Đây là lần đầu tiên những hình ảnh phóng thử của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 được công bố rộng rãi trên kênh truyền hình quốc gia của nước này. Nguồn ảnh: Sina. Tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung hay tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 được Trung Quốc công bố những hình ảnh đầu tiên vào ngày 3/9/2015 và xuất hiện trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa đạn đạo DF-26 có tầm bắn tối đa từ 3000 tới 4000 km - nghĩa là xa gấp đôi so với DF-21D. Tầm bắn 4000km tối đa của DF-26 hoàn toàn dư sức để bay tới tận đảo Guam của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.Giống với người tiền nhiệm DF-21D, DF-26 có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu cố định trên đất liền hoặc trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Đây cũng được coi là loại mạnh nhất của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc hiện nay với khả năng mang theo đầu đạn nặng nhiệt hạch tới tối đa 1800 kg. Nguồn ảnh: Sina.Theo Sina, đây cũng là loại tên lửa duy nhất của Trung Quốc có khả năng tương thích với cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thường. Các loại tên lửa liên lục địa khác đang được Trung Quốc sử dụng như DF-5B hay DF-31 thực tế chỉ mang được đầu đạn hạt nhân trong khi DF-15 hay DF-21D lại chỉ mang được đầu đạn thường. Nguồn ảnh: Sina.Điểm độc đáo nhất của tên lửa DF-26 đó là nó có khả năng thay đầu đạn mà không cần phải thay thế toàn bộ cả hệ thống phóng. Thông thường, nhiều loại tên lửa dù được quảng cáo là có khả năng triển khai cùng cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thường lại chỉ được cố định sản xuất theo từng loại và không thể thay thế được đầu đạn. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên với DF-26, tuỳ yêu cầu trên chiến trường mà Lực lượng Tên lửa có thể thay thế đầu đạn của nó một cách dễ dàng trước khi phóng, đảm bảo khả năng tấn công theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc phản công hạt nhân một cách chóng vánh. Nguồn ảnh: Sina.Đây cũng là cải tiến cực kỳ quan trọng với quân đội Trung Quốc vì lực lượng này có số lượng đầu đạn hạt nhân dự trữ không nhiều. Trong thời bình, DF-26 hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn thông thường để làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ nhưng có thể biến thành vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào khi cần. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa DF-26 cũng được Trung Quốc khẳng định là có độ cơ động rất cao, thời gian triển khai ngắn và có thể được đưa tới các đơn vị yêu cầu nhanh nhất có thể. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định khả năng cơ động của DF-26 vượt trội hoàn toàn so với các loại tên lửa khác có cùng tầm bắn trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.Được biết, hệ thống khung gầm được DF-26 sử dụng là hệ thống TEL 12x12 có khả năng triển khai phóng tại chỗ. Hệ thống này có trọng tải tối đa 35 tấn. Nguồn ảnh: Sina.Bắt đầu từ tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã khẳng định loại tên lửa DF-26 này đã bắt đầu được phục vụ trong biên chế lực lượng pháo binh số hai của nước này. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Trung Quốc khoe dàn tên lửa DF-26 đông như "quân Nguyên" của mình.
Đây là lần đầu tiên những hình ảnh phóng thử của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 được công bố rộng rãi trên kênh truyền hình quốc gia của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung hay tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 được Trung Quốc công bố những hình ảnh đầu tiên vào ngày 3/9/2015 và xuất hiện trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa đạn đạo DF-26 có tầm bắn tối đa từ 3000 tới 4000 km - nghĩa là xa gấp đôi so với DF-21D. Tầm bắn 4000km tối đa của DF-26 hoàn toàn dư sức để bay tới tận đảo Guam của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với người tiền nhiệm DF-21D, DF-26 có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu cố định trên đất liền hoặc trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Đây cũng được coi là loại mạnh nhất của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc hiện nay với khả năng mang theo đầu đạn nặng nhiệt hạch tới tối đa 1800 kg. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Sina, đây cũng là loại tên lửa duy nhất của Trung Quốc có khả năng tương thích với cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thường. Các loại tên lửa liên lục địa khác đang được Trung Quốc sử dụng như DF-5B hay DF-31 thực tế chỉ mang được đầu đạn hạt nhân trong khi DF-15 hay DF-21D lại chỉ mang được đầu đạn thường. Nguồn ảnh: Sina.
Điểm độc đáo nhất của tên lửa DF-26 đó là nó có khả năng thay đầu đạn mà không cần phải thay thế toàn bộ cả hệ thống phóng. Thông thường, nhiều loại tên lửa dù được quảng cáo là có khả năng triển khai cùng cả đầu đạn hạt nhân lẫn đầu đạn thường lại chỉ được cố định sản xuất theo từng loại và không thể thay thế được đầu đạn. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên với DF-26, tuỳ yêu cầu trên chiến trường mà Lực lượng Tên lửa có thể thay thế đầu đạn của nó một cách dễ dàng trước khi phóng, đảm bảo khả năng tấn công theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả việc phản công hạt nhân một cách chóng vánh. Nguồn ảnh: Sina.
Đây cũng là cải tiến cực kỳ quan trọng với quân đội Trung Quốc vì lực lượng này có số lượng đầu đạn hạt nhân dự trữ không nhiều. Trong thời bình, DF-26 hoàn toàn có thể mang theo đầu đạn thông thường để làm nhiệm vụ cảnh giới, bảo vệ nhưng có thể biến thành vũ khí hạt nhân bất cứ lúc nào khi cần. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa DF-26 cũng được Trung Quốc khẳng định là có độ cơ động rất cao, thời gian triển khai ngắn và có thể được đưa tới các đơn vị yêu cầu nhanh nhất có thể. Thậm chí Trung Quốc còn khẳng định khả năng cơ động của DF-26 vượt trội hoàn toàn so với các loại tên lửa khác có cùng tầm bắn trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Sina.
Được biết, hệ thống khung gầm được DF-26 sử dụng là hệ thống TEL 12x12 có khả năng triển khai phóng tại chỗ. Hệ thống này có trọng tải tối đa 35 tấn. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu từ tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã khẳng định loại tên lửa DF-26 này đã bắt đầu được phục vụ trong biên chế lực lượng pháo binh số hai của nước này. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Trung Quốc khoe dàn tên lửa DF-26 đông như "quân Nguyên" của mình.