Gần đây, có thông tin cho rằng, Ấn Độ đã đưa trực thăng AH-64 Apache đến khu vực biên giới Trung Quốc; lô trực thăng tối tân này được Ấn Độ mua của Mỹ từ tháng 7/2019 và đã triển khai ở biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Động thái này đã thu hút sự chú ý của tất cả các bên.Về phía Trung Quốc cũng đã triển khai trực thăng vũ trang Z-10 để huấn luyện trên khu vực cao nguyên; theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, Z-10 có sức nâng trên trọng lượng lớn hơn và phù hợp với môi trường chiến đấu ở địa hình cao hơn so với trực thăng Apache.Theo phân tích của giới quân sự Trung Quốc, ngay từ trong cuộc chiến Afghanistan, các trực thăng vũ trang Apache đã bộc lộ những thiếu sót về khả năng chiến đấu trên địa hình cao nguyên; vì theo chuyên gia Trung Quốc, AH-64 được chế tạo để tác chiến ở chiến trường trung và đông Âu, nơi có độ cao thấp hơn.Tuy nhiên, Afghanistan là một cao nguyên, trực thăng rõ ràng không phù hợp khi hoạt động ở đây, do sức mạnh của động cơ tua-bin T700 lắp trên trực thăng AH-64 đã giảm đáng kể hiệu suất khi hoạt động ở vùng không khí loãng như vùng núi cao, mức tiêu thụ nhiên liệu cao, đồng nghĩa thời gian hoạt động của loại trực thăng này cũng ngắn hơn. Ảnh: Trực thăng chiến đấu Apache AH-64E. (Nguồn: Boeing.com)Do các lực lượng phiến quân Taliban ở Afghanistan rất yếu, và trong hầu hết các trường hợp, những chiếc AH-64 này tháo bỏ radar để tiết kiệm nhiên liệu hơn, kéo dài thời gian hoạt động trên không. Ảnh: Trực thăng Apache tháo radar trên nóc cánh quạt.Theo các nguồn tin ở nước ngoài, phiên bản trực thăng Apache mà Quân đội Ấn Độ đặt mua là loại AH64E. Nó đã được bổ sung thêm nhiều thiết bị mới so với phiên bản trước đó là AH64D và trọng lượng rỗng cũng tăng lên.Động cơ của phiên bản AH64E là T700-GE-701D, công suất cất cánh vào khoảng 1.470KW; cao hơn khoảng 5% so với T700-GE-701C của AH64D. Mức tăng không lớn, nhưng rất có ý nghĩa, để có thể lắp thêm thiết bị; tuy nhiên tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh AH64E không được cải thiện so với AH64D, và hiệu suất bay ở cao nguyên gần như tương đương nhau. Ảnh. Động cơ T700-GE-701D.Trọng lượng cất cánh tối đa của AH64D là 10 tấn. Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh của AH64E phải thấp hơn 0,294KW/kg. Nhưng tại khu vực biên giới Trung-Ấn, địa hình cao hơn nhiều so với Afghanistan.Cũng theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trực thăng Z-10 của họ được chế tạo để hoạt động ở cao nguyên Thanh-Tạng của Trung Quốc, nơi được ví là “nóc nhà thế giới”; trọng lượng cất cánh tối đa của Z-10 là 6 tấn, được trang bị hai động cơ, công suất cất cánh gần 1.000KW. Ảnh: Động cơ của Z-10.Tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh của Z-10 vượt quá 0,33KW/kg. Chỉ số này cao hơn nhiều so với 0,294KW/kg của Apache và hiệu suất hoạt động trên cao nguyên tốt hơn; nếu để so sánh, hiện nay chỉ có trực thăng Eurocopter Tiger của châu Âu là “ngang cơ” với Z-10? Tuy nhiên những thông tin này chưa bao giờ được kiểm chứng.Các nhà sản xuất trực thăng Z-10 còn khoe, những phiên bản Z-10 sau có thể được trang bị loại động cơ mạnh hơn, công suất cất cánh có thể đến 1.300 KW; cho tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh có thể tăng thêm 0,4KW/kg, cao hơn gần 40% so với AH64E.Trung Quốc tự tin với một động cơ mạnh mẽ như vậy, sẽ nâng caao hiệu quả chiến đấu của Z-10. Khi hoạt động ở khu vực đồng bằng, trọng lượng cất cánh tăng lên; khi ở vùng núi có độ cao lớn, công suất động cơ vẫn có thể đạt 900 KW, trọng lượng cất cánh của Z-10 vẫn có thể đạt gần 6 tấn, đủ hỗ trợ hỏa lực trên không. Ảnh: Z-10 phóng mồi bẫy nhiệt.Mặc dù “rất tự tin” vào trực thăng Z-10, nhưng trên thực tế, Z-10 là một phiên bản do công ty sản xuất trực thăng Kamov của Nga phát triển, theo đặt hàng từ Trung Quốc. Từ những bản vẽ thiết kế chi tiết này, Trung Quốc đã phát triển thành công dòng trực thăng tấn công Z-10.Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất Z-10 với loạt nhỏ và đã biên chế cho một số đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trung Quốc đang tích cực quảng bá để xuất khẩu, mặc dù chưa có quốc gia nào tỏ ý sẽ mua loại trực thăng này vì những lo ngại chất lượng của trực thăng Trung Quốc chế tạo.Ngay cả trong tình hình hiện tại, quân đội Trung Quốc dường như vẫn xem Z-10 là loại để tích lũy kinh nghiệm vận hành trực thăng tấn công; vì vậy truyền thông Trung Quốc có lẽ hơi “quá đà”, khi cho rằng Z-10 của họ, có tính năng vượt trội so với AH-64 Apache, loại trực thăng vũ trang được cho là có tính năng chiến đấu hàng đầu thế giới hiện nay. Ảnh: Một chiếc Z-10 thử nghiệm bị tai nạn.
Video Rơi trực thăng của không quân Ấn Độ, 7 quân nhân thiệt mạng - Nguồn: VTC14
Gần đây, có thông tin cho rằng, Ấn Độ đã đưa trực thăng AH-64 Apache đến khu vực biên giới Trung Quốc; lô trực thăng tối tân này được Ấn Độ mua của Mỹ từ tháng 7/2019 và đã triển khai ở biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Động thái này đã thu hút sự chú ý của tất cả các bên.
Về phía Trung Quốc cũng đã triển khai trực thăng vũ trang Z-10 để huấn luyện trên khu vực cao nguyên; theo các nhà phân tích quân sự Trung Quốc, Z-10 có sức nâng trên trọng lượng lớn hơn và phù hợp với môi trường chiến đấu ở địa hình cao hơn so với trực thăng Apache.
Theo phân tích của giới quân sự Trung Quốc, ngay từ trong cuộc chiến Afghanistan, các trực thăng vũ trang Apache đã bộc lộ những thiếu sót về khả năng chiến đấu trên địa hình cao nguyên; vì theo chuyên gia Trung Quốc, AH-64 được chế tạo để tác chiến ở chiến trường trung và đông Âu, nơi có độ cao thấp hơn.
Tuy nhiên, Afghanistan là một cao nguyên, trực thăng rõ ràng không phù hợp khi hoạt động ở đây, do sức mạnh của động cơ tua-bin T700 lắp trên trực thăng AH-64 đã giảm đáng kể hiệu suất khi hoạt động ở vùng không khí loãng như vùng núi cao, mức tiêu thụ nhiên liệu cao, đồng nghĩa thời gian hoạt động của loại trực thăng này cũng ngắn hơn. Ảnh: Trực thăng chiến đấu Apache AH-64E. (Nguồn: Boeing.com)
Do các lực lượng phiến quân Taliban ở Afghanistan rất yếu, và trong hầu hết các trường hợp, những chiếc AH-64 này tháo bỏ radar để tiết kiệm nhiên liệu hơn, kéo dài thời gian hoạt động trên không. Ảnh: Trực thăng Apache tháo radar trên nóc cánh quạt.
Theo các nguồn tin ở nước ngoài, phiên bản trực thăng Apache mà Quân đội Ấn Độ đặt mua là loại AH64E. Nó đã được bổ sung thêm nhiều thiết bị mới so với phiên bản trước đó là AH64D và trọng lượng rỗng cũng tăng lên.
Động cơ của phiên bản AH64E là T700-GE-701D, công suất cất cánh vào khoảng 1.470KW; cao hơn khoảng 5% so với T700-GE-701C của AH64D. Mức tăng không lớn, nhưng rất có ý nghĩa, để có thể lắp thêm thiết bị; tuy nhiên tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh AH64E không được cải thiện so với AH64D, và hiệu suất bay ở cao nguyên gần như tương đương nhau. Ảnh. Động cơ T700-GE-701D.
Trọng lượng cất cánh tối đa của AH64D là 10 tấn. Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh của AH64E phải thấp hơn 0,294KW/kg. Nhưng tại khu vực biên giới Trung-Ấn, địa hình cao hơn nhiều so với Afghanistan.
Cũng theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trực thăng Z-10 của họ được chế tạo để hoạt động ở cao nguyên Thanh-Tạng của Trung Quốc, nơi được ví là “nóc nhà thế giới”; trọng lượng cất cánh tối đa của Z-10 là 6 tấn, được trang bị hai động cơ, công suất cất cánh gần 1.000KW. Ảnh: Động cơ của Z-10.
Tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh của Z-10 vượt quá 0,33KW/kg. Chỉ số này cao hơn nhiều so với 0,294KW/kg của Apache và hiệu suất hoạt động trên cao nguyên tốt hơn; nếu để so sánh, hiện nay chỉ có trực thăng Eurocopter Tiger của châu Âu là “ngang cơ” với Z-10? Tuy nhiên những thông tin này chưa bao giờ được kiểm chứng.
Các nhà sản xuất trực thăng Z-10 còn khoe, những phiên bản Z-10 sau có thể được trang bị loại động cơ mạnh hơn, công suất cất cánh có thể đến 1.300 KW; cho tỷ lệ công suất trên trọng lượng cất cánh có thể tăng thêm 0,4KW/kg, cao hơn gần 40% so với AH64E.
Trung Quốc tự tin với một động cơ mạnh mẽ như vậy, sẽ nâng caao hiệu quả chiến đấu của Z-10. Khi hoạt động ở khu vực đồng bằng, trọng lượng cất cánh tăng lên; khi ở vùng núi có độ cao lớn, công suất động cơ vẫn có thể đạt 900 KW, trọng lượng cất cánh của Z-10 vẫn có thể đạt gần 6 tấn, đủ hỗ trợ hỏa lực trên không. Ảnh: Z-10 phóng mồi bẫy nhiệt.
Mặc dù “rất tự tin” vào trực thăng Z-10, nhưng trên thực tế, Z-10 là một phiên bản do công ty sản xuất trực thăng Kamov của Nga phát triển, theo đặt hàng từ Trung Quốc. Từ những bản vẽ thiết kế chi tiết này, Trung Quốc đã phát triển thành công dòng trực thăng tấn công Z-10.
Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất Z-10 với loạt nhỏ và đã biên chế cho một số đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trung Quốc đang tích cực quảng bá để xuất khẩu, mặc dù chưa có quốc gia nào tỏ ý sẽ mua loại trực thăng này vì những lo ngại chất lượng của trực thăng Trung Quốc chế tạo.
Ngay cả trong tình hình hiện tại, quân đội Trung Quốc dường như vẫn xem Z-10 là loại để tích lũy kinh nghiệm vận hành trực thăng tấn công; vì vậy truyền thông Trung Quốc có lẽ hơi “quá đà”, khi cho rằng Z-10 của họ, có tính năng vượt trội so với AH-64 Apache, loại trực thăng vũ trang được cho là có tính năng chiến đấu hàng đầu thế giới hiện nay. Ảnh: Một chiếc Z-10 thử nghiệm bị tai nạn.
Video Rơi trực thăng của không quân Ấn Độ, 7 quân nhân thiệt mạng - Nguồn: VTC14