Loại tàu bán ngầm được Việt Nam mua của Triều Tiên từ những năm 1990 này từng được Hải quân Việt Nam sử dụng để làm phương tiện huấn luyện cho thuỷ thủ tàu ngầm và làm phương tiện chở đặc công người nhái áp sát mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: VNmilitary.Đây là một trong những tàu bán ngầm hiếm hoi - nếu không muốn nói là duy nhất - từng được sử dụng trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: VNmilitary.Tàu bán ngầm này được cho là đón theo lớp I-SILC do Triều Tiên tự nghiên cứu và chế tạo trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Pinterest.Về cơ bản, tàu có cơ chế hoạt động khá giống với ca-nô nhưng có thêm tính năng lặn. Kích thước của tàu cũng khá nhỏ với thuỷ thủ đoàn tối đa 4 người. Nguồn ảnh: Pinterest.Triều Tiên từng sử dụng loại tàu ngầm này đột nhập vào lãnh hải Hàn Quốc để thực hiện các nhiệm vụ xâm nhập, bắt cóc bí mật. Do tàu rất nhỏ và di chuyển nhanh, Hải quân Hàn Quốc và Mỹ thường để lọt và không phát hiện được loại tàu này trên radar. Nguồn ảnh: Pinterest.Tàu có chiều dài chỉ 12,8 mét, rộng 2,9 mét và giãn nước 10,5 tấn khi lặn. Tuy có kích thước không bằng một tàu đánh cá, tuy nhiên tàu ngầm I-SILC lại được trang bị tới ba động cơ và ba chân vịt dẫn động. Nguồn ảnh: Pinterest.Hệ thống động cơ này cho phép I-SILC di chuyển với tốc độ rất nhanh, tối đa lên tới 50 hải lý giờ - tương đương khoảng 90 km/h - nhanh hơn hầu hết các loại tàu chiến trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi lặn, tàu có thể di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 6 hải lý giờ và có thể lặn sâu tới 3 mét. Tuy nhiên tàu I-SILC không có khả năng chạy bằng động cơ điện nên khi lặn, tàu cần ống thông hơi để lấy không khí cho động cơ diesel hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.Tầm hoạt động tối đa của tàu lên tới 200 hải lý - thích hợp cho các nhiệm vụ đổ bộ, xâm nhập ven biển hoặc tiếp cận tàu chiến đối phương một cách bí mật. Nguồn ảnh: Pinterest.Hiện tại, không rõ Triều Tiên còn sử dụng các tàu bán ngầm cỡ nhỏ này trong biên chế hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam ra mắt tàu cứu hộ tàu ngầm.
Loại tàu bán ngầm được Việt Nam mua của Triều Tiên từ những năm 1990 này từng được Hải quân Việt Nam sử dụng để làm phương tiện huấn luyện cho thuỷ thủ tàu ngầm và làm phương tiện chở đặc công người nhái áp sát mục tiêu trên biển. Nguồn ảnh: VNmilitary.
Đây là một trong những tàu bán ngầm hiếm hoi - nếu không muốn nói là duy nhất - từng được sử dụng trong biên chế của lực lượng Hải quân Việt Nam. Nguồn ảnh: VNmilitary.
Tàu bán ngầm này được cho là đón theo lớp I-SILC do Triều Tiên tự nghiên cứu và chế tạo trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Pinterest.
Về cơ bản, tàu có cơ chế hoạt động khá giống với ca-nô nhưng có thêm tính năng lặn. Kích thước của tàu cũng khá nhỏ với thuỷ thủ đoàn tối đa 4 người. Nguồn ảnh: Pinterest.
Triều Tiên từng sử dụng loại tàu ngầm này đột nhập vào lãnh hải Hàn Quốc để thực hiện các nhiệm vụ xâm nhập, bắt cóc bí mật. Do tàu rất nhỏ và di chuyển nhanh, Hải quân Hàn Quốc và Mỹ thường để lọt và không phát hiện được loại tàu này trên radar. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu có chiều dài chỉ 12,8 mét, rộng 2,9 mét và giãn nước 10,5 tấn khi lặn. Tuy có kích thước không bằng một tàu đánh cá, tuy nhiên tàu ngầm I-SILC lại được trang bị tới ba động cơ và ba chân vịt dẫn động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống động cơ này cho phép I-SILC di chuyển với tốc độ rất nhanh, tối đa lên tới 50 hải lý giờ - tương đương khoảng 90 km/h - nhanh hơn hầu hết các loại tàu chiến trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi lặn, tàu có thể di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 6 hải lý giờ và có thể lặn sâu tới 3 mét. Tuy nhiên tàu I-SILC không có khả năng chạy bằng động cơ điện nên khi lặn, tàu cần ống thông hơi để lấy không khí cho động cơ diesel hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tầm hoạt động tối đa của tàu lên tới 200 hải lý - thích hợp cho các nhiệm vụ đổ bộ, xâm nhập ven biển hoặc tiếp cận tàu chiến đối phương một cách bí mật. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, không rõ Triều Tiên còn sử dụng các tàu bán ngầm cỡ nhỏ này trong biên chế hay không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem video: Hải quân Việt Nam ra mắt tàu cứu hộ tàu ngầm.