Lực lượng đổ bộ đường không (ĐBĐK) của Trung Quốc không thuộc biên chế lục quân, mà thuộc biên chế của lực lượng không quân (PLAAF); đây được coi là lực lượng dự bị chiến lược, có khả năng triển khai nhanh chóng đến các khu vực khủng hoảng; nhằm tạo thế bao vây, hoặc mũi vu hồi chiến lược phía sau mặt trận đối phương. Ảnh: Lính đặc nhiệm dù Trung Quốc trong một cuộc diễn tập - Nguồn: Sina.Xương sống bọc thép của các lực lượng này là xe chiến đấu bộ binh nhảy dù (AIFV) ZBD-03, giống như loạt AIFV của lực lượng ĐBĐK của Nga; ZBD-03 được thiết kế để được thả dù từ máy bay vận tải quân sự, là phương tiện bọc thép chủ yếu của lực lượng ĐBĐK. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh nhảy dù ZBD-03 của Trung Quốc. Nguồn: Sina.Lực lượng ĐBĐK của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu sử dụng AIFV trong thời gian gần đây. Còn đối với Liên Xô, dựa trên mẫu BMP-1, Liên Xô cũng đưa ra mẫu AIFV đó là chiếc BMD-1 vào thập niên 1960; mục đích hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị xung kích đường không và ĐBĐK. Ảnh: Áp phích cổ động xe chiến đấu BMD-1 của Liên Xô - Nguồn: TASS.Vũ khí trang bị trên chiếc BMD-1 tương tự như người anh em trên mặt đất là chiếc BMP-1 với một pháo 73 mm nòng trơn, 1 đại liên 7,62mm đồng trục, 1 bệ phóng tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka dẫn bằng dây theo nguyên lý 3 điểm. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù BMD-1 diễu hành trên Quảng trường Đỏ - Nguồn: TASS.Không dừng lại ở phiên bản BMD-1, Liên Xô sau này đã phát triển phiên bản BMD-2, BMD-3 và quân đội Nga sau này là chiếc BMD-4 với nhiều cải tiến, nhất là bộ phận giảm sóc và hỏa lực. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù BMD-4 của Nga. Ảnh: TASS.Trung Quốc là quốc gia đi sau trong phát triển lực lượng ĐBĐK, họ bắt đầu phát triển mẫu xe thiết giáp nhảy dù đầu tiên vào năm 1975, bảy năm sau khi chiếc BMD-1 đã đi vào sản xuất. Thiết kế được tiến hành trong thập niên 1970; đến năm 1980, các nguyên mẫu đầu tiên được trao cho lực lượng ĐBĐK để tiến hành thử nghiệm. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.Mẫu thử nghiệm WZ141 lắp hai pháo không giật ĐKZ và hai tên lửa HJ-73 (một biến thể của tên lửa Liên Xô 9M14 Malyutka) bên trên 2 khẩu pháo này. Tuy nhiên, các sự kiện chính trị dẫn đến việc hủy bỏ dự án WZ141 và việc sử dụng AIFV của Trung Quốc sẽ tiếp tục trì trệ cho đến những năm 1990. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.Trong những năm 1990, các mối quan hệ với Đài Loan ngày càng trở lên tồi tệ hơn, dẫn đến sự quan tâm đầu tư cho các lực lượng ĐBĐK. Trung Quốc đã mua một vài chiếc BMD-3 vào năm 1996 để nghiên cứu cách chúng được chế tạo và thử nghiệm tích hợp công nghệ của mình vào chiếc xe này. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.Dựa trên mẫu BMD-3, Trung Quốc đã phát triển chiếc AIFV của riêng mình có ký hiệu ZBD-03. Thiết kế của ZBD-03 có thể được xem như là một thiết kế khá cổ điển, tương tự như mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù ZBD-03 diễu hành mừng quốc khánh Trung Quốc. Ảnh: Sina.Vũ khí của ZBD-03 là kém xa so với loạt BMD; các nhà thiết kế Trung Quốc cho rằng khẩu pháo tự động 30mm gắn trên chiếc ZBD-03 tương đương với khẩu pháo 2A72 của Nga. Tuy nhiên khẩu 2A72 được coi là kém hơn nhiều so với khẩu pháo tự động 2A42, do không có loa giảm giật. Xe chiến đấu nhảy dù ZBD-03 bắn đạn thật. Ảnh: Sina.Tất cả các xe dòng BMD, ngoại trừ BMD-2/3 sử dụng 2A42 làm vũ khí chính; những chiếc BMD còn lại sử dụng khẩu 2A72 là vũ khí phụ cho pháo chính 2A70 có cỡ nòng 100mm. Về cơ số đạn, chiếc ZBD chỉ có 350 viên đạn cho pháo 30mm, nhưng với chiếc BMD-4, cơ số đạn chiến đấu của xe là 860 viên cho cả hai loại pháo. Ảnh: Xe BMD-4 - Nguồn. TASS.Chiếc ZBD-03 chỉ được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) HJ-73, được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu 9K11 Malyutka (Việt Nam gọi là B72) do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. HJ-73 là loại ATGM thế hệ 1, có tốc độ thấp, khó sử dụng; khả năng xuyên thép hạn chế. Ảnh: Những chiếc ZBD-03 trong một cuộc diễn tập - Nguồn: Sina.Trong khi đó, tất cả BMD của Nga từ BMD-1P (được đưa ra vào biên chế năm 1977) về sau đều trang bị ATGM thế hệ 2 như 9M111 Fagot và 9M113 Konkurs. Chiếc BMD-4 mới nhất có thể bắn tên lửa phóng qua nòng 9M117; đạn của tổ hợp 9M117 Bastion có khả năng xuyên qua 600 mm thép đồng nhất (RHA). Ảnh: Xe chiến đấu BMD-3 của Nga với các ống phóng tên lửa chống tăng hai bên tháp pháo - Nguồn: TASS.BMD của Nga cũng sở hữu thiết bị quan sát và phát hiện vượt trội; BMD mới nhất trong biên chế của quân đội Nga là BMD-4M được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh thế thệ mới nhất, có tính năng vượt trội so với các thiết bị quan sát trang bị trên IFV của Nga hiện nay. Ảnh: Hệ thống quan sát toàn cảnh ổn định trên hai mặt phẳng (đánh dấu ô vuông màu đỏ) của BMD-4 - Nguồn: TASS.Kính ngắm ảnh nhiệt của chiếc BMD-4M phục vụ cả cho trưởng xe và pháo thủ, cho phép nhanh chóng xác định và tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết; chiếc ZBD-03 hoàn toàn không được trang bị những thiết bị như vậy. Ảnh: Hệ thống quan sát ảnh nhiệt của BMD-3 - Nguồn: TASS.Đánh giá tổng thể, chiếc ZBD-03 so sánh với những chiếc BMD-3/4 của Nga đều kém hơn rất nhiều về khả năng kỹ, chiến thuật cũng như hỏa lực; tên lửa chống tăng của ZBD-03 khó có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực thế hệ mới như T-90 của Nga, M1A1 Abram của Mỹ hay Type-90 của Nhật Bản; ngoại trừ khẩu pháo 30 mm có thể tương đương với các mẫu pháo của nước ngoài. Ảnh: Lực lượng ĐBĐK Trung Quốc tập luyện với ZBD-03 - Nguồn: Sina. Video Xe chiến đấu nhảy dù đẹp mắt - Nguồn: QPVN
Lực lượng đổ bộ đường không (ĐBĐK) của Trung Quốc không thuộc biên chế lục quân, mà thuộc biên chế của lực lượng không quân (PLAAF); đây được coi là lực lượng dự bị chiến lược, có khả năng triển khai nhanh chóng đến các khu vực khủng hoảng; nhằm tạo thế bao vây, hoặc mũi vu hồi chiến lược phía sau mặt trận đối phương. Ảnh: Lính đặc nhiệm dù Trung Quốc trong một cuộc diễn tập - Nguồn: Sina.
Xương sống bọc thép của các lực lượng này là xe chiến đấu bộ binh nhảy dù (AIFV) ZBD-03, giống như loạt AIFV của lực lượng ĐBĐK của Nga; ZBD-03 được thiết kế để được thả dù từ máy bay vận tải quân sự, là phương tiện bọc thép chủ yếu của lực lượng ĐBĐK. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh nhảy dù ZBD-03 của Trung Quốc. Nguồn: Sina.
Lực lượng ĐBĐK của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu sử dụng AIFV trong thời gian gần đây. Còn đối với Liên Xô, dựa trên mẫu BMP-1, Liên Xô cũng đưa ra mẫu AIFV đó là chiếc BMD-1 vào thập niên 1960; mục đích hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị xung kích đường không và ĐBĐK. Ảnh: Áp phích cổ động xe chiến đấu BMD-1 của Liên Xô - Nguồn: TASS.
Vũ khí trang bị trên chiếc BMD-1 tương tự như người anh em trên mặt đất là chiếc BMP-1 với một pháo 73 mm nòng trơn, 1 đại liên 7,62mm đồng trục, 1 bệ phóng tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka dẫn bằng dây theo nguyên lý 3 điểm. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù BMD-1 diễu hành trên Quảng trường Đỏ - Nguồn: TASS.
Không dừng lại ở phiên bản BMD-1, Liên Xô sau này đã phát triển phiên bản BMD-2, BMD-3 và quân đội Nga sau này là chiếc BMD-4 với nhiều cải tiến, nhất là bộ phận giảm sóc và hỏa lực. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù BMD-4 của Nga. Ảnh: TASS.
Trung Quốc là quốc gia đi sau trong phát triển lực lượng ĐBĐK, họ bắt đầu phát triển mẫu xe thiết giáp nhảy dù đầu tiên vào năm 1975, bảy năm sau khi chiếc BMD-1 đã đi vào sản xuất. Thiết kế được tiến hành trong thập niên 1970; đến năm 1980, các nguyên mẫu đầu tiên được trao cho lực lượng ĐBĐK để tiến hành thử nghiệm. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.
Mẫu thử nghiệm WZ141 lắp hai pháo không giật ĐKZ và hai tên lửa HJ-73 (một biến thể của tên lửa Liên Xô 9M14 Malyutka) bên trên 2 khẩu pháo này. Tuy nhiên, các sự kiện chính trị dẫn đến việc hủy bỏ dự án WZ141 và việc sử dụng AIFV của Trung Quốc sẽ tiếp tục trì trệ cho đến những năm 1990. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.
Trong những năm 1990, các mối quan hệ với Đài Loan ngày càng trở lên tồi tệ hơn, dẫn đến sự quan tâm đầu tư cho các lực lượng ĐBĐK. Trung Quốc đã mua một vài chiếc BMD-3 vào năm 1996 để nghiên cứu cách chúng được chế tạo và thử nghiệm tích hợp công nghệ của mình vào chiếc xe này. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù WZ141 do Trung Quốc chế tạo vào thập niên 1980 - Nguồn: Sina.
Dựa trên mẫu BMD-3, Trung Quốc đã phát triển chiếc AIFV của riêng mình có ký hiệu ZBD-03. Thiết kế của ZBD-03 có thể được xem như là một thiết kế khá cổ điển, tương tự như mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô. Ảnh: Xe chiến đấu nhảy dù ZBD-03 diễu hành mừng quốc khánh Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Vũ khí của ZBD-03 là kém xa so với loạt BMD; các nhà thiết kế Trung Quốc cho rằng khẩu pháo tự động 30mm gắn trên chiếc ZBD-03 tương đương với khẩu pháo 2A72 của Nga. Tuy nhiên khẩu 2A72 được coi là kém hơn nhiều so với khẩu pháo tự động 2A42, do không có loa giảm giật. Xe chiến đấu nhảy dù ZBD-03 bắn đạn thật. Ảnh: Sina.
Tất cả các xe dòng BMD, ngoại trừ BMD-2/3 sử dụng 2A42 làm vũ khí chính; những chiếc BMD còn lại sử dụng khẩu 2A72 là vũ khí phụ cho pháo chính 2A70 có cỡ nòng 100mm. Về cơ số đạn, chiếc ZBD chỉ có 350 viên đạn cho pháo 30mm, nhưng với chiếc BMD-4, cơ số đạn chiến đấu của xe là 860 viên cho cả hai loại pháo. Ảnh: Xe BMD-4 - Nguồn. TASS.
Chiếc ZBD-03 chỉ được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) HJ-73, được Trung Quốc chế tạo dựa trên mẫu 9K11 Malyutka (Việt Nam gọi là B72) do Liên Xô phát triển từ những năm 1960. HJ-73 là loại ATGM thế hệ 1, có tốc độ thấp, khó sử dụng; khả năng xuyên thép hạn chế. Ảnh: Những chiếc ZBD-03 trong một cuộc diễn tập - Nguồn: Sina.
Trong khi đó, tất cả BMD của Nga từ BMD-1P (được đưa ra vào biên chế năm 1977) về sau đều trang bị ATGM thế hệ 2 như 9M111 Fagot và 9M113 Konkurs. Chiếc BMD-4 mới nhất có thể bắn tên lửa phóng qua nòng 9M117; đạn của tổ hợp 9M117 Bastion có khả năng xuyên qua 600 mm thép đồng nhất (RHA). Ảnh: Xe chiến đấu BMD-3 của Nga với các ống phóng tên lửa chống tăng hai bên tháp pháo - Nguồn: TASS.
BMD của Nga cũng sở hữu thiết bị quan sát và phát hiện vượt trội; BMD mới nhất trong biên chế của quân đội Nga là BMD-4M được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh thế thệ mới nhất, có tính năng vượt trội so với các thiết bị quan sát trang bị trên IFV của Nga hiện nay. Ảnh: Hệ thống quan sát toàn cảnh ổn định trên hai mặt phẳng (đánh dấu ô vuông màu đỏ) của BMD-4 - Nguồn: TASS.
Kính ngắm ảnh nhiệt của chiếc BMD-4M phục vụ cả cho trưởng xe và pháo thủ, cho phép nhanh chóng xác định và tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết; chiếc ZBD-03 hoàn toàn không được trang bị những thiết bị như vậy. Ảnh: Hệ thống quan sát ảnh nhiệt của BMD-3 - Nguồn: TASS.
Đánh giá tổng thể, chiếc ZBD-03 so sánh với những chiếc BMD-3/4 của Nga đều kém hơn rất nhiều về khả năng kỹ, chiến thuật cũng như hỏa lực; tên lửa chống tăng của ZBD-03 khó có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực thế hệ mới như T-90 của Nga, M1A1 Abram của Mỹ hay Type-90 của Nhật Bản; ngoại trừ khẩu pháo 30 mm có thể tương đương với các mẫu pháo của nước ngoài. Ảnh: Lực lượng ĐBĐK Trung Quốc tập luyện với ZBD-03 - Nguồn: Sina.
Video Xe chiến đấu nhảy dù đẹp mắt - Nguồn: QPVN