Ngày 15/4/1969, chiếc máy bay Constellation loại EC-121, một trinh sát cơ Mỹ thuộc phi đội trinh sát không lưu VQ-1 cất cánh từ phi trường NAS Atsugi, Nhật Bản với sứ mệnh thu thập thông tin tín hiệu điện tử trên khu vực biển Nhật Bản trong khuôn khổ công tác tình báo có mật mã là Deep Sea 129.Phi cơ EC-121 bay theo lộ trình hướng đến gần cảng Vladivostok, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên để quay về hạ cánh ở căn cứ Osan, Hàn Quốc. Phi đội VQ-1 đã thực hiện hơn 200 sứ mệnh theo lộ trình như vậy mà không gặp bất kỳ sự cố nào nhưng biến cố lớn đã xảy ra ngày hôm đó.Vừa qua biển Nhật Bản, khoảng 12h30, biên đội tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên cất cánh từ Wonson hướng đến vị trí của máy bay Mỹ. Sự xuất hiện của MiG-21 không nhận được sự quan tâm của radar trinh sát Mỹ bố trí tại Hàn Quốc.Đến 13h, phi hành đoàn EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không được thông báo gì về việc MiG-21 của Triều Tiên đang tiếp cận. MiG-21 bay với tốc độ siêu âm dễ dàng đuổi kịp EC-21 không được vũ trang và không có chiến đấu cơ hộ tống.Khoảng 13h47, chiếc EC-121 biến mất khỏi màn hình radar ở trung tâm kiểm soát không lưu của Mỹ tại Hàn Quốc. EC 121 bị hai chiếc MiG-21 của Triều Tiên bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Triều Tiên 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn là 31 người tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.Chi tiết của vụ bắn hạ không được tiết lộ với công chúng. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng một tên lửa không đối không được phóng đi từ MiG-21 đã bắn rơi phi cơ do thám của Mỹ. Hai tiếng sau vụ tấn công, truyền thông Triều Tiên phát sóng bản tin tố cáo máy bay Mỹ xâm phạm không phận nước này và ca ngợi chiến công bắn hạ nó.Ngay sau biến cố, có những đề nghị của chính phủ Nixon để phản ứng nhưng lại không đồng thuận. Bộ Ngoại giao do Ngoại trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế.Ngày 16/4, ban Tham mưu Liên quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Song Dong Ni) và tại Wonsan. Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng ở Hoa Kỳ (NSC) cân nhắc và đề nghị với Tổng thống Nixon một số lựa chọn.Thứ nhất là dùng không quân và hải quân để biểu diễn sức mạnh. Thứ hai là cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống. Thứ ba là lựa chọn một vài hành động quân sự như bắn rơi máy bay Triều Tiên trên biển, không kích một đối tượng quân sự chọn lọc. Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự...Vài giờ sau khi xảy ra vụ bắn hạ chiếc EC-121, biên đội tiêm kích F-4 trực chiến đóng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc nhận lệnh xuất kíchBiên đội của Mỹ do phi công Bruce Charles chỉ huy nhận lệnh chuẩn bị tấn công trả đũa vào Bình Nhưỡng, mục tiêu là sân bay Triều Tiên, nơi phi đội MiG-21 xuất kích, bắn hạ chiếc trinh sát cơ của Mỹ trước đó.Lý do là Tổng thống Mỹ Richard Nixon và các cố vấn bất đồng về cách phản ứng với Triều Tiên sau vụ việc, nên cuối cùng ông quyết định không tiến hành vụ tấn công hạt nhân. Vừa mới nhậm chức, Tổng thống Nixon bị hai giới hạn. Thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng.Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng. Thứ hai, ông đang bắt đầu tập trung vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam.Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 18/4, Tổng thống Nixon thông báo ông đã ra lệnh cứ tiếp tục các phi vụ EC-121, nhưng với lực lượng hộ tống. Các phi vụ này đã liên tiếp trinh sát trong vòng một tuần lễ để thách thức Triều Tiên.Đồng thời, ông Nixon tránh được hành động trả đũa. Nhiều nghị sĩ, dân biểu đã khen ngợi sự kiềm chế của ông. Tuy nhiên, sau đó ông đã phản hồi về việc ông không hành động cấp thời để trả đũa. Ông nói với cố vấn Henry Kissinger: "Lần này bỏ qua, nhưng chúng sẽ không bao giờ thoát khỏi một lần nữa".Trong cuộc phỏng vấn ngày 14/1/1986 của Jerrold Schecter (nguyên chủ bút của tuần báo TIME) với Tướng Alexander Meigs Haig, Jr. (Chánh Văn Phòng Tổng thống Nixon, sau lên Ngoại Trưởng thời Tổng thống Reagan) ông đã tiết lộ rằng một số thông tin.Tổng thống Nixon nói với ông: "Không trả đũa nhanh chóng và mạnh mẽ về vụ Triều Tiên tấn công máy bay EC-121 đã là sự quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất trong thời gian tôi làm tổng thống, kể cả Watergate".Theo tướng Haig, trong những lựa chọn về biện pháp trả đũa, Tổng thống Nixon, Kissinger và ông đã bàn là có thể theo kinh nghiệm của Tổng thống Eisenhower. Đó là đe dọa sẽ tiếp tục leo thang nếu Triều Tiên không đồng ý đình chiến.Eisenhower đã định dùng bom nguyên tử như ở Hiroshima. Vì Tổng thống Nixon không trả đũa cho nên Triều Tiên cứ tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử và tên lửa với mục đích có được đầu đạn nguyên tử tuy nhỏ nhưng tinh vi và một tên lửa xuyên lục địa với khả năng bay đến Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Các loại tiêm kích "đồ cổ" của Triều Tiên tới nay vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế lực lượng không quân nước này. Nguồn: KCNA.
Ngày 15/4/1969, chiếc máy bay Constellation loại EC-121, một trinh sát cơ Mỹ thuộc phi đội trinh sát không lưu VQ-1 cất cánh từ phi trường NAS Atsugi, Nhật Bản với sứ mệnh thu thập thông tin tín hiệu điện tử trên khu vực biển Nhật Bản trong khuôn khổ công tác tình báo có mật mã là Deep Sea 129.
Phi cơ EC-121 bay theo lộ trình hướng đến gần cảng Vladivostok, căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên Xô. Sau đó, nó quay về bay dọc theo bờ biển phía đông Triều Tiên để quay về hạ cánh ở căn cứ Osan, Hàn Quốc. Phi đội VQ-1 đã thực hiện hơn 200 sứ mệnh theo lộ trình như vậy mà không gặp bất kỳ sự cố nào nhưng biến cố lớn đã xảy ra ngày hôm đó.
Vừa qua biển Nhật Bản, khoảng 12h30, biên đội tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên cất cánh từ Wonson hướng đến vị trí của máy bay Mỹ. Sự xuất hiện của MiG-21 không nhận được sự quan tâm của radar trinh sát Mỹ bố trí tại Hàn Quốc.
Đến 13h, phi hành đoàn EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không được thông báo gì về việc MiG-21 của Triều Tiên đang tiếp cận. MiG-21 bay với tốc độ siêu âm dễ dàng đuổi kịp EC-21 không được vũ trang và không có chiến đấu cơ hộ tống.
Khoảng 13h47, chiếc EC-121 biến mất khỏi màn hình radar ở trung tâm kiểm soát không lưu của Mỹ tại Hàn Quốc. EC 121 bị hai chiếc MiG-21 của Triều Tiên bắn rơi trên lãnh hải quốc tế, cách bờ biển Triều Tiên 90 hải lý. Tất cả phi hành đoàn là 31 người tử nạn. Đây là biến cố gây thiệt mạng lớn nhất cho Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Chi tiết của vụ bắn hạ không được tiết lộ với công chúng. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho rằng một tên lửa không đối không được phóng đi từ MiG-21 đã bắn rơi phi cơ do thám của Mỹ. Hai tiếng sau vụ tấn công, truyền thông Triều Tiên phát sóng bản tin tố cáo máy bay Mỹ xâm phạm không phận nước này và ca ngợi chiến công bắn hạ nó.
Ngay sau biến cố, có những đề nghị của chính phủ Nixon để phản ứng nhưng lại không đồng thuận. Bộ Ngoại giao do Ngoại trưởng William Roger lãnh đạo thì đề nghị nên bỏ qua, không phản ứng mạnh, nhưng tại Quốc Hội lại có ý kiến phải trả đũa cho thật mạnh vì máy bay Mỹ đang bay trên không phận quốc tế.
Ngày 16/4, ban Tham mưu Liên quân còn chuẩn bị một số kế hoạch ném bom phi trường tại Sondok (sân bay Song Dong Ni) và tại Wonsan. Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng ở Hoa Kỳ (NSC) cân nhắc và đề nghị với Tổng thống Nixon một số lựa chọn.
Thứ nhất là dùng không quân và hải quân để biểu diễn sức mạnh. Thứ hai là cứ tiếp tục các phi vụ EC-121 với lực lượng hộ tống. Thứ ba là lựa chọn một vài hành động quân sự như bắn rơi máy bay Triều Tiên trên biển, không kích một đối tượng quân sự chọn lọc. Bắn phá từ ngoài khơi những mục tiêu quân sự...
Vài giờ sau khi xảy ra vụ bắn hạ chiếc EC-121, biên đội tiêm kích F-4 trực chiến đóng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc nhận lệnh xuất kích
Biên đội của Mỹ do phi công Bruce Charles chỉ huy nhận lệnh chuẩn bị tấn công trả đũa vào Bình Nhưỡng, mục tiêu là sân bay Triều Tiên, nơi phi đội MiG-21 xuất kích, bắn hạ chiếc trinh sát cơ của Mỹ trước đó.
Lý do là Tổng thống Mỹ Richard Nixon và các cố vấn bất đồng về cách phản ứng với Triều Tiên sau vụ việc, nên cuối cùng ông quyết định không tiến hành vụ tấn công hạt nhân. Vừa mới nhậm chức, Tổng thống Nixon bị hai giới hạn. Thứ nhất, ông e ngại nếu dùng biện pháp quân sự nhanh chóng và mạnh mẽ sẽ dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến lan rộng.
Nếu trả đũa mạnh thì có thể Trung Quốc sẽ nhảy vào và tái diễn chiến tranh Triều Tiên. Lúc ấy hai nước còn là thù nghịch, lãnh đạo không thể gặp nhau hay có đường dây nóng trao đổi để bên này cho bên kia biết rõ ý định của mình mỗi khi có khủng hoảng. Thứ hai, ông đang bắt đầu tập trung vào việc giải quyết chiến tranh Việt Nam.
Trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 18/4, Tổng thống Nixon thông báo ông đã ra lệnh cứ tiếp tục các phi vụ EC-121, nhưng với lực lượng hộ tống. Các phi vụ này đã liên tiếp trinh sát trong vòng một tuần lễ để thách thức Triều Tiên.
Đồng thời, ông Nixon tránh được hành động trả đũa. Nhiều nghị sĩ, dân biểu đã khen ngợi sự kiềm chế của ông. Tuy nhiên, sau đó ông đã phản hồi về việc ông không hành động cấp thời để trả đũa. Ông nói với cố vấn Henry Kissinger: "Lần này bỏ qua, nhưng chúng sẽ không bao giờ thoát khỏi một lần nữa".
Trong cuộc phỏng vấn ngày 14/1/1986 của Jerrold Schecter (nguyên chủ bút của tuần báo TIME) với Tướng Alexander Meigs Haig, Jr. (Chánh Văn Phòng Tổng thống Nixon, sau lên Ngoại Trưởng thời Tổng thống Reagan) ông đã tiết lộ rằng một số thông tin.
Tổng thống Nixon nói với ông: "Không trả đũa nhanh chóng và mạnh mẽ về vụ Triều Tiên tấn công máy bay EC-121 đã là sự quyết định sai lầm nghiêm trọng nhất trong thời gian tôi làm tổng thống, kể cả Watergate".
Theo tướng Haig, trong những lựa chọn về biện pháp trả đũa, Tổng thống Nixon, Kissinger và ông đã bàn là có thể theo kinh nghiệm của Tổng thống Eisenhower. Đó là đe dọa sẽ tiếp tục leo thang nếu Triều Tiên không đồng ý đình chiến.
Eisenhower đã định dùng bom nguyên tử như ở Hiroshima. Vì Tổng thống Nixon không trả đũa cho nên Triều Tiên cứ tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử và tên lửa với mục đích có được đầu đạn nguyên tử tuy nhỏ nhưng tinh vi và một tên lửa xuyên lục địa với khả năng bay đến Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các loại tiêm kích "đồ cổ" của Triều Tiên tới nay vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế lực lượng không quân nước này. Nguồn: KCNA.