắc thủ), do đó nhiều pháo hơn sẽ có thể phản ứng được nhanh hơn nếu khoảng cách đó bị tính sai.Cuối cùng là xét đến yếu tố môi trường, tàu chiến nước xanh thì thường có môi trường tác chiến rộng hơn, ít giới hạn về khối lượng và kích thước rất lớn do phải hoạt động dài ngày ngoài khơi nên thường có thiết kế để mang nhiều pháo hoặc những khẩu pháo rất lớn.Đặc biệt là trong thời kỳ đó, tư tưởng của các nhà quân sự thường nghĩ rằng càng nhiều vũ khí và vũ khí càng to thì phương tiện đó càng mạnh, có thể áp đảo các tàu chiến đối thủ, cùng với tư tưởng chạy đua để thiết kế những con tàu khổng lồ.Tổng kết lại thì việc thiết kế nhiều tháp pháo và nhiều pháo mỗi tháp của tàu chiến trong thế kỉ trước như sau: Nhiều pháo để tăng mật độ đạn vào đối phương, tăng tỉ lệ trúng và khả năng tiêu diệt đối phương cũng như kiểm tra khoảng cách trước khi bắn.Còn xét về các phương tiện bọc thép như xe tăng và thiết giáp (AFV), tại sao những vũ khí này thường không có thiết kế nhiều pháo hay nhiều tháp pháo như tàu chiến?Vì trên bộ các phương tiện đều bị giới hạn rất nhiều về khối lượng và kích thước, để có thể tác chiến hiệu quả cũng như có thể đi qua được cầu hay có thể thể tác chiến trong rừng và đô thị.
Đầu tiên là xét về đối tượng mục tiêu của tàu chiến và bản thân các tàu chiến thuộc hạm đội nước xanh. Các đối tượng này thường rất khổng lồ do có kích thước hoặc quy mô rất lớn, khiến cho việc bắn chìm mục tiêu chỉ trong một hoặc một vài phát đạn đơn thuần gần như là bất khả thi.
Vì vậy, các tàu chiến thường phải tối đa hóa lượng hỏa lực của bản thân thông qua việc bố trí nhiều tháp pháo lên tàu, với nhiều nòng pháo trên mỗi tháp, thứ vốn cũng đã có kích thước rất to để phù hợp với những chuyến hành trình dài ngày trên biển.
Ví dụ cho sự chắc chắn của các tàu chiến nước xanh thì có thể kể đến chiếc tàu tuần dương SMS Seydlitz của Hải quân Đức, trong trận Jutland ở Thế chiến thứ nhất nó đã trúng 21 phát đạn các loại.
Trong đó trúng trực diện ít nhất 2 viên đạn 380mm từ chiếc tàu thuộc lớp Nữ hoàng Elizabeth và một quả ngư lôi ở sườn, giết chết hơn 100 thủy thủ đoàn và hàng chục người khác bị thương, nhưng con tàu này bằng cách nào đó vẫn chạy được về cảng để khắc phục thiệt hại và lại ra trận vào tháng 11 trong năm đó.
Tiếp theo là do khoảng cách tác chiến của tàu chiến hạm đội nước xanh. Khoảng cách này là rất lớn, có thể lên đến tận 35km. Vì vậy các tàu chiến sẽ bắn gián tiếp với đường đạn có dạng cầu vồng có độ cong lớn để có thể tác chiến ở khoảng cách này.
Tuy nhiên, đường đạn bắn xa như vậy thường rất kém chính xác, nhất là xét trên việc cả bản thân tàu bắn và đối tượng mục tiêu đều di động, do đó việc gia tăng mật độ hỏa lực để bù lại tính chính xác là rất cần thiết, chính vì vậy cần phải bố trí nhiều nòng pháo.
Bên cạnh đó thì tàu chiến cũng sẽ phải bắn hiệu chỉnh để đo lại khoảng cách (vì trong giai đoạn này chủ yếu là ngắm rồi đo bằng thủ công nên độ chính xác tùy kinh nghiệm của trắc thủ), do đó nhiều pháo hơn sẽ có thể phản ứng được nhanh hơn nếu khoảng cách đó bị tính sai.
Cuối cùng là xét đến yếu tố môi trường, tàu chiến nước xanh thì thường có môi trường tác chiến rộng hơn, ít giới hạn về khối lượng và kích thước rất lớn do phải hoạt động dài ngày ngoài khơi nên thường có thiết kế để mang nhiều pháo hoặc những khẩu pháo rất lớn.
Đặc biệt là trong thời kỳ đó, tư tưởng của các nhà quân sự thường nghĩ rằng càng nhiều vũ khí và vũ khí càng to thì phương tiện đó càng mạnh, có thể áp đảo các tàu chiến đối thủ, cùng với tư tưởng chạy đua để thiết kế những con tàu khổng lồ.
Tổng kết lại thì việc thiết kế nhiều tháp pháo và nhiều pháo mỗi tháp của tàu chiến trong thế kỉ trước như sau: Nhiều pháo để tăng mật độ đạn vào đối phương, tăng tỉ lệ trúng và khả năng tiêu diệt đối phương cũng như kiểm tra khoảng cách trước khi bắn.
Còn xét về các phương tiện bọc thép như xe tăng và thiết giáp (AFV), tại sao những vũ khí này thường không có thiết kế nhiều pháo hay nhiều tháp pháo như tàu chiến?
Vì trên bộ các phương tiện đều bị giới hạn rất nhiều về khối lượng và kích thước, để có thể tác chiến hiệu quả cũng như có thể đi qua được cầu hay có thể thể tác chiến trong rừng và đô thị.