Hãng Izvestia cho biết, quyết định trang bị Hermes cho toàn bộ trực thăng tấn công Ka-52 được đưa ra sau khi cặp đôi này đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy khi tác chiến chống khủng bố tại Syria. Được biết, Hermes là sản phẩm của Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ (KBP) ở thành phố Tula (Nga).Sau khi được thử lửa tại Syria, KBP đã bổ sung cho tên lửa và bệ phóng một công cụ phát hiện mục tiêu là radar hay máy bay không người lái (UAV). Đạn tên lửa của Hermes là loại phá-mảnh, nhưng tên lửa không tấn công vỗ mặt mà từ bên trên vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất, còn ở các công trình phòng ngự mặt đất thì lớp bê tông ở đó là mỏng nhất.Hermes hoạt động như sau: Radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Phóng - tên lửa với tốc độ hơn 1.000 m/s (tức là gấp 3 lần tốc độ âm thanh) bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó. Khi xác định được các tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát.Uy lực của phần chiến đấu phá-mảnh có đương lượng nổ 30 kg TNT. Điều đó cũng giống như một quả bom trút từ trên trời xuống đầu đối phương. Đòn đánh quá đủ làm tan tành chiếc xe tăng hay hỏa điểm địch, còn trực thăng thì còn tệ hơn thế.Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho Lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích và các trực thăng Mi-35/17 và Ка-52; ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch - đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.Mỗi cường kích và trực thăng mạng được đến 8 tên lửa. Biến thể mặt đất Hermes mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển (Hermes-S) tương tự biến thể mặt đất. Với biến thể lắp trên tàu thì còn thú vị hơn: với tư cách mục tiêu thì một con tàu to hơn nhiều xe tăng hay trực thăng. Và ở đây, xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không.Một quả tên lửa có thể đánh đắm chắc chắn một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...). Radar và hệ thống quang-điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes suốt ngày đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút bắt, sau đó nút phóng và quên!Hệ thống tên lửa chống tăng Hermes có thể tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu tốp. Ví dụ, xe thiết giáp đang hành quân hay tại trận địa, lô cốt, công sự, tàu và trực thăng. Và việc trang bị Hermes cho trực thăng Ka-52 cho phép đưa hỏa lực vào chiều sâu dải tác chiến của đối phương mà không phải thay đổi trận địa bắn và không chịu tổn thất. Đây có thể chính là lý do Nga đưa tên lửa này đến Syria chống khủng bố dù tổ chức này hầu như không có xe tăng.
Hãng Izvestia cho biết, quyết định trang bị Hermes cho toàn bộ trực thăng tấn công Ka-52 được đưa ra sau khi cặp đôi này đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy khi tác chiến chống khủng bố tại Syria. Được biết, Hermes là sản phẩm của Viện thiết kế Chế tạo dụng cụ (KBP) ở thành phố Tula (Nga).
Sau khi được thử lửa tại Syria, KBP đã bổ sung cho tên lửa và bệ phóng một công cụ phát hiện mục tiêu là radar hay máy bay không người lái (UAV). Đạn tên lửa của Hermes là loại phá-mảnh, nhưng tên lửa không tấn công vỗ mặt mà từ bên trên vào nơi xe tăng có vỏ giáp mỏng nhất, còn ở các công trình phòng ngự mặt đất thì lớp bê tông ở đó là mỏng nhất.
Hermes hoạt động như sau: Radar (hay UAV) sục sạo, tìm kiếm mục tiêu. Phóng - tên lửa với tốc độ hơn 1.000 m/s (tức là gấp 3 lần tốc độ âm thanh) bay đến khu vực đã định và tự tìm kiếm mục tiêu ở đó. Khi xác định được các tọa độ của mục tiêu và vector chuyển động (đối với trực thăng còn thêm cả độ cao), tên lửa Hermes ngóc lên cao, sau đó lao bổ nhào thẳng đứng xuống mục tiêu không để nó cơ hội nào tránh thoát.
Uy lực của phần chiến đấu phá-mảnh có đương lượng nổ 30 kg TNT. Điều đó cũng giống như một quả bom trút từ trên trời xuống đầu đối phương. Đòn đánh quá đủ làm tan tành chiếc xe tăng hay hỏa điểm địch, còn trực thăng thì còn tệ hơn thế.
Hệ thống Hermes có một số biến thể: Hermes lắp trên xe bánh lốp dành cho Lục quân; Hermes-A để trang bị cho cường kích và các trực thăng Mi-35/17 và Ка-52; ngoài ra Hermes còn có thể đánh đắm tàu địch - đó là biến thể Hermes-K dùng để lắp cho các tàu/xuồng nhỏ; Hermes-S là biến thể cố định dùng để phòng thủ bờ biển.
Mỗi cường kích và trực thăng mạng được đến 8 tên lửa. Biến thể mặt đất Hermes mang được 24 tên lửa. Trang bị của Hermes dùng để phòng thủ bờ biển (Hermes-S) tương tự biến thể mặt đất. Với biến thể lắp trên tàu thì còn thú vị hơn: với tư cách mục tiêu thì một con tàu to hơn nhiều xe tăng hay trực thăng. Và ở đây, xạ thủ có thể tận dụng khí tài quan sát video để xác định xem có phải bắn lại không.
Một quả tên lửa có thể đánh đắm chắc chắn một tàu nhỏ có lượng giãn nước 100 tấn, còn với các tàu lớn thì có thể bắn tên lửa vào các tử huyệt của nó (khoang chứa đạn, buồng chỉ huy...). Radar và hệ thống quang-điện tử với các kênh truyền hình và ảnh nhiệt, khí tài laser chỉ thị mục tiêu/đo xa và thiết bị tự động bám mục tiêu cho phép sử dụng Hermes suốt ngày đêm. Tức là chỉ cần phát hiện, bấm nút bắt, sau đó nút phóng và quên!
Hệ thống tên lửa chống tăng Hermes có thể tiêu diệt các mục tiêu đơn lẻ và mục tiêu tốp. Ví dụ, xe thiết giáp đang hành quân hay tại trận địa, lô cốt, công sự, tàu và trực thăng. Và việc trang bị Hermes cho trực thăng Ka-52 cho phép đưa hỏa lực vào chiều sâu dải tác chiến của đối phương mà không phải thay đổi trận địa bắn và không chịu tổn thất. Đây có thể chính là lý do Nga đưa tên lửa này đến Syria chống khủng bố dù tổ chức này hầu như không có xe tăng.