Truyền thông Trung Quốc đang nổi sóng với hình ảnh "concept" mới nhất của tiêm kích lên thẳng mang tên J-26. Loại tiêm kích phản lực lên thẳng này được dự kiến sẽ trang bị cho các tàu đổ bộ tấn công của nước này trong tương lai.Điều đáng nói là trong concept thiết kế của máy bay lên thẳng này, động cơ đẩy chính vẫn sử dụng phiên bản AL-31F do Nga sản xuất.Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc còn nhận ra rằng, thiết kế của máy bay phản lực lên thẳng J-26 có phần rất tương đồng với thiết kế của Yak-141 do Liên Xô chế tạo trong quá khứ.Thông tin về việc Trung Quốc đã "mua đứt" thiết kế của máy bay phản lực có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng Yak-141 từ phía Ukraine trong quá khứ cũng khiến nhiều người tin rằng J-26 được truyền cảm hứng từ chiếc tiêm kích này.Về mặt thiết kế, các thông số "trên giấy" của tiêm kích J-26 cho thấy nó có chiều dài 15 mét, sải cánh rộng chỉ 10 mét cùng với chiều cao 4,3 mét tính cả cánh đuôi.Để tối ưu hóa cho khả năng hoạt động trên tàu chiến, máy bay phản lực J-26 cũng nghiễm nhiên được trang bị khả năng gập cánh để giảm diện tích lưu trữ.Máy bay được trang bị hai khoang đựng vũ khí dưới bụng kèm theo một giá treo ngoài để có thể mang theo thùng dầu phụ. Các khoang vũ khí được bọc kín để đảm bảo khả năng tàng hình của chiếc tiêm kích này.Tuy nhiên đây chỉ là mẫu thiết kế mang tính ý tưởng, với năng lực sản xuất của Trung Quốc hiện tại, sẽ rất khó để chiếc tiêm kích hạm J-26 này bước ra ngoài đời thực.Mẫu động cơ phản lực AL-31 nổi tiếng xuất hiện trong bản vẽ ý tưởng của tiêm kích J-26 của Trung Quốc được sản xuất và thiết kế bởi tập đoàn NPO Saturn và hiện đang được sử dụng trên nhiều dòng chiến đấu cơ của Trung Quốc.Loại động cơ này cũng rất phổ biến ở Nga, tổng cộng đã có ba loại tiêm kích Nga được trang bị động cơ Saturn AL-31 và các phiên bản của nó bao gồm Su-27, Su-30 và Su-35. Máy bay không người lái Su-70B mới nhất của Nga cũng được trang bị loại động cơ phản lực này.Trong khi đó ở Trung Quốc, các loại tiêm kích bao gồm J-10, J-11 và J-20 cũng được trang bị các động cơ AL-31 mua trực tiếp từ Nga. Nguồn ảnh: Sina. Tiêm kích hạm duy nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện tại.
Truyền thông Trung Quốc đang nổi sóng với hình ảnh "concept" mới nhất của tiêm kích lên thẳng mang tên J-26. Loại tiêm kích phản lực lên thẳng này được dự kiến sẽ trang bị cho các tàu đổ bộ tấn công của nước này trong tương lai.
Điều đáng nói là trong concept thiết kế của máy bay lên thẳng này, động cơ đẩy chính vẫn sử dụng phiên bản AL-31F do Nga sản xuất.
Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc còn nhận ra rằng, thiết kế của máy bay phản lực lên thẳng J-26 có phần rất tương đồng với thiết kế của Yak-141 do Liên Xô chế tạo trong quá khứ.
Thông tin về việc Trung Quốc đã "mua đứt" thiết kế của máy bay phản lực có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng Yak-141 từ phía Ukraine trong quá khứ cũng khiến nhiều người tin rằng J-26 được truyền cảm hứng từ chiếc tiêm kích này.
Về mặt thiết kế, các thông số "trên giấy" của tiêm kích J-26 cho thấy nó có chiều dài 15 mét, sải cánh rộng chỉ 10 mét cùng với chiều cao 4,3 mét tính cả cánh đuôi.
Để tối ưu hóa cho khả năng hoạt động trên tàu chiến, máy bay phản lực J-26 cũng nghiễm nhiên được trang bị khả năng gập cánh để giảm diện tích lưu trữ.
Máy bay được trang bị hai khoang đựng vũ khí dưới bụng kèm theo một giá treo ngoài để có thể mang theo thùng dầu phụ. Các khoang vũ khí được bọc kín để đảm bảo khả năng tàng hình của chiếc tiêm kích này.
Tuy nhiên đây chỉ là mẫu thiết kế mang tính ý tưởng, với năng lực sản xuất của Trung Quốc hiện tại, sẽ rất khó để chiếc tiêm kích hạm J-26 này bước ra ngoài đời thực.
Mẫu động cơ phản lực AL-31 nổi tiếng xuất hiện trong bản vẽ ý tưởng của tiêm kích J-26 của Trung Quốc được sản xuất và thiết kế bởi tập đoàn NPO Saturn và hiện đang được sử dụng trên nhiều dòng chiến đấu cơ của Trung Quốc.
Loại động cơ này cũng rất phổ biến ở Nga, tổng cộng đã có ba loại tiêm kích Nga được trang bị động cơ Saturn AL-31 và các phiên bản của nó bao gồm Su-27, Su-30 và Su-35. Máy bay không người lái Su-70B mới nhất của Nga cũng được trang bị loại động cơ phản lực này.
Trong khi đó ở Trung Quốc, các loại tiêm kích bao gồm J-10, J-11 và J-20 cũng được trang bị các động cơ AL-31 mua trực tiếp từ Nga. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích hạm duy nhất trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện tại.