Theo hãng tin Sputnik của Nga, sau khi phân tích chuyên sâu các thông tin tình báo, cơ quan tình báo Nga phát hiện ra rằng có sự khác biệt nghiêm trọng trong lực lượng tinh nhuệ của Ukraine và một số chỉ huy chủ chốt, cực kỳ không hài lòng với nhiều quyết định của Tổng thống Zelensky.Sự bất mãn này đặc biệt mạnh mẽ vì Tổng thống Zelensky gần đây đã cách chức Tướng Zaluzhny, Tổng Tư lệnh Quân đội Ukraine khỏi chức vụ của ông. Quyết định này đã gây ra sự nghi ngờ và bất mãn lan rộng trong quân đội; thậm chí còn có thông tin là xuất hiện “âm mưu đảo chính” từ Quân đội Ukraine.Tình báo Nga tiết lộ thêm rằng, lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine, lực lượng đặc biệt của Cơ quan An ninh và Tình báo Quân đội Ukraine, cũng như chỉ huy của nhiều nhóm chiến đấu theo chủ nghĩa dân tộc, đã bày tỏ sự không tin tưởng vào Tổng thống Zelensky và khả năng lãnh đạo quân sự của ông. Tin tức này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trên chiến trường, quân Ukraine đang vẫn phải “rút lui đều đặn”, trong khi cuộc khủng hoảng chính trị của Ukraine dường như ngày càng nghiêm trọng.Bên trong Ukraine cũng có một lực lượng mong muốn đàm phán hòa bình với Nga. Tuy nhiên, nhóm chính phủ hiện tại nhất quyết bác bỏ lệnh ngừng bắn vì họ sợ rằng, một khi lệnh ngừng bắn xảy ra, Tổng thống Zelensky và phe cánh của ông sẽ là những người đầu tiên bị “thanh lý”. Mâu thuẫn nội bộ này khiến tình hình ở Ukraine trở nên phức tạp và khó lường hơn.Ukraine đang phải đối mặt với áp lực quân sự to lớn trên toàn chiến trường. Tuyến phòng thủ ba lớp ở Donbass mà họ dày công xây dựng suốt 8 năm nay đã bị Quân đội Nga chọc thủng hai lớp.Ở tuyến phòng thủ đầu tiên, các thành phố quan trọng như Severodonetsk, Lisichansk và Popasna lần lượt bị rơi vào tay Nga vào năm 2022. Trên tuyến phòng thủ thứ hai, các thành phố như Bakhmut, Marinka và Avdiivka đã bị Quân đội Nga chiếm vào năm 2023-2024.Giờ đây, Quân đội Nga đã tiến tới tuyến phòng thủ thứ ba và cuối cùng của Ukraine. Tuyến phòng thủ này bao gồm bốn thành phố Slavyansk, Kramatorsk, Drushkovka và Konstantinlovka.Để bảo vệ tuyến phòng thủ này, Quân đội Ukraine đang căng mình chống đỡ các đòn tấn công của Quân đội Nga trên các khu vực trống trải ở phía tây thành phố Avdiivka bằng mọi giá. Tuy nhiên, khu vực này chủ yếu là đất trống và đất nông nghiệp, Quân đội Ukraine không có tuyến phòng thủ hầm bê tông cốt thép vững chắc để chiến đấu. Hơn 3 tháng nay, Quân đội Ukraine tại phía tây Avdiivka đã phải “lùi từng bước” trước sức tiến công “chậm nhưng chắc” của Quân đội Nga, với cái giá phải trả là 5 xe tăng M1A1 của Mỹ viện trợ bị phá hủy, khiến Mỹ phải lệnh cho Ukraine phải rút loại xe tăng này ra khỏi chiến trường. Nhiệm vụ trước mắt của Quân đội Ukraine tại phía tây Avdiivka hiện nay, là “câu giờ” để cho hậu phương thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc hơn. Tuy nhiên, Ukraine sẽ phải mất ít nhất 4 đến 10 tuần để thiết lập tuyến phòng thủ nhằm bảo vệ các vị trí cốt lõi còn lại ở khu vực Donbass.Hiện nay, Quân đội Ukraine đang tập trung lực lượng dự trữ bằng mọi giá để chống lại cuộc tấn công của Nga ở phía tây Avdiivka. Sau khi các làng Umans'ke, Netailove thất thủ, hiện quân Nga tiếp tục bao vây Sokil, Novoselivka Persha. Như vậy phần diện tích ở bờ đông của sông Vovcha của Ukraine hiện rất mong manh và chắc chắn rơi vào tay Nga trong thời gian không xa.Cái giá phải trả để Quân đội Ukraine “câu giờ” trên tuyến phía tây Avdiivka là rất đắt. Có thể thấy qua video tổn thất của Quân đội Ukraine do Quân đội Nga công bố cho thấy, họ đã mất một lượng lớn vũ khí, trang bị do phương Tây cung cấp, trong đó có xe tăng Leopard 2, M1A1, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, xe bọc thép bánh lốp Stryker, pháo tự hành AS-90 155mm…Những tổn thất này cho thấy, Quân đội Ukraine đã triển khai vũ khí phương Tây trên chiến trường, mà họ thường không muốn sử dụng trong một cuộc chiến tiêu hao, nhằm ngăn chặn quân Nga tiến xa hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chắc chắn đang tiêu tốn nguồn lực hạn chế của chính họ.Trong hoàn cảnh như vậy, các nước phương Tây sẽ khó có thể hỗ trợ Ukraine các loại vũ khí hạng nặng để có thể thay đổi được cục diện chiến trường như xe tăng Leopard 2, M1A1 Abrams hay tên lửa Patriot. Hệ quả là Quân đội Ukraine có thể sẽ yếu đi và gặp bất lợi hơn trong các chiến dịch tiến công và phòng ngự sau này.Tuy nhiên, có vẻ như Nga không hài lòng với việc chỉ chiếm được 4 tỉnh mà họ đã bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý trước đó (gồm Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Lugansk). Điều họ mong muốn là một chiến thắng toàn diện, đó là chiếm 7 tỉnh ở miền đông Ukraine, biến các khu vực này thành khu vực thân Nga.Trong hoàn cảnh đó, Ba Lan, Pháp và một số nước thành viên NATO khác bắt đầu bày tỏ ý định đưa quân tới Ukraine để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chắc chắn thách thức Moscow và có thể gây ra xung đột và chiến tranh quy mô lớn hơn. Việc Quân đội NATO đang hoạt động ở Ukraine đã vi phạm ranh giới đỏ của Nga, khiến chiến tranh có nhiều khả năng leo thang hơn. Tóm lại, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba và Ukraine đang có dấu hiệu suy thoái. Quân đội Ukraine dù cố gắng đến đâu cũng khó bù đắp được khoảng cách hỏa lực khổng lồ với Nga. Cuộc chiến này Ukraine thực sự không thể tiếp tục được nữa và NATO đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tiếp theo. Còn chiến trường chỉ trong lãnh thổ Ukraine hay toàn châu Âu, thì đó là câu hỏi chưa thể giải đáp. (Nguồn ảnh: ISW, Ukrinform, CNN, Topwar).
Theo hãng tin Sputnik của Nga, sau khi phân tích chuyên sâu các thông tin tình báo, cơ quan tình báo Nga phát hiện ra rằng có sự khác biệt nghiêm trọng trong lực lượng tinh nhuệ của Ukraine và một số chỉ huy chủ chốt, cực kỳ không hài lòng với nhiều quyết định của Tổng thống Zelensky.
Sự bất mãn này đặc biệt mạnh mẽ vì Tổng thống Zelensky gần đây đã cách chức Tướng Zaluzhny, Tổng Tư lệnh Quân đội Ukraine khỏi chức vụ của ông. Quyết định này đã gây ra sự nghi ngờ và bất mãn lan rộng trong quân đội; thậm chí còn có thông tin là xuất hiện “âm mưu đảo chính” từ Quân đội Ukraine.
Tình báo Nga tiết lộ thêm rằng, lực lượng thủy quân lục chiến Ukraine, lực lượng đặc biệt của Cơ quan An ninh và Tình báo Quân đội Ukraine, cũng như chỉ huy của nhiều nhóm chiến đấu theo chủ nghĩa dân tộc, đã bày tỏ sự không tin tưởng vào Tổng thống Zelensky và khả năng lãnh đạo quân sự của ông.
Tin tức này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế, trên chiến trường, quân Ukraine đang vẫn phải “rút lui đều đặn”, trong khi cuộc khủng hoảng chính trị của Ukraine dường như ngày càng nghiêm trọng.
Bên trong Ukraine cũng có một lực lượng mong muốn đàm phán hòa bình với Nga. Tuy nhiên, nhóm chính phủ hiện tại nhất quyết bác bỏ lệnh ngừng bắn vì họ sợ rằng, một khi lệnh ngừng bắn xảy ra, Tổng thống Zelensky và phe cánh của ông sẽ là những người đầu tiên bị “thanh lý”. Mâu thuẫn nội bộ này khiến tình hình ở Ukraine trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Ukraine đang phải đối mặt với áp lực quân sự to lớn trên toàn chiến trường. Tuyến phòng thủ ba lớp ở Donbass mà họ dày công xây dựng suốt 8 năm nay đã bị Quân đội Nga chọc thủng hai lớp.
Ở tuyến phòng thủ đầu tiên, các thành phố quan trọng như Severodonetsk, Lisichansk và Popasna lần lượt bị rơi vào tay Nga vào năm 2022. Trên tuyến phòng thủ thứ hai, các thành phố như Bakhmut, Marinka và Avdiivka đã bị Quân đội Nga chiếm vào năm 2023-2024.
Giờ đây, Quân đội Nga đã tiến tới tuyến phòng thủ thứ ba và cuối cùng của Ukraine. Tuyến phòng thủ này bao gồm bốn thành phố Slavyansk, Kramatorsk, Drushkovka và Konstantinlovka.
Để bảo vệ tuyến phòng thủ này, Quân đội Ukraine đang căng mình chống đỡ các đòn tấn công của Quân đội Nga trên các khu vực trống trải ở phía tây thành phố Avdiivka bằng mọi giá. Tuy nhiên, khu vực này chủ yếu là đất trống và đất nông nghiệp, Quân đội Ukraine không có tuyến phòng thủ hầm bê tông cốt thép vững chắc để chiến đấu.
Hơn 3 tháng nay, Quân đội Ukraine tại phía tây Avdiivka đã phải “lùi từng bước” trước sức tiến công “chậm nhưng chắc” của Quân đội Nga, với cái giá phải trả là 5 xe tăng M1A1 của Mỹ viện trợ bị phá hủy, khiến Mỹ phải lệnh cho Ukraine phải rút loại xe tăng này ra khỏi chiến trường.
Nhiệm vụ trước mắt của Quân đội Ukraine tại phía tây Avdiivka hiện nay, là “câu giờ” để cho hậu phương thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc hơn. Tuy nhiên, Ukraine sẽ phải mất ít nhất 4 đến 10 tuần để thiết lập tuyến phòng thủ nhằm bảo vệ các vị trí cốt lõi còn lại ở khu vực Donbass.
Hiện nay, Quân đội Ukraine đang tập trung lực lượng dự trữ bằng mọi giá để chống lại cuộc tấn công của Nga ở phía tây Avdiivka. Sau khi các làng Umans'ke, Netailove thất thủ, hiện quân Nga tiếp tục bao vây Sokil, Novoselivka Persha. Như vậy phần diện tích ở bờ đông của sông Vovcha của Ukraine hiện rất mong manh và chắc chắn rơi vào tay Nga trong thời gian không xa.
Cái giá phải trả để Quân đội Ukraine “câu giờ” trên tuyến phía tây Avdiivka là rất đắt. Có thể thấy qua video tổn thất của Quân đội Ukraine do Quân đội Nga công bố cho thấy, họ đã mất một lượng lớn vũ khí, trang bị do phương Tây cung cấp, trong đó có xe tăng Leopard 2, M1A1, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, xe bọc thép bánh lốp Stryker, pháo tự hành AS-90 155mm…
Những tổn thất này cho thấy, Quân đội Ukraine đã triển khai vũ khí phương Tây trên chiến trường, mà họ thường không muốn sử dụng trong một cuộc chiến tiêu hao, nhằm ngăn chặn quân Nga tiến xa hơn. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chắc chắn đang tiêu tốn nguồn lực hạn chế của chính họ.
Trong hoàn cảnh như vậy, các nước phương Tây sẽ khó có thể hỗ trợ Ukraine các loại vũ khí hạng nặng để có thể thay đổi được cục diện chiến trường như xe tăng Leopard 2, M1A1 Abrams hay tên lửa Patriot. Hệ quả là Quân đội Ukraine có thể sẽ yếu đi và gặp bất lợi hơn trong các chiến dịch tiến công và phòng ngự sau này.
Tuy nhiên, có vẻ như Nga không hài lòng với việc chỉ chiếm được 4 tỉnh mà họ đã bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý trước đó (gồm Kherson, Zaporozhye, Donetsk và Lugansk). Điều họ mong muốn là một chiến thắng toàn diện, đó là chiếm 7 tỉnh ở miền đông Ukraine, biến các khu vực này thành khu vực thân Nga.
Trong hoàn cảnh đó, Ba Lan, Pháp và một số nước thành viên NATO khác bắt đầu bày tỏ ý định đưa quân tới Ukraine để hỗ trợ Ukraine. Tuy nhiên, cách tiếp cận này chắc chắn thách thức Moscow và có thể gây ra xung đột và chiến tranh quy mô lớn hơn. Việc Quân đội NATO đang hoạt động ở Ukraine đã vi phạm ranh giới đỏ của Nga, khiến chiến tranh có nhiều khả năng leo thang hơn.
Tóm lại, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba và Ukraine đang có dấu hiệu suy thoái. Quân đội Ukraine dù cố gắng đến đâu cũng khó bù đắp được khoảng cách hỏa lực khổng lồ với Nga. Cuộc chiến này Ukraine thực sự không thể tiếp tục được nữa và NATO đã sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến tiếp theo. Còn chiến trường chỉ trong lãnh thổ Ukraine hay toàn châu Âu, thì đó là câu hỏi chưa thể giải đáp. (Nguồn ảnh: ISW, Ukrinform, CNN, Topwar).