Chang Quảng, một công ty hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc, mới đây đã chia sẻ một đoạn video ngắn khi khẳng định đang theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Theo Clash Report trên mạng xã hội X, đoạn video này có từ năm 2020. Việc theo dõi được cho là thực hiện bằng hệ thống vệ tinh điều khiển từ xa Jilin-1 thương mại. Tuy nhiên, đoạn video ngắn đến mức đáng ngạc nhiên, khi chỉ có sáu giây. Chang Quang xác định chiếc máy bay này là máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, đang bay qua bầu trời nhiều mây.Điều này khiến chúng ta đặt ra một số câu hỏi, đây có thực sự là một chiếc F-22 không, hay là loại máy bay nào khác? Video đã được chỉnh sửa chưa? Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 có thực sự được sử dụng cho việc theo dõi này không? Và điều tò mò nhất là tại sao thời gian chỉ có 6 giây? Trên thực tế, việc quan sát máy bay F-22 qua các đoạn video không phải là điều gì quá “phi thường”. Công nghệ tàng hình khiến F-22 gần như vô hình trước radar, nhưng mắt thường thì không. Nếu vệ tinh có thể liên tục theo dõi chuyến bay sau sáu giây này, điều đó cho thấy khả năng chiến đấu của nó sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai. Nếu các thông tin được xác nhận rằng vệ tinh Trung Quốc đã theo dõi chuyến bay của F-22 thì điều này sẽ mở ra một cách tiếp cận mới, đó là kết hợp giữa vệ tinh và các hệ thống radar để quan sát, phát hiện các vật thể tàng hình trong không gian.Mặc dù tín hiệu radar của máy bay tàng hình là nhỏ, nhưng nó vẫn bộc lộ; điều này cho thấy việc theo dõi một máy bay tàng hình là hoàn toàn khả thi, khi kết hợp giữa vệ tinh với các trạm radar mặt đất. Cách tiếp cận này cho phép radar tập trung vào một khu vực, phạm vi hoặc góc cụ thể để xác định dấu hiệu chính xác của máy bay tàng hình. Kịch bản này giả định các điều kiện tối ưu, tức là “bầu trời quang đãng”, nơi radar và vệ tinh đang săn lùng một mục tiêu cụ thể mà không bị ngăn cản. Tuy nhiên, trong một vùng chiến sự tràn ngập tên lửa, máy bay và UAV, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều, đặc biệt là ở trung tâm của trận chiến. Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 của Trung Quốc là một chùm vệ tinh viễn thám thương mại, được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ vệ tinh Chang Quang (CGSTL). Nó được đặt theo tên tỉnh Cát Lâm, nơi công ty đặt trụ sở và đại diện cho hệ thống vệ tinh viễn thám thương mại tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc.Mục đích chính của Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 là cung cấp hình ảnh và video có độ phân giải cao cho nhiều ứng dụng, bao gồm giám sát môi trường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và ứng phó thiên tai. Hệ thống này nhằm mục đích cung cấp dữ liệu kịp thời và chính xác để hỗ trợ cả nhu cầu của chính phủ và thương mại.Chòm vệ tinh Cát Lâm-1 bao gồm nhiều loại, như vệ tinh hình ảnh quang học, vệ tinh video và vệ tinh siêu phổ. Những loại vệ tinh đa dạng này cho phép hệ thống thu được nhiều loại dữ liệu, từ video độ phân giải cao đến thông tin quang phổ chi tiết, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích phân tích khác nhau. Một trong những tính năng chính của Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 là được thiết kế để cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về cùng một khu vực địa lý. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu giám sát gần như thời gian thực, chẳng hạn như quản lý thảm họa và phát triển đô thị năng động.Các vệ tinh Cát Lâm-1 được trang bị công nghệ hình ảnh tiên tiến, nên có thể chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao, như độ phân giải ảnh mặt đất lên tới 0,72 mét. Mức độ phân giải cao này, làm cho hệ thống vệ tinh Cát Lâm đặc biệt có giá trị đối với các nhiệm vụ đòi hỏi thông tin không gian chính xác và theo thời gian thực. Kể từ lần phóng đầu tiên vào năm 2015, Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 đã được đầu tư mở rộng đáng kể. Theo những cập nhật gần đây, chòm vệ tinh này bao gồm hàng chục vệ tinh các loại, để nâng cao phạm vi phủ sóng và khả năng quan sát của nó. Điều thú vị là đoạn video quan sát máy bay F-22 của hệ thống vệ tinh Cát Lâm là từ năm 2020. Theo một số thông tin, Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, có thể biến các vệ tinh thương mại giá rẻ quay quanh Trái đất thành các công cụ gián điệp mạnh mẽ. Một số thông tin cho biết, hệ thống này có thể cải thiện tỷ lệ thành công lên gấp 7 lần so với công nghệ hiện tại.Theo truyền thông Trung Quốc, hệ thống AI tiên tiến này đang được phát triển bởi các viện nghiên cứu trong Quân đội Trung Quốc. Họ khẳng định rằng, hệ thống có thể theo dõi các vật thể chuyển động nhỏ như một chiếc ô tô với độ chính xác vượt trội. Nhóm nghiên cứu tuyên bố công nghệ AI mới của họ đã đạt được độ chính xác 95% trong việc xác định các vật thể nhỏ như trong video do vệ tinh Cát Lâm-1 quay, vượt qua đáng kể các phương pháp hiện có. (Nguồn ảnh: CTTV, Wikipedia, Chang Quang).
Chang Quảng, một công ty hàng không vũ trụ thương mại của Trung Quốc, mới đây đã chia sẻ một đoạn video ngắn khi khẳng định đang theo dõi máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Theo Clash Report trên mạng xã hội X, đoạn video này có từ năm 2020. Việc theo dõi được cho là thực hiện bằng hệ thống vệ tinh điều khiển từ xa Jilin-1 thương mại.
Tuy nhiên, đoạn video ngắn đến mức đáng ngạc nhiên, khi chỉ có sáu giây. Chang Quang xác định chiếc máy bay này là máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ, đang bay qua bầu trời nhiều mây.
Điều này khiến chúng ta đặt ra một số câu hỏi, đây có thực sự là một chiếc F-22 không, hay là loại máy bay nào khác? Video đã được chỉnh sửa chưa? Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 có thực sự được sử dụng cho việc theo dõi này không? Và điều tò mò nhất là tại sao thời gian chỉ có 6 giây?
Trên thực tế, việc quan sát máy bay F-22 qua các đoạn video không phải là điều gì quá “phi thường”. Công nghệ tàng hình khiến F-22 gần như vô hình trước radar, nhưng mắt thường thì không. Nếu vệ tinh có thể liên tục theo dõi chuyến bay sau sáu giây này, điều đó cho thấy khả năng chiến đấu của nó sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai.
Nếu các thông tin được xác nhận rằng vệ tinh Trung Quốc đã theo dõi chuyến bay của F-22 thì điều này sẽ mở ra một cách tiếp cận mới, đó là kết hợp giữa vệ tinh và các hệ thống radar để quan sát, phát hiện các vật thể tàng hình trong không gian.
Mặc dù tín hiệu radar của máy bay tàng hình là nhỏ, nhưng nó vẫn bộc lộ; điều này cho thấy việc theo dõi một máy bay tàng hình là hoàn toàn khả thi, khi kết hợp giữa vệ tinh với các trạm radar mặt đất. Cách tiếp cận này cho phép radar tập trung vào một khu vực, phạm vi hoặc góc cụ thể để xác định dấu hiệu chính xác của máy bay tàng hình.
Kịch bản này giả định các điều kiện tối ưu, tức là “bầu trời quang đãng”, nơi radar và vệ tinh đang săn lùng một mục tiêu cụ thể mà không bị ngăn cản. Tuy nhiên, trong một vùng chiến sự tràn ngập tên lửa, máy bay và UAV, tình hình trở nên phức tạp hơn nhiều, đặc biệt là ở trung tâm của trận chiến.
Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 của Trung Quốc là một chùm vệ tinh viễn thám thương mại, được phát triển bởi Công ty TNHH Công nghệ vệ tinh Chang Quang (CGSTL). Nó được đặt theo tên tỉnh Cát Lâm, nơi công ty đặt trụ sở và đại diện cho hệ thống vệ tinh viễn thám thương mại tự phát triển đầu tiên của Trung Quốc.
Mục đích chính của Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 là cung cấp hình ảnh và video có độ phân giải cao cho nhiều ứng dụng, bao gồm giám sát môi trường, quy hoạch đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và ứng phó thiên tai. Hệ thống này nhằm mục đích cung cấp dữ liệu kịp thời và chính xác để hỗ trợ cả nhu cầu của chính phủ và thương mại.
Chòm vệ tinh Cát Lâm-1 bao gồm nhiều loại, như vệ tinh hình ảnh quang học, vệ tinh video và vệ tinh siêu phổ. Những loại vệ tinh đa dạng này cho phép hệ thống thu được nhiều loại dữ liệu, từ video độ phân giải cao đến thông tin quang phổ chi tiết, có thể được sử dụng cho nhiều mục đích phân tích khác nhau.
Một trong những tính năng chính của Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 là được thiết kế để cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về cùng một khu vực địa lý. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu giám sát gần như thời gian thực, chẳng hạn như quản lý thảm họa và phát triển đô thị năng động.
Các vệ tinh Cát Lâm-1 được trang bị công nghệ hình ảnh tiên tiến, nên có thể chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao, như độ phân giải ảnh mặt đất lên tới 0,72 mét. Mức độ phân giải cao này, làm cho hệ thống vệ tinh Cát Lâm đặc biệt có giá trị đối với các nhiệm vụ đòi hỏi thông tin không gian chính xác và theo thời gian thực.
Kể từ lần phóng đầu tiên vào năm 2015, Hệ thống vệ tinh Cát Lâm-1 đã được đầu tư mở rộng đáng kể. Theo những cập nhật gần đây, chòm vệ tinh này bao gồm hàng chục vệ tinh các loại, để nâng cao phạm vi phủ sóng và khả năng quan sát của nó. Điều thú vị là đoạn video quan sát máy bay F-22 của hệ thống vệ tinh Cát Lâm là từ năm 2020.
Theo một số thông tin, Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến, có thể biến các vệ tinh thương mại giá rẻ quay quanh Trái đất thành các công cụ gián điệp mạnh mẽ. Một số thông tin cho biết, hệ thống này có thể cải thiện tỷ lệ thành công lên gấp 7 lần so với công nghệ hiện tại.
Theo truyền thông Trung Quốc, hệ thống AI tiên tiến này đang được phát triển bởi các viện nghiên cứu trong Quân đội Trung Quốc. Họ khẳng định rằng, hệ thống có thể theo dõi các vật thể chuyển động nhỏ như một chiếc ô tô với độ chính xác vượt trội.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố công nghệ AI mới của họ đã đạt được độ chính xác 95% trong việc xác định các vật thể nhỏ như trong video do vệ tinh Cát Lâm-1 quay, vượt qua đáng kể các phương pháp hiện có. (Nguồn ảnh: CTTV, Wikipedia, Chang Quang).