Vừa qua truyền thông quốc tế mới hay tin, tháng trước Trung Quốc đã lần đầu cho tiêm kích J-7 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan.Thực tế việc điều chiến đấu cơ bay vào vùng ADIZ của hòn đảo này được Bắc Kinh triển khai từ năm 2016, thường là loại tiêm kích đa năng hiện đại J-16 và máy bay tác chiến điện tử Y-8. Việc điều loại J-7 lạc hậu đang đặt ra nhiều nghi vấn về phương pháp tác chiến mới của Trung Quốc."4 chiếc J-7 thực hiện chuyến bay ngắn áp sát vùng ADIZ đảo Đài Loan sau khi cất cánh từ căn cứ không quân ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông", nguồn tin cho biết.Giới phân tích nghi ngờ rằng đây là chuyến bay "tiền trạm" cho các máy bay tiêm kích J-7 mà nước này đã cải hoán thành máy bay không người lái (UAV).J-7 có tiết diện radar gần giống tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo do Đài Loan tự phát triển, nếu các chiến đấu cơ J-7 bay cùng lúc vào khu vực ADIZ sẽ có khả năng gây nhầm lẫn cho hệ thống phòng không hòn đảo.Chuyên gia quân sự Antony Wong Tong ở Macau cho hay, quân đội Trung Quốc sử dụng J-7 làm mục tiêu bay trong huấn luyện từ những năm 1997; tuy nhiên việc biến J-7 sau khi loại biên thành UAV dùng trong chiến đấu mới được triển khai gần đây.Việc biến J-7 thành UAV dùng trong chiến đấu sẽ vừa giúp Trung Quốc tận dụng hàng ngàn chiếc máy bay cũ đã loại biên, mặt khác lại nâng cao sức tác chiến cho không quân nước này.J-7 một biến thể sao chép của máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG-21. Ước tính đã có 2.500 chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn từ thập niên 1960 tới tận năm 2006.Hiện vẫn đang có khoảng hơn 1.200 chiếc thuộc mọi phiên bản vẫn đang còn hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó Trung Quốc vẫn là quốc gia sử dụng nhiều nhất.Từng là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc, nhưng hiện nay loại máy bay này đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi phi công điều khiển chúng.Rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến những chiếc J-7 do Trung Quốc sản xuất khiến chúng được đặt biệt danh là "quan tài bay". Vì thế kế hoạch loại biên đã và đang được Trung Quốc đẩy mạnh.Ban đầu, Liên Xô chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 cho Trung Quốc, tuy nhiên công việc đang diễn tiến thì xảy ra khủng hoảng quan hệ Xô-Trung năm 1960 khiến việc sản xuất bị ngừng trệ.Tuy nhiên đến 1961 Liên Xô lại cho phép Trung Quốc sản xuất MiG-21F cùng động cơ của nó. Đồng thời cho phép Trung Quốc cử chuyên gia sang Liên Xô học tập để chuyển giao công nghệ.Chiếc J-7 đầu tiên sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc được lắp ráp từ đầu năm 1964. Chuyến bay đầu tiên của J-7 do nhà máy ở Shenyang (Thẩm Dương) sản xuất được thực hiện ngày 17-1-1966.Sau đó nhà máy sản xuất chiến đấu cơ ở Chengdu (Thành Đô) cũng bắt tay vào sản xuất J-7 từ tháng 6-1967.Không dừng lại ở thành công ban đầu, Trung Quốc liên tục nâng cấp để cho ra đời các biến thể J-7 mạnh hơn và tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này và cạnh tranh trực tiếp với MiG-21 Liên Xô.Chiến đấu cơ J-7 có chiều dài 14,8m, sải cánh 8,3m, chiều cao 4,1m, trọng lượng không tải 5,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 9,1 tấn.Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F có lực đẩy khô 44,1 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu lần 2 lên tới 64,7 kN. Với động cơ này, J-7 có khả năng bay với vận tốc Mach 2.Tầm tác chiến của J-7 là 850km, tầm hoạt động 2.200km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao lên tới 195m/s.Trang bị vũ khí của J-7 bao gồm 2 khẩu pháo 30 ly Type 30-1, cơ số đạn 120 viên.Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.Máy bay có thể trang bị các loại bom có khối lượng từ 50kg đến 500kg. Tổng trọng lượng vũ khí J-7 mang theo lên tới 2 tấn.Tuy được đánh giá là bản sao thành công từ MiG-21, nhưng theo thời gian chiến đấu cơ J-7 dần lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả vì vậy liên tiếp các vụ tai nạn khiến sự an toàn của loại máy bay này đang ở mức báo động.Dù liên tục ra yêu cầu đẩy mạnh việc loại biên, nhưng do việc sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại chưa đủ để bù đắp, nên trong ngắn hạn Trung Quốc vẫn phải duy trì nhiều phi đội J-7 để trực chiến.
Vừa qua truyền thông quốc tế mới hay tin, tháng trước Trung Quốc đã lần đầu cho tiêm kích J-7 bay vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan.
Thực tế việc điều chiến đấu cơ bay vào vùng ADIZ của hòn đảo này được Bắc Kinh triển khai từ năm 2016, thường là loại tiêm kích đa năng hiện đại J-16 và máy bay tác chiến điện tử Y-8. Việc điều loại J-7 lạc hậu đang đặt ra nhiều nghi vấn về phương pháp tác chiến mới của Trung Quốc.
"4 chiếc J-7 thực hiện chuyến bay ngắn áp sát vùng ADIZ đảo Đài Loan sau khi cất cánh từ căn cứ không quân ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông", nguồn tin cho biết.
Giới phân tích nghi ngờ rằng đây là chuyến bay "tiền trạm" cho các máy bay tiêm kích J-7 mà nước này đã cải hoán thành máy bay không người lái (UAV).
J-7 có tiết diện radar gần giống tiêm kích F-CK-1 Ching-kuo do Đài Loan tự phát triển, nếu các chiến đấu cơ J-7 bay cùng lúc vào khu vực ADIZ sẽ có khả năng gây nhầm lẫn cho hệ thống phòng không hòn đảo.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Tong ở Macau cho hay, quân đội Trung Quốc sử dụng J-7 làm mục tiêu bay trong huấn luyện từ những năm 1997; tuy nhiên việc biến J-7 sau khi loại biên thành UAV dùng trong chiến đấu mới được triển khai gần đây.
Việc biến J-7 thành UAV dùng trong chiến đấu sẽ vừa giúp Trung Quốc tận dụng hàng ngàn chiếc máy bay cũ đã loại biên, mặt khác lại nâng cao sức tác chiến cho không quân nước này.
J-7 một biến thể sao chép của máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG-21. Ước tính đã có 2.500 chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn từ thập niên 1960 tới tận năm 2006.
Hiện vẫn đang có khoảng hơn 1.200 chiếc thuộc mọi phiên bản vẫn đang còn hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó Trung Quốc vẫn là quốc gia sử dụng nhiều nhất.
Từng là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc, nhưng hiện nay loại máy bay này đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi phi công điều khiển chúng.
Rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến những chiếc J-7 do Trung Quốc sản xuất khiến chúng được đặt biệt danh là "quan tài bay". Vì thế kế hoạch loại biên đã và đang được Trung Quốc đẩy mạnh.
Ban đầu, Liên Xô chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 cho Trung Quốc, tuy nhiên công việc đang diễn tiến thì xảy ra khủng hoảng quan hệ Xô-Trung năm 1960 khiến việc sản xuất bị ngừng trệ.
Tuy nhiên đến 1961 Liên Xô lại cho phép Trung Quốc sản xuất MiG-21F cùng động cơ của nó. Đồng thời cho phép Trung Quốc cử chuyên gia sang Liên Xô học tập để chuyển giao công nghệ.
Chiếc J-7 đầu tiên sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc được lắp ráp từ đầu năm 1964. Chuyến bay đầu tiên của J-7 do nhà máy ở Shenyang (Thẩm Dương) sản xuất được thực hiện ngày 17-1-1966.
Sau đó nhà máy sản xuất chiến đấu cơ ở Chengdu (Thành Đô) cũng bắt tay vào sản xuất J-7 từ tháng 6-1967.
Không dừng lại ở thành công ban đầu, Trung Quốc liên tục nâng cấp để cho ra đời các biến thể J-7 mạnh hơn và tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này và cạnh tranh trực tiếp với MiG-21 Liên Xô.
Chiến đấu cơ J-7 có chiều dài 14,8m, sải cánh 8,3m, chiều cao 4,1m, trọng lượng không tải 5,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 9,1 tấn.
Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F có lực đẩy khô 44,1 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu lần 2 lên tới 64,7 kN. Với động cơ này, J-7 có khả năng bay với vận tốc Mach 2.
Tầm tác chiến của J-7 là 850km, tầm hoạt động 2.200km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao lên tới 195m/s.
Trang bị vũ khí của J-7 bao gồm 2 khẩu pháo 30 ly Type 30-1, cơ số đạn 120 viên.
Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.
Máy bay có thể trang bị các loại bom có khối lượng từ 50kg đến 500kg. Tổng trọng lượng vũ khí J-7 mang theo lên tới 2 tấn.
Tuy được đánh giá là bản sao thành công từ MiG-21, nhưng theo thời gian chiến đấu cơ J-7 dần lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả vì vậy liên tiếp các vụ tai nạn khiến sự an toàn của loại máy bay này đang ở mức báo động.
Dù liên tục ra yêu cầu đẩy mạnh việc loại biên, nhưng do việc sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại chưa đủ để bù đắp, nên trong ngắn hạn Trung Quốc vẫn phải duy trì nhiều phi đội J-7 để trực chiến.