Sáng ngày 6/11, triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018 chính thức khai mạc tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là sự kiện hàng không lớn nhất Trung Quốc được tổ chức 2 năm một lần. Ảnh: Sina. Triển lãm quy tụ khoảng 600 gian hàng của các nhà thầu quốc phòng đến từ 40 quốc gia trên thế giới. Trong đó, các nhà sản xuất quân sự Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất. Ảnh: Sina.Các nhà sản xuất Trung Quốc đem tới triển lãm hàng trăm mẫu vũ khí, gồm những mẫu lần đầu được giới thiệu. Đây là cơ hội để Trung Quốc quảng bá thành tựu công nghiệp quốc phòng trong nước và tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. Ảnh: Sina.Triển lãm năm nay diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Giới phân tích nhận định triển lãm khó có thể đạt được những thỏa thuận mua bán hoặc hợp tác lớn. Ảnh: Sina.Các tập đoàn lớn trên thế giới đang theo dõi diễn biến cuộc đối đầu thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên họ có thể không vội vàng tiến tới các thỏa thuận lớn với Trung Quốc. Ảnh: Sina.Ngoài ra, sự hoài nghi về chất lượng vũ khí "made in China" cũng là một rào cản khác. Nhìn vào các hợp đồng bán vũ khí của Trung Quốc từng công bố, cho thấy khách hàng thường mua số lượng nhỏ vũ khí từ Bắc Kinh để đánh giá trước. Ảnh: Sina.Ngoài Pakistan, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, hiếm có khách hàng nào mua vũ khí Trung Quốc với số lượng lớn. Bắc Kinh hiện là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới, nhưng điều đó dường như chưa đạt được tham vọng của Trung Quốc. Ảnh: Sina.Giới phân tích nhận định Trung Quốc có thể vượt qua Đức để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới. Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải là cơ hội tốt để Bắc Kinh tăng cường hoạt động quảng bá, nhằm xóa đi những hoài nghi về chất lượng. Ảnh: Tân Hoa Xã.Tại triển lãm năm nay, máy bay không người lái (UAV) chưa bao giờ nhiều đến thế. Từ trinh sát, do thám đến tấn công đủ các kích cỡ và hình dáng khác nhau. Các mẫu UAV cỡ lớn như Wing Long II thì không khác gì so với MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh: Sina.Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực phương tiện bay không người lái. Chúng được quảng cáo có thể mang số lượng lớn vũ khí và năng lực chiến đấu không thua gì một chiếc tiêm kích. Tuy nhiên, các mác "rẻ tiền, chất lượng kém" đã được gán cho vũ khí Trung Quốc nên Bắc Kinh vẫn rất chật vật trong việc tìm kiếm khách hàng. Ảnh: Sina.Ở lĩnh vực hàng không thương mại, Trung Quốc vẫn đang vật lộn tìm chỗ đứng trước 2 "ông kẹ" của ngành hàng không là Boeing và Airbus. Mẫu máy bay hành khách C919 đang nỗ lực để cạnh tranh với Boeing 737 MAX và Airbus A320NEO nhưng được dự báo không mấy khả quan. Ảnh: Sina.Mời độc giả xem video: Quan cảnh tại lễ khai mạc triển lãm hàng không không quốc tế Chu Hải 2018. (nguồn DefenseWebTV)
Sáng ngày 6/11, triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018 chính thức khai mạc tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là sự kiện hàng không lớn nhất Trung Quốc được tổ chức 2 năm một lần. Ảnh: Sina.
Triển lãm quy tụ khoảng 600 gian hàng của các nhà thầu quốc phòng đến từ 40 quốc gia trên thế giới. Trong đó, các nhà sản xuất quân sự Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất. Ảnh: Sina.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đem tới triển lãm hàng trăm mẫu vũ khí, gồm những mẫu lần đầu được giới thiệu. Đây là cơ hội để Trung Quốc quảng bá thành tựu công nghiệp quốc phòng trong nước và tìm kiếm khách hàng xuất khẩu. Ảnh: Sina.
Triển lãm năm nay diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Giới phân tích nhận định triển lãm khó có thể đạt được những thỏa thuận mua bán hoặc hợp tác lớn. Ảnh: Sina.
Các tập đoàn lớn trên thế giới đang theo dõi diễn biến cuộc đối đầu thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nên họ có thể không vội vàng tiến tới các thỏa thuận lớn với Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Ngoài ra, sự hoài nghi về chất lượng vũ khí "made in China" cũng là một rào cản khác. Nhìn vào các hợp đồng bán vũ khí của Trung Quốc từng công bố, cho thấy khách hàng thường mua số lượng nhỏ vũ khí từ Bắc Kinh để đánh giá trước. Ảnh: Sina.
Ngoài Pakistan, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, hiếm có khách hàng nào mua vũ khí Trung Quốc với số lượng lớn. Bắc Kinh hiện là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới, nhưng điều đó dường như chưa đạt được tham vọng của Trung Quốc. Ảnh: Sina.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc có thể vượt qua Đức để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới. Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải là cơ hội tốt để Bắc Kinh tăng cường hoạt động quảng bá, nhằm xóa đi những hoài nghi về chất lượng. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Tại triển lãm năm nay, máy bay không người lái (UAV) chưa bao giờ nhiều đến thế. Từ trinh sát, do thám đến tấn công đủ các kích cỡ và hình dáng khác nhau. Các mẫu UAV cỡ lớn như Wing Long II thì không khác gì so với MQ-9 Reaper của Mỹ. Ảnh: Sina.
Trung Quốc đang cố gắng cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực phương tiện bay không người lái. Chúng được quảng cáo có thể mang số lượng lớn vũ khí và năng lực chiến đấu không thua gì một chiếc tiêm kích. Tuy nhiên, các mác "rẻ tiền, chất lượng kém" đã được gán cho vũ khí Trung Quốc nên Bắc Kinh vẫn rất chật vật trong việc tìm kiếm khách hàng. Ảnh: Sina.
Ở lĩnh vực hàng không thương mại, Trung Quốc vẫn đang vật lộn tìm chỗ đứng trước 2 "ông kẹ" của ngành hàng không là Boeing và Airbus. Mẫu máy bay hành khách C919 đang nỗ lực để cạnh tranh với Boeing 737 MAX và Airbus A320NEO nhưng được dự báo không mấy khả quan. Ảnh: Sina.
Mời độc giả xem video: Quan cảnh tại lễ khai mạc triển lãm hàng không không quốc tế Chu Hải 2018. (nguồn DefenseWebTV)