Theo một số nhà quan sát ở Ukraine, tên lửa Neptune (Sao Hải Vương) của nước này, có thể "trấn áp" hoàn toàn các hành động của hạm đội Nga trên Biển Đen và phá hủy Cầu Crimea trong một "nốt nhạc". Về vấn đề này, nhà quan sát quân sự Nga Litovkin cho rằng, không thể bỏ qua tuyên bố này. Hiện tại, rất ít người biết về tên lửa chống hạm Neptune. Nhưng rõ ràng tên lửa này có hình dạng giống với tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga. Thực chất những tên lửa này, đều có nguồn gốc từ thời Liên Xô. Dưới thời kỳ Xô Viết, Công ty Motorsich tại Ukraine (hiện là công ty quốc phòng lớn nhất của Ukraine), chịu trách nhiệm phát triển tên lửa và động cơ. Công đoạn lắp ráp cuối cùng, được giao cho Nhà máy chế tạo máy bay Kharkiv (cũng thuộc Ukraine). Tuy nhiên, sự tan rã của Liên Xô cũng giết chết dự án tên lửa trên. Nhưng Ukraine được thừa hưởng tất cả các tài liệu thiết kế và may mắn là họ đã không làm mất hoặc bán những tài liệu này cho Trung Quốc hay Iran, vào những năm của thập niên 1990. Do vậy tên lửa Neptune thực ra không có gì mới. So với tên lửa Kh-35 của Nga (không phải phiên bản Kh-35U mới nhất), Neptune quả thực rất nguy hiểm. Tướng Nezpapa, Tư lệnh hải quân Ukraine tuyên bố rằng, Ukraine có kế hoạch triển khai ba tiểu đoàn tên lửa Neptune, dọc theo bờ Biển Đen. Giám đốc điều hành của Công ty sản xuất Tên lửa chiến thuật Nga Boris Obnosov cho biết, tên lửa Kh-35U mới của Nga rất khác so với các tên lửa trước đó, nó có động cơ mới và chứa nhiều nhiên liệu hơn.Do đó, tầm bắn của tên lửa Kh-35U đã tăng lên 260 km. Các chuyên gia quân sự cho rằng, loại tên lửa mới này của Nga có thể được sử dụng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, trong khi tên lửa của Ukraine chưa có khả năng này. Cựu Chủ tịch Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Alexander Turchinov khẳng định, tên lửa Neptune có thể phá hủy Cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch trong "vài phút"; đồng thời nó cũng có thể hủy diệt tàu của Nga, ở Biển Đen và Azov, hay trong các cảng biển. Tất nhiên là Neptune có khả năng như vậy; nhưng Turchinov và các chuyên gia Ukraine đã bỏ qua thực tế rằng, họ sẽ phải chiến đấu với Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga ở Crimea. Nên hiểu, Hạm đội này đã được hiện đại hóa, trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại.Khi Liên Xô còn tồn tại, Hạm đội Biển Đen đảm nhiệm toàn bộ khu vực Biển Đen, Địa Trung Hải và thậm chí cả Ấn Độ Dương. Mặc dù tham vọng hiện tại của Nga không còn như trước, nhưng quy mô của Hạm đội Biển Đen vẫn còn lớn. Căn cứ hải quân chính của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, trên bán đảo Crimea, tạo thành trung tâm phòng thủ chiến lược của Nga tại khu vực Biển Đen. Từ đó, Nga có thể kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực.Các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường hạng nặng Moscow của Hạm đội, được trang bị tên lửa chống hạm P-500 Basalt; các khinh hạm Đề án 11356 được trang bị tên lửa hành trình Calibre và một số khinh hạm hạng nhẹ Buyan M cũng được trang bị trang bị loại tên lửa hành trình này.Ngoài ra Hạm đội Biển Đen còn có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo, cũng được trang bị tên lửa hành trình Calibre. Năm 2021, Hạm đội Biển Đen cũng sẽ nhận khinh hạm lớp 22800 Karakurt, với hỏa lực không thể coi thường. Hải quân Nga đóng trên bán đảo Crimea bao gồm cường kích bom Su-24M, máy bay trinh sát Su-24MR và máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Hệ thống phòng không gồm tên lửa phòng không tầm xa S-400 và hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1. Có lẽ "chưa yên tâm" về lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước và Không quân hải quân trên Bán đảo Crimea, Quân đội Nga tiếp tục triển khai tên lửa chống hạm Kh-35 và Bastion ở các khu vực ven biển; các loại tên lửa này đều có thể tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất.Litovkin, nhà quan sát quân sự nổi tiếng của Nga, nói với hãng thông tấn TASS của Nga, Ukraine có kế hoạch triển khai tên lửa Neptune ở đâu và khu vực biển nào sẽ bị phong tỏa? Hiện những thông tin này Nga vẫn chưa nắm rõ và không thể xem nhẹ. Theo thông tin từ Ukraine, tên lửa Neptune là loại tên lửa hành trình đối đất, có khả năng chống hạm. Nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu tuần dương, tàu khu trục, khinh hạm, tàu hộ tống, tàu đổ bộ, tàu đổ bộ, tàu vận tải và các tàu chiến khác của đối phương. Các tên lửa Neptune được chứa trong bệ phóng có kích thước 5.300×600×600 mm. Tên lửa có chiều dài 5.050 mm, với các cánh hình chữ thập, và có thể được triển khai trên đất liền và trên biển. Tuy nhiên với hệ thống phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp của Nga, không chỉ tên lửa Neptune hay bất kỳ tên lửa nào của Ucraina hoặc NATO, bắn vào lãnh thổ Nga sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoygu. Nguồn ảnh: Pinterest. Căn cứ hải quân của Nga ở Crimea vừa mới chỉ được khôi phục hoàn toàn cách đây ít tháng. Nguồn: RT.
Theo một số nhà quan sát ở Ukraine, tên lửa Neptune (Sao Hải Vương) của nước này, có thể "trấn áp" hoàn toàn các hành động của hạm đội Nga trên Biển Đen và phá hủy Cầu Crimea trong một "nốt nhạc". Về vấn đề này, nhà quan sát quân sự Nga Litovkin cho rằng, không thể bỏ qua tuyên bố này.
Hiện tại, rất ít người biết về tên lửa chống hạm Neptune. Nhưng rõ ràng tên lửa này có hình dạng giống với tên lửa chống hạm Kh-35 của Nga. Thực chất những tên lửa này, đều có nguồn gốc từ thời Liên Xô.
Dưới thời kỳ Xô Viết, Công ty Motorsich tại Ukraine (hiện là công ty quốc phòng lớn nhất của Ukraine), chịu trách nhiệm phát triển tên lửa và động cơ. Công đoạn lắp ráp cuối cùng, được giao cho Nhà máy chế tạo máy bay Kharkiv (cũng thuộc Ukraine).
Tuy nhiên, sự tan rã của Liên Xô cũng giết chết dự án tên lửa trên. Nhưng Ukraine được thừa hưởng tất cả các tài liệu thiết kế và may mắn là họ đã không làm mất hoặc bán những tài liệu này cho Trung Quốc hay Iran, vào những năm của thập niên 1990.
Do vậy tên lửa Neptune thực ra không có gì mới. So với tên lửa Kh-35 của Nga (không phải phiên bản Kh-35U mới nhất), Neptune quả thực rất nguy hiểm. Tướng Nezpapa, Tư lệnh hải quân Ukraine tuyên bố rằng, Ukraine có kế hoạch triển khai ba tiểu đoàn tên lửa Neptune, dọc theo bờ Biển Đen.
Giám đốc điều hành của Công ty sản xuất Tên lửa chiến thuật Nga Boris Obnosov cho biết, tên lửa Kh-35U mới của Nga rất khác so với các tên lửa trước đó, nó có động cơ mới và chứa nhiều nhiên liệu hơn.
Do đó, tầm bắn của tên lửa Kh-35U đã tăng lên 260 km. Các chuyên gia quân sự cho rằng, loại tên lửa mới này của Nga có thể được sử dụng tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, trong khi tên lửa của Ukraine chưa có khả năng này.
Cựu Chủ tịch Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Alexander Turchinov khẳng định, tên lửa Neptune có thể phá hủy Cầu Crimea bắc qua eo biển Kerch trong "vài phút"; đồng thời nó cũng có thể hủy diệt tàu của Nga, ở Biển Đen và Azov, hay trong các cảng biển.
Tất nhiên là Neptune có khả năng như vậy; nhưng Turchinov và các chuyên gia Ukraine đã bỏ qua thực tế rằng, họ sẽ phải chiến đấu với Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga ở Crimea. Nên hiểu, Hạm đội này đã được hiện đại hóa, trang bị thêm nhiều vũ khí hiện đại.
Khi Liên Xô còn tồn tại, Hạm đội Biển Đen đảm nhiệm toàn bộ khu vực Biển Đen, Địa Trung Hải và thậm chí cả Ấn Độ Dương. Mặc dù tham vọng hiện tại của Nga không còn như trước, nhưng quy mô của Hạm đội Biển Đen vẫn còn lớn.
Căn cứ hải quân chính của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol, trên bán đảo Crimea, tạo thành trung tâm phòng thủ chiến lược của Nga tại khu vực Biển Đen. Từ đó, Nga có thể kiểm soát mọi hoạt động trong khu vực.
Các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường hạng nặng Moscow của Hạm đội, được trang bị tên lửa chống hạm P-500 Basalt; các khinh hạm Đề án 11356 được trang bị tên lửa hành trình Calibre và một số khinh hạm hạng nhẹ Buyan M cũng được trang bị trang bị loại tên lửa hành trình này.
Ngoài ra Hạm đội Biển Đen còn có 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo, cũng được trang bị tên lửa hành trình Calibre. Năm 2021, Hạm đội Biển Đen cũng sẽ nhận khinh hạm lớp 22800 Karakurt, với hỏa lực không thể coi thường.
Hải quân Nga đóng trên bán đảo Crimea bao gồm cường kích bom Su-24M, máy bay trinh sát Su-24MR và máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Hệ thống phòng không gồm tên lửa phòng không tầm xa S-400 và hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1.
Có lẽ "chưa yên tâm" về lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước và Không quân hải quân trên Bán đảo Crimea, Quân đội Nga tiếp tục triển khai tên lửa chống hạm Kh-35 và Bastion ở các khu vực ven biển; các loại tên lửa này đều có thể tấn công các mục tiêu trên biển và mặt đất.
Litovkin, nhà quan sát quân sự nổi tiếng của Nga, nói với hãng thông tấn TASS của Nga, Ukraine có kế hoạch triển khai tên lửa Neptune ở đâu và khu vực biển nào sẽ bị phong tỏa? Hiện những thông tin này Nga vẫn chưa nắm rõ và không thể xem nhẹ.
Theo thông tin từ Ukraine, tên lửa Neptune là loại tên lửa hành trình đối đất, có khả năng chống hạm. Nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu tuần dương, tàu khu trục, khinh hạm, tàu hộ tống, tàu đổ bộ, tàu đổ bộ, tàu vận tải và các tàu chiến khác của đối phương.
Các tên lửa Neptune được chứa trong bệ phóng có kích thước 5.300×600×600 mm. Tên lửa có chiều dài 5.050 mm, với các cánh hình chữ thập, và có thể được triển khai trên đất liền và trên biển.
Tuy nhiên với hệ thống phòng không dày đặc, nhiều tầng, nhiều lớp của Nga, không chỉ tên lửa Neptune hay bất kỳ tên lửa nào của Ucraina hoặc NATO, bắn vào lãnh thổ Nga sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoygu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Căn cứ hải quân của Nga ở Crimea vừa mới chỉ được khôi phục hoàn toàn cách đây ít tháng. Nguồn: RT.