Trong thời kỳ quan hệ hợp tác còn tốt đẹp, Liên Xô chính là "cha đẻ" nền công nghiệp xe tăng Trung Quốc, khi Moskva đã cung cấp giấy phép và cả hỗ trợ kỹ thuật giúp Bắc Kinh sản xuất những loại chiến xa của mình.Những xe tăng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất bao gồm Type 58 (dựa trên T-34-85) hay Type 59 (sao chép T-54A) chính là ví dụ tiêu biểu cho nhận định nêu trên, chúng gần như giống 100% so với bản gốc của Liên Xô.Tuy nhiên sau khi quan hệ Trung - Xô trở nên căng thẳng với cuộc chiến tranh biên giới, hợp tác kỹ thuật quân sự bị cắt đứt, nhưng Trung Quốc lại nhận được "món quà" đó là chiếc xe tăng T-62 bị bắt giữ, dựa trên chiếc chiến xa này mà nhiều phiên bản cải tiến đã ra đời.Mặc dù vậy, các thế hệ xe tăng tiếp đó của Trung Quốc không vượt qua nổi "cái bóng" của xe tăng chủ lực T-54, đặc biệt khi Bắc Kinh không thể chế tạo nổi loại MBT sở hữu nhiều tính năng tiên tiến như T-72 của Liên Xô khi đó.Trung Quốc đã tìm gần như mọi cách để có thể sở hữu một chiếc xe tăng chủ lực T-72 vào thời điểm đầu thập niên 1980, tức là khi Liên Xô mới đưa dòng chiến xa này vào biên chế được ít lâu, và cuối cùng họ đã được toại nguyện.Truyền thông Trung Quốc mới đây đã công bố những bức ảnh chụp một chiếc xe tăng Liên Xô có tên mã là Type 64, nó đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm thực địa khác nhau gần 40 năm trước, đây thực chất chính là T-72.Theo thông báo, tốc độ và đặc tính cơ động, khả năng vượt chướng ngại nước, cảm biến và các ống phóng đạn khói ngụy trang đã được kiểm tra, ngoài ra tính năng của các bộ phận cùng cụm thiết bị bên trong cũng được nghiên cứu kỹ.Việc Trung Quốc sở hữu phương tiện tác chiến tối tân như vậy của Liên Xô đã đặt ra không ít thắc mắc, nhưng hóa ra chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới vào thời điểm đó có xuất xứ từ Romania.Các nhà lãnh đạo quốc gia Đông Âu này khi đó áp dụng chính sách đa phương hóa, khi tiến hành hợp tác trong lĩnh vực quân sự không chỉ với Liên Xô và các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, mà còn với nhiều đối tác phương Tây, cũng như với Trung Quốc.Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lưu ý rằng việc bàn giao chiếc T-72 nói trên cho Trung Quốc không hề miễn phí, Romania đã nhận được công nghệ phun plasma kim loại và 6 máy bay chiến đấu F-7, vốn là bản sao của tiêm kích MiG-21 do Trung Quốc sản xuất.Các nguồn tin của Trung Quốc thừa nhận rằng mặc dù phiên bản xuất khẩu này của T-72 kém hơn so với T-72A đang phục vụ trong quân đội Liên Xô, nhưng việc làm quen với pháo 125 mm và máy nạp tự động đóng vai trò lớn đối với tổ hợp công nghiệp - quân sự của họ.Tất cả những ứng dụng này sau đó đã được tìm thấy trên xe tăng chiến đấu chủ lực Type 88C, hiện tại được gọi là Type 96, cũng như Type 90-II và chiếc Type 99 hiện đại bậc nhất của quân đội Trung Quốc ngày nay.Tuy nhiên cần lưu ý rằng xe tăng hiện đại của Trung Quốc chỉ có phần thân là còn một số nét tương đồng với T-72, còn tháp pháo được thiết kế có dạng hình hộp giống chiến xa phương Tây, khác hẳn với kiểu hình chỏm cầu của xe tăng Nga.Nhờ việc áp dụng những công nghệ mới nhất, xe tăng chủ lực của Trung Quốc bây giờ được đánh giá đã vượt xa khỏi "cái bóng lớn" của chiến xa Liên Xô mà họ phải đứng sau suốt một thời gian dài. Khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của xe tăng T-72 - chủ lực của quân đội Nga hiện tại. Nguồn: QPVN.
Trong thời kỳ quan hệ hợp tác còn tốt đẹp, Liên Xô chính là "cha đẻ" nền công nghiệp xe tăng Trung Quốc, khi Moskva đã cung cấp giấy phép và cả hỗ trợ kỹ thuật giúp Bắc Kinh sản xuất những loại chiến xa của mình.
Những xe tăng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất bao gồm Type 58 (dựa trên T-34-85) hay Type 59 (sao chép T-54A) chính là ví dụ tiêu biểu cho nhận định nêu trên, chúng gần như giống 100% so với bản gốc của Liên Xô.
Tuy nhiên sau khi quan hệ Trung - Xô trở nên căng thẳng với cuộc chiến tranh biên giới, hợp tác kỹ thuật quân sự bị cắt đứt, nhưng Trung Quốc lại nhận được "món quà" đó là chiếc xe tăng T-62 bị bắt giữ, dựa trên chiếc chiến xa này mà nhiều phiên bản cải tiến đã ra đời.
Mặc dù vậy, các thế hệ xe tăng tiếp đó của Trung Quốc không vượt qua nổi "cái bóng" của xe tăng chủ lực T-54, đặc biệt khi Bắc Kinh không thể chế tạo nổi loại MBT sở hữu nhiều tính năng tiên tiến như T-72 của Liên Xô khi đó.
Trung Quốc đã tìm gần như mọi cách để có thể sở hữu một chiếc xe tăng chủ lực T-72 vào thời điểm đầu thập niên 1980, tức là khi Liên Xô mới đưa dòng chiến xa này vào biên chế được ít lâu, và cuối cùng họ đã được toại nguyện.
Truyền thông Trung Quốc mới đây đã công bố những bức ảnh chụp một chiếc xe tăng Liên Xô có tên mã là Type 64, nó đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm thực địa khác nhau gần 40 năm trước, đây thực chất chính là T-72.
Theo thông báo, tốc độ và đặc tính cơ động, khả năng vượt chướng ngại nước, cảm biến và các ống phóng đạn khói ngụy trang đã được kiểm tra, ngoài ra tính năng của các bộ phận cùng cụm thiết bị bên trong cũng được nghiên cứu kỹ.
Việc Trung Quốc sở hữu phương tiện tác chiến tối tân như vậy của Liên Xô đã đặt ra không ít thắc mắc, nhưng hóa ra chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới vào thời điểm đó có xuất xứ từ Romania.
Các nhà lãnh đạo quốc gia Đông Âu này khi đó áp dụng chính sách đa phương hóa, khi tiến hành hợp tác trong lĩnh vực quân sự không chỉ với Liên Xô và các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, mà còn với nhiều đối tác phương Tây, cũng như với Trung Quốc.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lưu ý rằng việc bàn giao chiếc T-72 nói trên cho Trung Quốc không hề miễn phí, Romania đã nhận được công nghệ phun plasma kim loại và 6 máy bay chiến đấu F-7, vốn là bản sao của tiêm kích MiG-21 do Trung Quốc sản xuất.
Các nguồn tin của Trung Quốc thừa nhận rằng mặc dù phiên bản xuất khẩu này của T-72 kém hơn so với T-72A đang phục vụ trong quân đội Liên Xô, nhưng việc làm quen với pháo 125 mm và máy nạp tự động đóng vai trò lớn đối với tổ hợp công nghiệp - quân sự của họ.
Tất cả những ứng dụng này sau đó đã được tìm thấy trên xe tăng chiến đấu chủ lực Type 88C, hiện tại được gọi là Type 96, cũng như Type 90-II và chiếc Type 99 hiện đại bậc nhất của quân đội Trung Quốc ngày nay.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng xe tăng hiện đại của Trung Quốc chỉ có phần thân là còn một số nét tương đồng với T-72, còn tháp pháo được thiết kế có dạng hình hộp giống chiến xa phương Tây, khác hẳn với kiểu hình chỏm cầu của xe tăng Nga.
Nhờ việc áp dụng những công nghệ mới nhất, xe tăng chủ lực của Trung Quốc bây giờ được đánh giá đã vượt xa khỏi "cái bóng lớn" của chiến xa Liên Xô mà họ phải đứng sau suốt một thời gian dài.
Khả năng cơ động đến đáng ngạc nhiên của xe tăng T-72 - chủ lực của quân đội Nga hiện tại. Nguồn: QPVN.