Trong thập niên 1990, Moscow và Bắc Kinh đã ký nhiều thương vụ vũ khí lớn, điển hình là hợp đồng bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ sản xuất tiêm kích hạng nặng Su-27.Những tưởng Nga sẽ vớ được món hời lớn nhờ bán được dòng tiêm kích chủ lực cho Trung Quốc, tuy nhiên đây lại là thương vụ đáng nuối tiếc cho họ.Ban đầu thỏa thuận được Nga đồng ý cho Trung Quốc sản xuất chiến đấu cơ Su-27 với điều kiện nước này phải đặt mua số lượng lớn.Cụ thể ban đầu Trung Quốc đã ký kết hợp đồng đầu tiên mua 26 chiếc phi cơ Su-27SK vào năm 1991 và trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích này.Lô hàng thứ 2 bao gồm 22 chiếc được ký kết vào năm 1993, lô hàng thứ 3 bao gồm 28 chiếc được ký kết vào năm 1996.Tổng cộng Trung Quốc có 76 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga. Sau đó nhà máy được lắp đặt tại Trung Quốc để sản xuất khoảng 300 chiếc Su-27SK với định danh J-11.Tuy nhiên ngay sau khi khoảng 100 chiếc được sản xuất thì Bắc Kinh tuyên bố dừng hợp đồng.Lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ, hệ thống điện tử cho phía họ.Thêm nữa là hệ thống điều khiển hỏa lực do Nga sản xuất không phù hợp với loại tên lửa mà Trung Quốc chế tạo nên Bắc Kinh bắt buộc phải nhập khẩu tên lửa từ Nga để trang bị cho chiến đấu cơ J-11...Nhưng giới chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng, sở dĩ Trung Quốc đơn phương hủy bỏ hợp đồng vì đã sao chép được loại tiêm kích này trong nước với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc tiếp tục mua của Nga.Đi xa hơn Bắc Kinh còn toan tính tới việc sẽ dần tiến tới xuất khẩu loại máy bay này để trực tiếp cạnh tranh với dòng Su27/30 của Nga.Vũ khí Trung Quốc thường được quảng bá với tính năng đỉnh cao trong khi giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 tiêm kích mà chính nó sao chép.Nga lúc này nhận ra mối đe dọa thực sự nhưng tất cả đã quá muộn. Ngay cả việc Nga ngừng cung cấp một vài thiết bị điện tử quan trọng để hoàn thiện chiến đấu cơ cũng đã không làm khó được Trung Quốc.Ngay lập tức Bắc Kinh tiếp tục lắp ráp J-11 một mình mà không cần tới nguồn cung linh kiện, vật liệu từ Nga.Mọi thiết bị được sử dụng để lắp ráp thành chiếc J-11 đều là hàng nội địa do Trung Quốc sản xuất, kể cả động cơ.J-11 là loại chiến đấu cơ 2 động cơ, 1 chỗ ngồi dựa trên thiết kế của Su-27. Giống với phiên bản gốc của Liên Xô, tiêm kích J-11 cũng là loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không.Tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng khoảng 300 chiến đấu cơ J-11 được Trung Quốc sản xuất và quá trình sản xuất mới vẫn tiếp tục được diễn ra. Nhà máy lắp ráp J-11 được đặt ở Thẩm Dương, phía Bắc Trung Quốc.Toàn bộ các phiên bản của J-11 do Trung Quốc sản xuất tới thời điểm này bao gồm J-11A, J-11B, J-11BS, J-11D, J-15 và J-16 đều được Quân đội Trung Quốc sử dụng và không có bất cứ phiên bản nào được sử dụng để xuất khẩu.100 chiếc J-11 đầu tiên được Trung Quốc cùng Nga lắp ráp sử dụng động cơ Lyulka Saturn AL-31. theo đúng điều khoản hợp đồng.Tuy nhiên với những chiếc tiếp theo bao gồm phiên bản J-11B và J-16 đều sử dụng động cơ WS-10A (Qua Phiến 10A) turbo do Trung Quốc tự sản xuất.Hiệu năng của phiên bản J-11 do Trung Quốc tự sản xuất được coi là tiệm cận với hiệu năng của Su-27 của Nga, thậm chí phiên bản J-11D còn được cho là ngang cơ với cả Su-30SM Nga.Hiệu năng tương đương này có được là do kiểu dáng được thiết kế giống y hệt gần như không thể phân biệt bằng mắt thường và cả các trang thiết bị điện tử cũng được trang bị y nguyên phiên bản gốc.Cụ thể, phiên bản J-11 nội địa của Trung Quốc đều được trang bị radar NIIP Tikhomirov N001V, pháo 30mm tự động loại GSh-30-1 và hệ thống tên lửa Vympel NPO - tất cả đều có do Nga sản xuất và được Trung Quốc nhập khẩu.Đầu tiên là chiến đấu cơ J-11A, về cơ bản thì đây là phiên bản giống với J-11 tuy nhiên có cải tiến nhỏ ở trang bị với hệ thống điều khiển bay thế hệ mới do Trung Quốc tự thiết kế.J-11B là phiên bản nội địa hoàn toàn của J-11 với radar, hệ thống bay và vũ khí đều được nội địa hoá. Một vài nguồn tin cho biết tỷ lệ nội địa hoá của J-11B có thể lên tới 90%.J-11BS là phiên bản hai chỗ ngồi của J-11B, vừa có khả năng chiến đấu vừa có thêm khả năng huấn luyện - rất giống với Su-27UB của Nga. Phiên bản J-11BS đầu tiên của Trung Quốc lộ diện vào năm 2007.J-11D là phiên bản cải tiến sâu của J-11B với hệ thống radar quét mảng chủ động được thêm vào và động cơ WS-10 được cải tiến.Một vài nâng cấp khác của J-11D bao gồm khoang lái được thiết kế lại, sử dụng nhiều vật liệu hấp thụ radar khiến nó khó bị phát hiện hơn, có thêm hai giá treo vũ khí, tương thích được với thiết bị áp chế và chống áp chế điện tử đời mới cũng như tiết kiện nhiên liệu hơn khi bay, mở rộng bán kính chiến đấu.Trên nền tảng của J-11, Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công J-15 và J-16. Đây đều là những chiến đấu cơ cực mạnh với khả năng tác chiến rất tốt. Chúng sẽ tiếp tục cạnh tranh với dòng Su-27/30 thậm chí là Su-35 của Nga.Với nền tảng nhiều phiên bản chiến đấu cơ từ nguyên mẫu Su-27 như thế, Trung Quốc đã thẳng thừng cho những chiếc Su-27 mua từ Nga mới hoạt động được nửa vòng đời vào bãi phế liệu.Hình ảnh xác những chiếc Su-27 được kéo trên phố từ chỗ căn cứ không quân về bãi phế liệu vào năm 2019, một lần nữa lại cứa vào nỗi đau của Nga trong thương vụ thế kỷ mà Moscow đã ký với Trung Quốc vào thập niên 1990.Rút kinh nghiệm đau thương từ quá khứ, thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc Nga đã hàn chết tất cả các chi tiết quan trọng, đặc biệt là phần động cơ của Su-35.Nếu cố tình mở ra thì đồng nghĩa với việc thành phần cấu kiện đó sẽ bị phá hủy, và việc Trung Quốc hy vọng một lần nữa "hack" Su-35 như đã làm với Su-27 sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Trong thập niên 1990, Moscow và Bắc Kinh đã ký nhiều thương vụ vũ khí lớn, điển hình là hợp đồng bán, cấp phép và chuyển giao công nghệ sản xuất tiêm kích hạng nặng Su-27.
Những tưởng Nga sẽ vớ được món hời lớn nhờ bán được dòng tiêm kích chủ lực cho Trung Quốc, tuy nhiên đây lại là thương vụ đáng nuối tiếc cho họ.
Ban đầu thỏa thuận được Nga đồng ý cho Trung Quốc sản xuất chiến đấu cơ Su-27 với điều kiện nước này phải đặt mua số lượng lớn.
Cụ thể ban đầu Trung Quốc đã ký kết hợp đồng đầu tiên mua 26 chiếc phi cơ Su-27SK vào năm 1991 và trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích này.
Lô hàng thứ 2 bao gồm 22 chiếc được ký kết vào năm 1993, lô hàng thứ 3 bao gồm 28 chiếc được ký kết vào năm 1996.
Tổng cộng Trung Quốc có 76 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga. Sau đó nhà máy được lắp đặt tại Trung Quốc để sản xuất khoảng 300 chiếc Su-27SK với định danh J-11.
Tuy nhiên ngay sau khi khoảng 100 chiếc được sản xuất thì Bắc Kinh tuyên bố dừng hợp đồng.
Lý do mà phía Trung Quốc đưa ra là Nga không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ, hệ thống điện tử cho phía họ.
Thêm nữa là hệ thống điều khiển hỏa lực do Nga sản xuất không phù hợp với loại tên lửa mà Trung Quốc chế tạo nên Bắc Kinh bắt buộc phải nhập khẩu tên lửa từ Nga để trang bị cho chiến đấu cơ J-11...
Nhưng giới chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng, sở dĩ Trung Quốc đơn phương hủy bỏ hợp đồng vì đã sao chép được loại tiêm kích này trong nước với giá thành rẻ hơn nhiều so với việc tiếp tục mua của Nga.
Đi xa hơn Bắc Kinh còn toan tính tới việc sẽ dần tiến tới xuất khẩu loại máy bay này để trực tiếp cạnh tranh với dòng Su27/30 của Nga.
Vũ khí Trung Quốc thường được quảng bá với tính năng đỉnh cao trong khi giá chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 tiêm kích mà chính nó sao chép.
Nga lúc này nhận ra mối đe dọa thực sự nhưng tất cả đã quá muộn. Ngay cả việc Nga ngừng cung cấp một vài thiết bị điện tử quan trọng để hoàn thiện chiến đấu cơ cũng đã không làm khó được Trung Quốc.
Ngay lập tức Bắc Kinh tiếp tục lắp ráp J-11 một mình mà không cần tới nguồn cung linh kiện, vật liệu từ Nga.
Mọi thiết bị được sử dụng để lắp ráp thành chiếc J-11 đều là hàng nội địa do Trung Quốc sản xuất, kể cả động cơ.
J-11 là loại chiến đấu cơ 2 động cơ, 1 chỗ ngồi dựa trên thiết kế của Su-27. Giống với phiên bản gốc của Liên Xô, tiêm kích J-11 cũng là loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không.
Tới thời điểm hiện tại, đã có tổng cộng khoảng 300 chiến đấu cơ J-11 được Trung Quốc sản xuất và quá trình sản xuất mới vẫn tiếp tục được diễn ra. Nhà máy lắp ráp J-11 được đặt ở Thẩm Dương, phía Bắc Trung Quốc.
Toàn bộ các phiên bản của J-11 do Trung Quốc sản xuất tới thời điểm này bao gồm J-11A, J-11B, J-11BS, J-11D, J-15 và J-16 đều được Quân đội Trung Quốc sử dụng và không có bất cứ phiên bản nào được sử dụng để xuất khẩu.
100 chiếc J-11 đầu tiên được Trung Quốc cùng Nga lắp ráp sử dụng động cơ Lyulka Saturn AL-31. theo đúng điều khoản hợp đồng.
Tuy nhiên với những chiếc tiếp theo bao gồm phiên bản J-11B và J-16 đều sử dụng động cơ WS-10A (Qua Phiến 10A) turbo do Trung Quốc tự sản xuất.
Hiệu năng của phiên bản J-11 do Trung Quốc tự sản xuất được coi là tiệm cận với hiệu năng của Su-27 của Nga, thậm chí phiên bản J-11D còn được cho là ngang cơ với cả Su-30SM Nga.
Hiệu năng tương đương này có được là do kiểu dáng được thiết kế giống y hệt gần như không thể phân biệt bằng mắt thường và cả các trang thiết bị điện tử cũng được trang bị y nguyên phiên bản gốc.
Cụ thể, phiên bản J-11 nội địa của Trung Quốc đều được trang bị radar NIIP Tikhomirov N001V, pháo 30mm tự động loại GSh-30-1 và hệ thống tên lửa Vympel NPO - tất cả đều có do Nga sản xuất và được Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tiên là chiến đấu cơ J-11A, về cơ bản thì đây là phiên bản giống với J-11 tuy nhiên có cải tiến nhỏ ở trang bị với hệ thống điều khiển bay thế hệ mới do Trung Quốc tự thiết kế.
J-11B là phiên bản nội địa hoàn toàn của J-11 với radar, hệ thống bay và vũ khí đều được nội địa hoá. Một vài nguồn tin cho biết tỷ lệ nội địa hoá của J-11B có thể lên tới 90%.
J-11BS là phiên bản hai chỗ ngồi của J-11B, vừa có khả năng chiến đấu vừa có thêm khả năng huấn luyện - rất giống với Su-27UB của Nga. Phiên bản J-11BS đầu tiên của Trung Quốc lộ diện vào năm 2007.
J-11D là phiên bản cải tiến sâu của J-11B với hệ thống radar quét mảng chủ động được thêm vào và động cơ WS-10 được cải tiến.
Một vài nâng cấp khác của J-11D bao gồm khoang lái được thiết kế lại, sử dụng nhiều vật liệu hấp thụ radar khiến nó khó bị phát hiện hơn, có thêm hai giá treo vũ khí, tương thích được với thiết bị áp chế và chống áp chế điện tử đời mới cũng như tiết kiện nhiên liệu hơn khi bay, mở rộng bán kính chiến đấu.
Trên nền tảng của J-11, Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công J-15 và J-16. Đây đều là những chiến đấu cơ cực mạnh với khả năng tác chiến rất tốt. Chúng sẽ tiếp tục cạnh tranh với dòng Su-27/30 thậm chí là Su-35 của Nga.
Với nền tảng nhiều phiên bản chiến đấu cơ từ nguyên mẫu Su-27 như thế, Trung Quốc đã thẳng thừng cho những chiếc Su-27 mua từ Nga mới hoạt động được nửa vòng đời vào bãi phế liệu.
Hình ảnh xác những chiếc Su-27 được kéo trên phố từ chỗ căn cứ không quân về bãi phế liệu vào năm 2019, một lần nữa lại cứa vào nỗi đau của Nga trong thương vụ thế kỷ mà Moscow đã ký với Trung Quốc vào thập niên 1990.
Rút kinh nghiệm đau thương từ quá khứ, thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc Nga đã hàn chết tất cả các chi tiết quan trọng, đặc biệt là phần động cơ của Su-35.
Nếu cố tình mở ra thì đồng nghĩa với việc thành phần cấu kiện đó sẽ bị phá hủy, và việc Trung Quốc hy vọng một lần nữa "hack" Su-35 như đã làm với Su-27 sẽ không bao giờ thành hiện thực.