Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sức mạnh hải quân, đóng các tàu sân bay và tàu chiến lớn; không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn xây dựng trái phép các căn cứ quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam - Nguồn: AMTI/CSISNăm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo với quy mô lớn các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm đóng trái phép, thuộc quần đảo Trường Sa - thuộc chủ quyền của Việt Nam, thành các đảo nhân tạo với diện tích lớn ngang cấp độ các đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình của Trung Quốc đang bồi đắp trái phép đảo Su bi - Nguồn: SinaCụ thể nhất là rặng san hô Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; ban đầu chỉ là một rặng san hô, với sự bồi đắp trái phép của Trung Quốc, đã trở thành đảo Chữ Thập với diện tích đất cố định rộng hơn 2,8 km2. Ảnh: Đảo Chữ Thập chụp tháng 12/2016 - Nguồn: CSIS ASIATuy nhiên Điều 60 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 phủ nhận quy chế cho các đảo nhân tạo (Artificial islands) như sau: "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa". Ảnh: Đảo đá Su Bi, ngày 3/9/2015 - Nguồn: csisTuy nhiên bất chấp những quy định của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, cũng như sự phản đối của dư luận khu vực và quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo và công cụ giúp Trung Quốc hoàn thành âm mưu này, đó là các tàu hút bùn công suất lớn do Trung Quốc tự chế tạo. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: SinaTàu Thiên Kình là tàu hút bùn tự hành đầu tiên ở châu Á vào thời điểm đó và thứ ba trên thế giới; Thiên Kình có chiều dài 127 mét, có khả năng hút, đào 4.500 mét khối mỗi giờ; đồng thời nó có thể thổi cát đi xa tới 6 km. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: SinaCòn chiếc tàu hút bùn Sky Whale có thể tự động đi đến vùng biển được chỉ định. Khi tàu nạo vét hoạt động, mũi khoan của tàu sẽ phá vỡ đá và đất dưới đáy biển, sau đó hút trực tiếp vào thân tàu qua máy bơm, và sau đó máy bơm trong thân tàu sẽ xử lý các mảnh vụn bị hút. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: SinaTừ năm 2013 đến 2015, tàu Sky Whale hoạt động ở quần đảo Trường Sa trong gần 200 ngày, với khối lượng đào đắp lên tới 10 triệu mét khối. Tuy nhiên việc bồi đắp đảo Chữ Thập chủ yếu là do tàu hút bùn Thiên Kình. Ảnh: Tàu hút bùn Sky Whale - Nguồn: SinaTàu hút bùn Thiên Kình được đưa vào sử dụng năm 2009; đây không chỉ là tàu hút tự hành có công suất lớn nhất thế giới mà còn do Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển và chế tạo. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: SinaTàu Sky Whale có thể hút 6.000 m3/giờ, tương đương với việc đào đất sâu một mét của một sân bóng tiêu chuẩn trong một giờ. Đủ thỏa mãn tham vọng bồi đắp đảo của lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình đang bồi đắp đảo trái phép - Nguồn: SinaNgoài công suất hút cực khủng, tàu Sky Whale còn có thể bơm đất đá hút được đi xa 15 km; với những tàu hút bùn cực lớn như vậy, Trung Quốc đã thể hiện bản chất độc chiếm Biển Đông; họ đã bồi đắp 7 đảo, trong đó có 3 đảo lớn đó là Meiji, Su bi và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tàu hút bùn Trung Quốc đang bồi đắp đảo trái phép - Nguồn: Sina. Nên biết rằng, trước năm 2006, tàu nạo vét lớn nhất của Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài; tuy nhiên để phục vụ chiến lược độc chiếm Biển Đông bằng cách bồi đắp các đảo đá ngầm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc đã đầu tư phát triển các loại tàu nạo vét công suất cực lớn. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina.Viện Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải, Viện nghiên cứu tàu của Đại học Giao thông Trung Quốc và nhân viên kỹ thuật của Cục Đường thủy Thượng Hải (CCCC) đã được lãnh đạo Trung Quốc giao cho nhiệm vụ chế tạo tàu hút bùn công suất lớn. Ảnh: Tàu hút bùn Sky Whale tham gia tích cực vào việc bồi đắp trái phép các đảo trên Biển Đông - Nguồn: SinaVào ngày 12/3/1988, Hải quân Trung Quốc đã điều lực lượng quân sự chiếm đóng trái phép 6 điểm đảo tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó Trung Quốc đã bồi đắp, mở rộng những điểm đảo chiếm đóng trái phép này thành các tiền đồn quân sự, với đường băng để máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất, hạ cánh. Ảnh: Đảo đá Chữ Thập qua việc bồi đắp trái phép của Trung Quốc - Nguồn: Csis.Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố: Các yêu sách của Trung Quốc đối với tài nguyên Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp và Trung Quốc không thể yêu cầu bồi thường hợp pháp bất kỳ khiếu nại hàng hải nào, kể cả bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào có nguồn gốc từ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép - Nguồn: Csis.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1
Để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng sức mạnh hải quân, đóng các tàu sân bay và tàu chiến lớn; không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn xây dựng trái phép các căn cứ quân sự trên Biển Đông. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập của Việt Nam - Nguồn: AMTI/CSIS
Năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo với quy mô lớn các thực thể là bãi đá ngầm đang do nước này chiếm đóng trái phép, thuộc quần đảo Trường Sa - thuộc chủ quyền của Việt Nam, thành các đảo nhân tạo với diện tích lớn ngang cấp độ các đảo tự nhiên lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình của Trung Quốc đang bồi đắp trái phép đảo Su bi - Nguồn: Sina
Cụ thể nhất là rặng san hô Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam; ban đầu chỉ là một rặng san hô, với sự bồi đắp trái phép của Trung Quốc, đã trở thành đảo Chữ Thập với diện tích đất cố định rộng hơn 2,8 km2. Ảnh: Đảo Chữ Thập chụp tháng 12/2016 - Nguồn: CSIS ASIA
Tuy nhiên Điều 60 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 phủ nhận quy chế cho các đảo nhân tạo (Artificial islands) như sau: "các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế của đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa". Ảnh: Đảo đá Su Bi, ngày 3/9/2015 - Nguồn: csis
Tuy nhiên bất chấp những quy định của Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, cũng như sự phản đối của dư luận khu vực và quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo và công cụ giúp Trung Quốc hoàn thành âm mưu này, đó là các tàu hút bùn công suất lớn do Trung Quốc tự chế tạo. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina
Tàu Thiên Kình là tàu hút bùn tự hành đầu tiên ở châu Á vào thời điểm đó và thứ ba trên thế giới; Thiên Kình có chiều dài 127 mét, có khả năng hút, đào 4.500 mét khối mỗi giờ; đồng thời nó có thể thổi cát đi xa tới 6 km. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina
Còn chiếc tàu hút bùn Sky Whale có thể tự động đi đến vùng biển được chỉ định. Khi tàu nạo vét hoạt động, mũi khoan của tàu sẽ phá vỡ đá và đất dưới đáy biển, sau đó hút trực tiếp vào thân tàu qua máy bơm, và sau đó máy bơm trong thân tàu sẽ xử lý các mảnh vụn bị hút. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina
Từ năm 2013 đến 2015, tàu Sky Whale hoạt động ở quần đảo Trường Sa trong gần 200 ngày, với khối lượng đào đắp lên tới 10 triệu mét khối. Tuy nhiên việc bồi đắp đảo Chữ Thập chủ yếu là do tàu hút bùn Thiên Kình. Ảnh: Tàu hút bùn Sky Whale - Nguồn: Sina
Tàu hút bùn Thiên Kình được đưa vào sử dụng năm 2009; đây không chỉ là tàu hút tự hành có công suất lớn nhất thế giới mà còn do Trung Quốc tự nghiên cứu, phát triển và chế tạo. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina
Tàu Sky Whale có thể hút 6.000 m3/giờ, tương đương với việc đào đất sâu một mét của một sân bóng tiêu chuẩn trong một giờ. Đủ thỏa mãn tham vọng bồi đắp đảo của lãnh đạo Trung Quốc. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình đang bồi đắp đảo trái phép - Nguồn: Sina
Ngoài công suất hút cực khủng, tàu Sky Whale còn có thể bơm đất đá hút được đi xa 15 km; với những tàu hút bùn cực lớn như vậy, Trung Quốc đã thể hiện bản chất độc chiếm Biển Đông; họ đã bồi đắp 7 đảo, trong đó có 3 đảo lớn đó là Meiji, Su bi và Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Tàu hút bùn Trung Quốc đang bồi đắp đảo trái phép - Nguồn: Sina.
Nên biết rằng, trước năm 2006, tàu nạo vét lớn nhất của Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài; tuy nhiên để phục vụ chiến lược độc chiếm Biển Đông bằng cách bồi đắp các đảo đá ngầm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Trung Quốc đã đầu tư phát triển các loại tàu nạo vét công suất cực lớn. Ảnh: Tàu hút bùn Thiên Kình - Nguồn: Sina.
Viện Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải, Viện nghiên cứu tàu của Đại học Giao thông Trung Quốc và nhân viên kỹ thuật của Cục Đường thủy Thượng Hải (CCCC) đã được lãnh đạo Trung Quốc giao cho nhiệm vụ chế tạo tàu hút bùn công suất lớn. Ảnh: Tàu hút bùn Sky Whale tham gia tích cực vào việc bồi đắp trái phép các đảo trên Biển Đông - Nguồn: Sina
Vào ngày 12/3/1988, Hải quân Trung Quốc đã điều lực lượng quân sự chiếm đóng trái phép 6 điểm đảo tại Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sau đó Trung Quốc đã bồi đắp, mở rộng những điểm đảo chiếm đóng trái phép này thành các tiền đồn quân sự, với đường băng để máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất, hạ cánh. Ảnh: Đảo đá Chữ Thập qua việc bồi đắp trái phép của Trung Quốc - Nguồn: Csis.
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố: Các yêu sách của Trung Quốc đối với tài nguyên Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp và Trung Quốc không thể yêu cầu bồi thường hợp pháp bất kỳ khiếu nại hàng hải nào, kể cả bất kỳ vùng đặc quyền kinh tế nào có nguồn gốc từ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa các đảo chiếm đóng trái phép - Nguồn: Csis.
Video Các nước phản đối Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông - Nguồn: VTC1