Vụ tai nạn đối với Su-57 xảy ra vào ngày 24/12 đã trở thành lý do mới để Trung Quốc chỉ trích chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm của Nga.Theo các chuyên gia quân sự của ấn phẩm thông tin Sohu thì tiêm kích Su-57 chỉ xứng đáng được phân loại là chiến đấu cơ thế hệ 3++ (tương ứng thế hệ 4+ theo tiêu chuẩn phương Tây)."Máy bay chiến đấu Su-57 đầy hứa hẹn, thường được gọi là thế hệ thứ 5 ở Nga và một số nước trên thế giới chỉ xứng đáng được coi là tiêm kích thế hệ 4+ (3++ theo cách phân loại của Trung Quốc)", trang Sohu viết.Trong một ghi chú trên trang web, Sohu lưu ý rằng vụ tai nạn máy bay xảy ra sẽ làm chậm kế hoạch phát triển của Su-57, thậm chí có thể tới vài năm.Ngoài ra ấn phẩm có một nhận xét mỉa mai rằng Nga nên cảm ơn Ấn Độ, nước có nhiều kinh nghiệm trong các sự cố như vậy, vì đã cứu hộ được viên phi công.Chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng vụ việc xảy ra với một máy bay chiến đấu chưa được thử nghiệm và thích nghi hoàn toàn cho thấy rằng dự án vẫn còn ở dạng khá thô, còn xa mới hoàn thiện."Thực tế là cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Có khả năng lý do sẽ không được công bố nhưng điều này cho thấy rõ chất lượng máy bay chiến đấu Nga. Mặc dù quá trình phát triển từ khá lâu nhưng Su-57 vẫn chưa thể hoàn thiện" Sohu cho biết.Bên cạnh việc chê bai chiếc tiêm kích Nga, truyền thông Trung Quốc không quên ca ngợi chiếc tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 do mình chế tạo, khi dự án vũ khí này đã "đi sau về trước".Thực tế cho đến nay tiêm kích J-20 đã được sản xuất hàng loạt và hoạt động với cường độ khá cao nhưng chưa ghi nhận bất cứ sự cố nghiêm trọng nào chứ không phải rơi ngay chiếc sản xuất hàng loạt đầu tiên như Su-57.Trong khi dây chuyền lắp ráp Su-57 của Nga còn đang "trầy trật" thì tình hình ngược lại đang diễn ra tại Trung Quốc, khi tổ hợp Chengdu đã chế tạo J-20 với công suất 30 chiếc mỗi năm.Bên cạnh tính ổn định, J-20 được tuyên bố đã khắc phục điểm yếu lớn nhất mà Su-57 còn mang theo đó là nó đã có động cơ WS-10G đúng chuẩn thế hệ 5, trong khi Izdeliye 30 còn phải thử nghiệm nhiều.Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn tự tin, cho rằng hệ thống điện tử hàng không cài đặt trên chiếc J-20 có mức độ hiện đại và tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều sản phẩm của Nga.Tuyên bố trên của Trung Quốc không gây ngạc nhiên bởi thực tế là về công nghiệp điện tử của họ đã bỏ Nga rất xa và đang cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và châu Âu.Nếu Nga không nhanh chóng hoàn thiện chiếc Su-57, thậm chí là còn khó lòng cạnh tranh với chiếc tiêm kích tàng hình hạng hai của Trung Quốc là FC-31 sắp được chào bán trên thị trường vũ khí thế giới.
Vụ tai nạn đối với Su-57 xảy ra vào ngày 24/12 đã trở thành lý do mới để Trung Quốc chỉ trích chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự của ấn phẩm thông tin Sohu thì tiêm kích Su-57 chỉ xứng đáng được phân loại là chiến đấu cơ thế hệ 3++ (tương ứng thế hệ 4+ theo tiêu chuẩn phương Tây).
"Máy bay chiến đấu Su-57 đầy hứa hẹn, thường được gọi là thế hệ thứ 5 ở Nga và một số nước trên thế giới chỉ xứng đáng được coi là tiêm kích thế hệ 4+ (3++ theo cách phân loại của Trung Quốc)", trang Sohu viết.
Trong một ghi chú trên trang web, Sohu lưu ý rằng vụ tai nạn máy bay xảy ra sẽ làm chậm kế hoạch phát triển của Su-57, thậm chí có thể tới vài năm.
Ngoài ra ấn phẩm có một nhận xét mỉa mai rằng Nga nên cảm ơn Ấn Độ, nước có nhiều kinh nghiệm trong các sự cố như vậy, vì đã cứu hộ được viên phi công.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc tin rằng vụ việc xảy ra với một máy bay chiến đấu chưa được thử nghiệm và thích nghi hoàn toàn cho thấy rằng dự án vẫn còn ở dạng khá thô, còn xa mới hoàn thiện.
"Thực tế là cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Có khả năng lý do sẽ không được công bố nhưng điều này cho thấy rõ chất lượng máy bay chiến đấu Nga. Mặc dù quá trình phát triển từ khá lâu nhưng Su-57 vẫn chưa thể hoàn thiện" Sohu cho biết.
Bên cạnh việc chê bai chiếc tiêm kích Nga, truyền thông Trung Quốc không quên ca ngợi chiếc tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 do mình chế tạo, khi dự án vũ khí này đã "đi sau về trước".
Thực tế cho đến nay tiêm kích J-20 đã được sản xuất hàng loạt và hoạt động với cường độ khá cao nhưng chưa ghi nhận bất cứ sự cố nghiêm trọng nào chứ không phải rơi ngay chiếc sản xuất hàng loạt đầu tiên như Su-57.
Trong khi dây chuyền lắp ráp Su-57 của Nga còn đang "trầy trật" thì tình hình ngược lại đang diễn ra tại Trung Quốc, khi tổ hợp Chengdu đã chế tạo J-20 với công suất 30 chiếc mỗi năm.
Bên cạnh tính ổn định, J-20 được tuyên bố đã khắc phục điểm yếu lớn nhất mà Su-57 còn mang theo đó là nó đã có động cơ WS-10G đúng chuẩn thế hệ 5, trong khi Izdeliye 30 còn phải thử nghiệm nhiều.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc còn tự tin, cho rằng hệ thống điện tử hàng không cài đặt trên chiếc J-20 có mức độ hiện đại và tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều sản phẩm của Nga.
Tuyên bố trên của Trung Quốc không gây ngạc nhiên bởi thực tế là về công nghiệp điện tử của họ đã bỏ Nga rất xa và đang cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và châu Âu.
Nếu Nga không nhanh chóng hoàn thiện chiếc Su-57, thậm chí là còn khó lòng cạnh tranh với chiếc tiêm kích tàng hình hạng hai của Trung Quốc là FC-31 sắp được chào bán trên thị trường vũ khí thế giới.