Sau khi mẫu thử nghiệm của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển ZhK-360MTS Neptune được bàn giao cho Hải quân Ukraine, các chuyên gia quân sự tại Kiev đã bắt đầu ca ngợi loại tên lửa chống hạm này.Theo Đại tá Quân đội Ukraine đã nghỉ hưu - ông Oleg Zhdanov, đây là loại tên lửa chống hạm "độc nhất vô nhị", thậm chí còn khiến cả Mỹ cũng phải bày tỏ sự quan tâm..Việc đưa tên lửa hành trình chống hạm Neptune vào biên chế trong Lực lượng Hải quân Ukraine "khiến Nga hoảng loạn", vì Quân đội Nga không có cách nào để vô hiệu hóa vũ khí trên, ông Zhdanov khẳng định."Ngày nay không có phương pháp nào tỏ ra hữu hiệu để chống lại loại tên lửa này. Vì vậy, Quân đội Ukraine có một vũ khí thực sự độc đáo mà Mỹ cũng phải quan tâm"."Tên lửa bay trên mặt nước ở độ cao 3 - 300 mét, tức là không ai nhìn thấy, nó thực tế im lặng, có tốc độ cận âm. Các cuộc thử nghiệm cho thấy độ chính xác khi ra đòn của tên lửa, sai lệch chỉ khoảng vài mét", Đại tá Ukraine cho biết.Theo vị cựu chỉ huy nói trên, việc đưa hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Neptune vào biên chế sẽ cho phép Hải quân Ukraine kiểm soát toàn bộ bờ biển thuộc khu vực Biển Azov và Biển Đen.Không chỉ có vậy, Trung tướng Yuri Netkachev còn cho biết: “Neptune phóng từ bờ biển Azov có thể đến mục tiêu trong vòng 5 - 6 phút. Sẽ chỉ mất 20 - 25 phút để tới cầu Crimea và các cơ sở chiến lược khác tại Krasnodar, và chỉ trong 2 - 3 phút để tiếp cận các mục tiêu ở Donbass".Chuyên gia quân sự khác của Ukraine, Thuyền trưởng hạng nhất (Đại tá hải quân) Andriy Ryzhenko tin rằng ngoài tên lửa hành trình Neptune, “hạm đội muỗi” mà Ukraine đang tạo ra sẽ đẩy lùi các mối đe dọa quân sự từ “kẻ thù tiềm tàng” trên biển.Nhóm tác chiến này chủ yếu bao gồm các tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu chống biệt kích và đổ bộ và có thể cả tàu hộ tống nhỏ, được các nước NATO (chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp) cung cấp dưới dạng viện trợ quân sự và trở thành lực lượng chính của Hải quân Ukraine.Trong tương lai gần, dự báo sẽ có sự tăng cường về chất của hạm đội Ukraine ở khu vực Biển Azov - Biển Đen. Hơn nữa, tất cả tiềm lực quân sự này sẽ nhằm vào Nga và các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass.Được phát triển trên cơ sở Kh-35 Uran của Liên Xô, tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km, xa hơn đáng kể so với phiên bản gốc.Những người chỉ trích loại vũ khí này cho rằng tên lửa có tốc độ tương đối thấp (khoảng 1.000 km/h), điều này làm tăng khả năng bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không của Nga.Tuy nhiên đánh giá theo các dữ liệu kỹ thuật và chiến thuật được trình bày, tên lửa Neptune có khả năng uốn cong đường bay theo địa hình và trở nên tàng hình, bởi vì chúng có thể bay chỉ vài mét trên mực nước biển.Tên lửa này đủ khả năng tiêu diệt không chỉ các mục tiêu trên biển mà còn cả các đối tượng trên bộ. Ngoài ra, các tổ hợp với tên lửa chống hạm RK-360MTS Neptune có tính cơ động, sẽ khó theo dõi nhanh việc triển khai và phóng đạn của chúng.Tuy vậy tại Moskva, cũng có ý kiến cho rằng do phát triển từ một thiết kế không quá xa lạ, Nga sẽ tìm ra điểm yếu và dễ dàng bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm nói trên của Ukraine.
Sau khi mẫu thử nghiệm của hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển ZhK-360MTS Neptune được bàn giao cho Hải quân Ukraine, các chuyên gia quân sự tại Kiev đã bắt đầu ca ngợi loại tên lửa chống hạm này.
Theo Đại tá Quân đội Ukraine đã nghỉ hưu - ông Oleg Zhdanov, đây là loại tên lửa chống hạm "độc nhất vô nhị", thậm chí còn khiến cả Mỹ cũng phải bày tỏ sự quan tâm..
Việc đưa tên lửa hành trình chống hạm Neptune vào biên chế trong Lực lượng Hải quân Ukraine "khiến Nga hoảng loạn", vì Quân đội Nga không có cách nào để vô hiệu hóa vũ khí trên, ông Zhdanov khẳng định.
"Ngày nay không có phương pháp nào tỏ ra hữu hiệu để chống lại loại tên lửa này. Vì vậy, Quân đội Ukraine có một vũ khí thực sự độc đáo mà Mỹ cũng phải quan tâm".
"Tên lửa bay trên mặt nước ở độ cao 3 - 300 mét, tức là không ai nhìn thấy, nó thực tế im lặng, có tốc độ cận âm. Các cuộc thử nghiệm cho thấy độ chính xác khi ra đòn của tên lửa, sai lệch chỉ khoảng vài mét", Đại tá Ukraine cho biết.
Theo vị cựu chỉ huy nói trên, việc đưa hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Neptune vào biên chế sẽ cho phép Hải quân Ukraine kiểm soát toàn bộ bờ biển thuộc khu vực Biển Azov và Biển Đen.
Không chỉ có vậy, Trung tướng Yuri Netkachev còn cho biết: “Neptune phóng từ bờ biển Azov có thể đến mục tiêu trong vòng 5 - 6 phút. Sẽ chỉ mất 20 - 25 phút để tới cầu Crimea và các cơ sở chiến lược khác tại Krasnodar, và chỉ trong 2 - 3 phút để tiếp cận các mục tiêu ở Donbass".
Chuyên gia quân sự khác của Ukraine, Thuyền trưởng hạng nhất (Đại tá hải quân) Andriy Ryzhenko tin rằng ngoài tên lửa hành trình Neptune, “hạm đội muỗi” mà Ukraine đang tạo ra sẽ đẩy lùi các mối đe dọa quân sự từ “kẻ thù tiềm tàng” trên biển.
Nhóm tác chiến này chủ yếu bao gồm các tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu chống biệt kích và đổ bộ và có thể cả tàu hộ tống nhỏ, được các nước NATO (chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp) cung cấp dưới dạng viện trợ quân sự và trở thành lực lượng chính của Hải quân Ukraine.
Trong tương lai gần, dự báo sẽ có sự tăng cường về chất của hạm đội Ukraine ở khu vực Biển Azov - Biển Đen. Hơn nữa, tất cả tiềm lực quân sự này sẽ nhằm vào Nga và các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass.
Được phát triển trên cơ sở Kh-35 Uran của Liên Xô, tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300 km, xa hơn đáng kể so với phiên bản gốc.
Những người chỉ trích loại vũ khí này cho rằng tên lửa có tốc độ tương đối thấp (khoảng 1.000 km/h), điều này làm tăng khả năng bị tiêu diệt bởi các hệ thống phòng không của Nga.
Tuy nhiên đánh giá theo các dữ liệu kỹ thuật và chiến thuật được trình bày, tên lửa Neptune có khả năng uốn cong đường bay theo địa hình và trở nên tàng hình, bởi vì chúng có thể bay chỉ vài mét trên mực nước biển.
Tên lửa này đủ khả năng tiêu diệt không chỉ các mục tiêu trên biển mà còn cả các đối tượng trên bộ. Ngoài ra, các tổ hợp với tên lửa chống hạm RK-360MTS Neptune có tính cơ động, sẽ khó theo dõi nhanh việc triển khai và phóng đạn của chúng.
Tuy vậy tại Moskva, cũng có ý kiến cho rằng do phát triển từ một thiết kế không quá xa lạ, Nga sẽ tìm ra điểm yếu và dễ dàng bắn hạ tên lửa hành trình chống hạm nói trên của Ukraine.