Trực thăng vận tải Mi-6 là một trong những máy bay trực thăng lớn nhất thế giới được chế tạo dưới thời Liên Xô.Nguyên mẫu Mi-6 bay chuyến đầu tiên năm 1957, chính thức phục vụ từ năm 1959-1981 tại Liên Xô.Với trọng lượng cất cánh 40,5 tấn, tải trọng tối đa 12 tấn loại trực thăng này thực sự là "lực sĩ bay"Được NATO đặt biệt danh là “Hook”, Mi–6 từng một thời là niềm tự hào của không quân Liên Xô.Ước tính đã có khoảng 860 chiếc trực thăng Mi-6 đã được chế tạo tính tới năm 1981.Mi–6 cũng là dòng trực thăng sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.Năm 1961, Mi-6 giành giải thưởng Sikorsky và là trực thăng đầu tiên bay với tốc độ hơn 300 km/h.Với 2 động cơ phản lực Soloviev D-25V có công suất 8.200 kW (tương đương 11.000 mã lực), đây là một trong những dòng động cơ trực thăng khỏe nhất thế giới.Để nâng được chiếc trực thăng khổng lồ này phải cần tới cánh quạt có đường kính lên tới 35 m. Chiều dài của trực thăng lên tới 33,18 m.Hình ảnh trực thăng Mi-6 đang cẩu một quả bom lớn của quân đội Liên Xô.Mi-6 có trọng lượng cất cánh tối đa là 42.500 kg và có khả năng chuyên chở 70 lính dù hoặc 90 binh sĩ thường.Phi hành đoàn trực thăng Mi-6 cần tới 6 người gồm: hai phi công; một hoa tiêu, một kĩ sư bay; một liên lạc viên và một kỹ thuật viên.Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng ít trực thăng vận tải Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.Hình ảnh trực thăng Mi-6 được quân đội Việt Nam dùng để cẩu tiêm kích MiG-19.Một chiếc Mi-6 khác đang cẩu bê tông gia cố đê sông Hồng năm 1971.Chiếc tiêm kích MiG-21 đang được trực thăng Mi-6 của Việt Nam sơ tán khẩn cấp.Trực thăng vận tải Mi-6 tham gia không vận vũ khí, khí tài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975.Đến nay toàn bộ phi đội Mi-6 của Không quân Việt Nam đều đã được "nhận sổ hưu" do hết hạn sử dụngĐể thay thế khoảng trống Mi-6 để lại, Việt Nam đã mua trực thăng hạng trung Mi-8/17.Dù nằm trong viện bảo tàng nhưng mỗi khi nhắc tới trực thăng khổng lồ Mi-6, những cựu phi công lái chúng vẫn tự hào vì chỉ ở Việt Nam mới dùng trực thăng này cẩu tiêm kích MiG-17, MiG-21.Chính những phi công Mi-6 tài hoa, quả cảm ấy của Việt Nam đã góp phần làm rạng rỡ dòng máy bay khổng lồ một thời của Liên Xô.
Trực thăng vận tải Mi-6 là một trong những máy bay trực thăng lớn nhất thế giới được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Nguyên mẫu Mi-6 bay chuyến đầu tiên năm 1957, chính thức phục vụ từ năm 1959-1981 tại Liên Xô.
Với trọng lượng cất cánh 40,5 tấn, tải trọng tối đa 12 tấn loại trực thăng này thực sự là "lực sĩ bay"
Được NATO đặt biệt danh là “Hook”, Mi–6 từng một thời là niềm tự hào của không quân Liên Xô.
Ước tính đã có khoảng 860 chiếc trực thăng Mi-6 đã được chế tạo tính tới năm 1981.
Mi–6 cũng là dòng trực thăng sử dụng động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô.
Năm 1961, Mi-6 giành giải thưởng Sikorsky và là trực thăng đầu tiên bay với tốc độ hơn 300 km/h.
Với 2 động cơ phản lực Soloviev D-25V có công suất 8.200 kW (tương đương 11.000 mã lực), đây là một trong những dòng động cơ trực thăng khỏe nhất thế giới.
Để nâng được chiếc trực thăng khổng lồ này phải cần tới cánh quạt có đường kính lên tới 35 m. Chiều dài của trực thăng lên tới 33,18 m.
Hình ảnh trực thăng Mi-6 đang cẩu một quả bom lớn của quân đội Liên Xô.
Mi-6 có trọng lượng cất cánh tối đa là 42.500 kg và có khả năng chuyên chở 70 lính dù hoặc 90 binh sĩ thường.
Phi hành đoàn trực thăng Mi-6 cần tới 6 người gồm: hai phi công; một hoa tiêu, một kĩ sư bay; một liên lạc viên và một kỹ thuật viên.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã cung cấp số lượng ít trực thăng vận tải Mi-6 cho Việt Nam sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Hình ảnh trực thăng Mi-6 được quân đội Việt Nam dùng để cẩu tiêm kích MiG-19.
Một chiếc Mi-6 khác đang cẩu bê tông gia cố đê sông Hồng năm 1971.
Chiếc tiêm kích MiG-21 đang được trực thăng Mi-6 của Việt Nam sơ tán khẩn cấp.
Trực thăng vận tải Mi-6 tham gia không vận vũ khí, khí tài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng miền Nam năm 1975.
Đến nay toàn bộ phi đội Mi-6 của Không quân Việt Nam đều đã được "nhận sổ hưu" do hết hạn sử dụng
Để thay thế khoảng trống Mi-6 để lại, Việt Nam đã mua trực thăng hạng trung Mi-8/17.
Dù nằm trong viện bảo tàng nhưng mỗi khi nhắc tới trực thăng khổng lồ Mi-6, những cựu phi công lái chúng vẫn tự hào vì chỉ ở Việt Nam mới dùng trực thăng này cẩu tiêm kích MiG-17, MiG-21.
Chính những phi công Mi-6 tài hoa, quả cảm ấy của Việt Nam đã góp phần làm rạng rỡ dòng máy bay khổng lồ một thời của Liên Xô.