Năm 1976 chính phủ Liên Xô đặt hàng một loại trực thăng chiến đấu thế hệ mới, để thay thế cho những chiếc Mi-24 Hind đã lạc hậu. Hai loại máy bay trực thăng đã được phát triển để đáp ứng yêu cầu này gồm: Mi-28 và Ka-50 (loại 1 chỗ ngồi).Trong nhiều năm, hai dòng máy bay này đã cạnh tranh để nhận được đơn đặt hàng của Liên Xô, sau đó là Nga. Đến cuối những năm 2000, chúng đều được đưa vào sản xuất loạt lớn và hiện nay có các phiên bản cải tiến có khả năng hoạt động ban đêm phục vụ trong quân đội là: Mi-28N và Ka-52 (loại 2 chỗ ngồi).Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Cục Thiết kế Mili với lòng dũng cảm tuyệt vời của họ, đã tự mình gây quỹ trong hoàn cảnh tài chính vô cùng khó khăn của nước Nga khi đó, bắt đầu phát triển Mi-28N. Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996.Mi-28N (mã định danh phương Tây Havoc-B), do tập đoàn Rostvertol tại Rostov-on-Don sản xuất. Rostvertol cũng là nhà sản xuất trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35M Hind và máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 Halo.Những chiếc trực thăng Mi-28N đầu tiên được biên chế cho Lực lượng Không quân Nga tiếp nhận vào ngày 22/1/2008 và sau đó chuyển tới Trung tâm huấn luyện chuyển loại phi công và huấn luyện chiến đấu 344 ở Torzhok.Các chỉ số hoạt động của Mi-28N Havoc không kém gì trực thăng Apache của Mỹ; các chỉ số cứng như khả năng phòng thủ, khả năng cơ động, hỏa lực thậm chí còn mạnh hơn cả loại trực thăng vũ trang số 1 của Mỹ và cả phương Tây.Trọng lượng rỗng của trực thăng vũ trang Mi-28N là 7,89 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 11,7 tấn, tốc độ tối đa là 324 km/h, tầm bay 435 km, tốc độ leo cao là 13,6 mét/giây và độ cao bay tối đa là 3.600 mét.Với hiệu suất vượt trội, trực thăng Mi-28N một lần nữa đánh bại Ka-50 trong các cuộc thử nghiệm so sánh sau đó và giành lại sự ưu ái của quân đội Nga; buộc nhà sản xuất trực thăng Kamov của Nga phải phát triển phiên bản Ka-52 Alligator.Phiên bản trực thăng Ka-52 Alligator có chỉ số kỹ thuật thương đương Mi-28N; trong đó trọng lượng rỗng 7,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 10,8 tấn, tốc độ tối đa 315 km/h, tầm bay 545 km, tốc độ leo cao 12 mét/giây và tốc độ tối đa 12 mét/giây; độ cao hoạt động tối đa 4.000 mét.Mi-28N Havoc được coi là trực thăng vũ trang mạnh mẽ, được thể hiện bằng hiệu suất vượt trội về khả năng chiến đấu trên nhiều mặt. Về phòng thủ, Mi-28N sử dụng vật liệu composite và hệ thống giáp bảo vệ tiên tiến, có thể chống lại các đợt tấn công bằng hỏa lực của đối phương một cách hiệu quả và có khả năng sống sót cao.Về hỏa lực, Mi-28N được trang bị nhiều hệ thống vũ khí như pháo hàng không 30 mm, tên lửa có và không điều khiển, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu mặt đất, xe tăng và các máy bay khác. Trực thăng Mi-28N còn có hệ thống điều khiển hỏa lực rất linh hoạt, cho phép khóa và tấn công mục tiêu nhanh chóng và chính xác.Về khả năng cơ động, Mi-28N có khả năng cơ động tuyệt vời, bao gồm bay tốc độ cao, khả năng xuống thấp và leo cao nhanh, cho phép nó hoạt động linh hoạt trong nhiều môi trường chiến đấu phức tạp khác nhau và ứng phó với các tình huống bất ngờ.Về khả năng trinh sát, Mi-28N còn có hệ thống trinh sát điện tử tiên tiến, có thể thu thập và truyền thông tin tình báo trong thời gian thực; cung cấp cho người chỉ huy nhận thức toàn diện về tình hình chiến trường.Về khả năng chiến đấu ban đêm, Mi-28N được trang bị hệ thống quan sát ban đêm tiên tiến và hệ thống tìm kiếm/theo dõi hồng ngoại, có thể thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, để duy trì lợi thế chiến đấu.Đánh giá chung, Mi-28N Havoc là trực thăng vũ trang có tính năng kỹ chiến thuật tốt, linh hoạt với khả năng phòng thủ, hỏa lực, khả năng cơ động và trinh sát tuyệt vời. Đồng thời có thể thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tấn công chống mặt đất, hỗ trợ hỏa lực và trinh sát chiến trường, v.v.Tính đến đầu năm 2023, Không quân lục quân Nga có 110 chiếc Mi-28 (tính cả những chiếc bị thiệt hại trong cuộc xung đột với Ukraine). Mi-28N là phiên bản phổ biến nhất đang phục vụ trong lực lượng này; ngoài ra còn có một phiên bản khác Mi-28UB được trang bị radar N025.Không quân Nga từng triển khai trực thăng Mi-28N tham chiến tại Syria vào tháng 3/2016 và đã mất ít nhất 2 chiếc trên chiến trường Syria. Một số thông tin cho rằng, Nga cũng sử dụng trực thăng Mi-28N và Mi-28UB chiến đấu ở chiến trường Ukraine; mặc dù tần suất sử dụng loại trực thăng Mi-28N ít hơn so với trực thăng Ka-52 Alligator.Trên chiến trường Ukraine, trực thăng Mi-28N của Nga thường được trang bị tên lửa không dẫn đường cỡ 80mm và 122mm. Đôi khi chúng sử dụng cả tên lửa chống tăng 9M120 Ataka và đều thực hiện tấn công ở ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) của Quân đội Ukraine.Trực thăng vũ trang Mi-28N của lực lượng không quân lục quân Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga
Năm 1976 chính phủ Liên Xô đặt hàng một loại trực thăng chiến đấu thế hệ mới, để thay thế cho những chiếc Mi-24 Hind đã lạc hậu. Hai loại máy bay trực thăng đã được phát triển để đáp ứng yêu cầu này gồm: Mi-28 và Ka-50 (loại 1 chỗ ngồi).
Trong nhiều năm, hai dòng máy bay này đã cạnh tranh để nhận được đơn đặt hàng của Liên Xô, sau đó là Nga. Đến cuối những năm 2000, chúng đều được đưa vào sản xuất loạt lớn và hiện nay có các phiên bản cải tiến có khả năng hoạt động ban đêm phục vụ trong quân đội là: Mi-28N và Ka-52 (loại 2 chỗ ngồi).
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, Cục Thiết kế Mili với lòng dũng cảm tuyệt vời của họ, đã tự mình gây quỹ trong hoàn cảnh tài chính vô cùng khó khăn của nước Nga khi đó, bắt đầu phát triển Mi-28N. Nguyên mẫu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1996.
Mi-28N (mã định danh phương Tây Havoc-B), do tập đoàn Rostvertol tại Rostov-on-Don sản xuất. Rostvertol cũng là nhà sản xuất trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35M Hind và máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 Halo.
Những chiếc trực thăng Mi-28N đầu tiên được biên chế cho Lực lượng Không quân Nga tiếp nhận vào ngày 22/1/2008 và sau đó chuyển tới Trung tâm huấn luyện chuyển loại phi công và huấn luyện chiến đấu 344 ở Torzhok.
Các chỉ số hoạt động của Mi-28N Havoc không kém gì trực thăng Apache của Mỹ; các chỉ số cứng như khả năng phòng thủ, khả năng cơ động, hỏa lực thậm chí còn mạnh hơn cả loại trực thăng vũ trang số 1 của Mỹ và cả phương Tây.
Trọng lượng rỗng của trực thăng vũ trang Mi-28N là 7,89 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 11,7 tấn, tốc độ tối đa là 324 km/h, tầm bay 435 km, tốc độ leo cao là 13,6 mét/giây và độ cao bay tối đa là 3.600 mét.
Với hiệu suất vượt trội, trực thăng Mi-28N một lần nữa đánh bại Ka-50 trong các cuộc thử nghiệm so sánh sau đó và giành lại sự ưu ái của quân đội Nga; buộc nhà sản xuất trực thăng Kamov của Nga phải phát triển phiên bản Ka-52 Alligator.
Phiên bản trực thăng Ka-52 Alligator có chỉ số kỹ thuật thương đương Mi-28N; trong đó trọng lượng rỗng 7,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 10,8 tấn, tốc độ tối đa 315 km/h, tầm bay 545 km, tốc độ leo cao 12 mét/giây và tốc độ tối đa 12 mét/giây; độ cao hoạt động tối đa 4.000 mét.
Mi-28N Havoc được coi là trực thăng vũ trang mạnh mẽ, được thể hiện bằng hiệu suất vượt trội về khả năng chiến đấu trên nhiều mặt. Về phòng thủ, Mi-28N sử dụng vật liệu composite và hệ thống giáp bảo vệ tiên tiến, có thể chống lại các đợt tấn công bằng hỏa lực của đối phương một cách hiệu quả và có khả năng sống sót cao.
Về hỏa lực, Mi-28N được trang bị nhiều hệ thống vũ khí như pháo hàng không 30 mm, tên lửa có và không điều khiển, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu mặt đất, xe tăng và các máy bay khác. Trực thăng Mi-28N còn có hệ thống điều khiển hỏa lực rất linh hoạt, cho phép khóa và tấn công mục tiêu nhanh chóng và chính xác.
Về khả năng cơ động, Mi-28N có khả năng cơ động tuyệt vời, bao gồm bay tốc độ cao, khả năng xuống thấp và leo cao nhanh, cho phép nó hoạt động linh hoạt trong nhiều môi trường chiến đấu phức tạp khác nhau và ứng phó với các tình huống bất ngờ.
Về khả năng trinh sát, Mi-28N còn có hệ thống trinh sát điện tử tiên tiến, có thể thu thập và truyền thông tin tình báo trong thời gian thực; cung cấp cho người chỉ huy nhận thức toàn diện về tình hình chiến trường.
Về khả năng chiến đấu ban đêm, Mi-28N được trang bị hệ thống quan sát ban đêm tiên tiến và hệ thống tìm kiếm/theo dõi hồng ngoại, có thể thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm hoặc trong điều kiện thời tiết xấu, để duy trì lợi thế chiến đấu.
Đánh giá chung, Mi-28N Havoc là trực thăng vũ trang có tính năng kỹ chiến thuật tốt, linh hoạt với khả năng phòng thủ, hỏa lực, khả năng cơ động và trinh sát tuyệt vời. Đồng thời có thể thực hiện hiệu quả nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tấn công chống mặt đất, hỗ trợ hỏa lực và trinh sát chiến trường, v.v.
Tính đến đầu năm 2023, Không quân lục quân Nga có 110 chiếc Mi-28 (tính cả những chiếc bị thiệt hại trong cuộc xung đột với Ukraine). Mi-28N là phiên bản phổ biến nhất đang phục vụ trong lực lượng này; ngoài ra còn có một phiên bản khác Mi-28UB được trang bị radar N025.
Không quân Nga từng triển khai trực thăng Mi-28N tham chiến tại Syria vào tháng 3/2016 và đã mất ít nhất 2 chiếc trên chiến trường Syria. Một số thông tin cho rằng, Nga cũng sử dụng trực thăng Mi-28N và Mi-28UB chiến đấu ở chiến trường Ukraine; mặc dù tần suất sử dụng loại trực thăng Mi-28N ít hơn so với trực thăng Ka-52 Alligator.
Trên chiến trường Ukraine, trực thăng Mi-28N của Nga thường được trang bị tên lửa không dẫn đường cỡ 80mm và 122mm. Đôi khi chúng sử dụng cả tên lửa chống tăng 9M120 Ataka và đều thực hiện tấn công ở ngoài tầm bắn của các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) của Quân đội Ukraine.
Trực thăng vũ trang Mi-28N của lực lượng không quân lục quân Nga. Nguồn Bộ Quốc phòng Nga