Tuyết đang rơi ở Ukraine, khiến nhiệt độ giảm nhanh chóng, phần phía đông của Ukraine sẽ sớm bị đóng băng hoàn toàn.
"Trận chiến mùa đông" được chờ đợi từ lâu dường như sắp diễn ra, khi các video do truyền thông phương Tây đăng tải cho thấy, một số lượng lớn Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đang tiến lên bất chấp gió, mưa và tuyết, và sẽ sớm phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào một “khu vực nào đó” ở phía đông.Quân đội Ukraine cơ động dười trời tuyết rơi.
Trên chiến trường đồng bằng, những thuận lợi và khó khăn về địa hình, địa vật đều chia đều cho cả hai bên tham chiến. Tuy nhiên, bên nào có lợi thế về sức mạnh quân sự toàn diện sẽ có ưu thế lớn hơn trên chiến trường.
Hiện tại, quân đội Nga và dân quân Donetsk thân Nga đã lấy lại được lợi thế tấn công trên hướng Kharkov và Bắc Donetsk, sau khi chuyển giao quân và có thời gian nghỉ ngơi.
Với việc sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) tự sát và khẩn trương triển khai thêm nhiều loại pháo tầm xa ra tiền tuyến, quân đội Nga và Ukraine đang cố gắng tạo lợi thế về hỏa lực tầm xa, ngoài tầm khống chế của hỏa lực pháo binh đối phương.
Về hỏa lực tầm xa, Quân đội Ukraine đã dựa vào bệ phóng tên lửa cơ động cao M142 HIMARS và lựu pháo M777 (có thể bắn đạn điều khiển Excalibur) do Mỹ sản xuất.
Quân đội Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 30 bệ phóng tên lửa HIMARS trong vài tháng qua, trong đó một số đã bị phá hủy bởi hỏa lực của Quân đội Nga.
Ngoài ra, do không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên đối với khoảng 10 bệ phóng tên lửa HIMARS còn lại, nên độ chính xác của đòn tấn công đã giảm đáng kể và độ tin cậy tổng thể không còn được đảm bảo.Pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ.
Còn đối với lựu pháo M777, ngoài việc gặp phải vấn đề tương tự như HIMARS, nó còn bộc lộ điểm yếu là khả năng cơ động kém.
Khi quân đội Mỹ sử dụng lựu pháo hạng nhẹ M777, pháo được di chuyển bằng trực thăng vận tải hạng nặng; trong khi quân đội Ukraine chỉ có thể sử dụng xe kéo để di chuyển.
Do đó, pháo M777 rất dễ bị UAV trinh sát của Nga phát hiện trong quá trình di chuyển và trở thành mục tiêu của không quân hoặc tên lửa tầm xa.
Hiện Quân đội Mỹ và NATO cho đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp cho các vấn đề nêu trên, nên chỉ có thể cung cấp thêm cho Ukraine các bệ phóng tên lửa HIMARS mới và các loại pháo tự hành tiêu chuẩn NATO.Pháo M777 của Ukraine bị phá hủy trên chiến trường Donbass
Hãng Lockheed Martin hôm 25/11 xác nhận rằng, họ sẽ chuyển giao 200 hệ thống phóng tên lửa HIMARS cho nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan.
Do đường vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không đến Ukraine bị hạn chế, nên toàn bộ vũ khí, khí tài và vật liệu chiến lược do phương Tây cung cấp cho quân đội Ukraine, đều được vận chuyển qua một số nước láng giềng NATO ở phía Tây Ukraine, vốn được Mỹ tin cậy.
Ba Lan cũng là trung tâm chuyển giao hàng viện trợ lớn nhất của NATO cho Ukraine. Lockheed Martin tiết lộ rằng, lô 20 bệ phóng tên lửa HIMARS đầu tiên sẽ sớm được chuyển đến Ba Lan và thế giới bên ngoài tin rằng, những bệ phóng tên lửa này sau đó sẽ được chuyển giao cho Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, qua tổng kết 9 tháng kinh nghiệm và bài học chiến trường, quân đội Nga đã nhiều lần rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật, đồng thời khẳng định lại vị thế quân sự của pháo binh tầm xa.Pháo phản lực BM-21 của quân đội Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tại Kherson và Severodonetsk, quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn các khẩu đội tên lửa tầm xa mới được chế tạo và đang giao tranh ác liệt với "trận chiến tên lửa" với pháo binh Ukraine.
Trong một thông tin của truyền thông Nga vào ngày 21/11, bệ phóng tên lửa BM-30 "Tornado" của Nga đã thể hiện sức mạnh của các cuộc tấn công tầm xa theo phong cách “điểm huyệt”.
Ngoài bệ phóng tên lửa BM-30 "Tornado" với tầm bắn xa hơn và độ chính xác khi tấn công cao và bệ phóng tên lửa "Tornado-S" mạnh mẽ hơn, bệ phóng pháo phản lực phóng loạt BM-21 được trang bị nhiều nhất trong lực lượng pháo binh Nga, cũng đã áp dụng chiến thuật mới.
Để bù đắp cho tầm bắn ngắn của BM-21 và nguy cơ dễ dàng bị pháo địch phản kích, quân Nga đã xây dựng chiến thuật linh hoạt đánh-chạy.
Vào ngày 21/11, tại Siversk, sau khi nhận được xác nhận thông tin tọa độ của mục tiêu từ UAV trinh sát phía trước, 4 bệ phóng tên lửa BM-21 của Nga đã phóng 160 quả đạn rocket chỉ trong 20 giây, sau đó nhanh chóng rút khỏi trận địa.
Hiệu ứng sát thương của hỏa lực pháo do UAV phản hồi về là quân Ukraine không thể chịu nổi và tại vị trí trú quân tạm thời do quân đội Ukraine xây dựng gần bìa rừng đãn chìm trong biển lửa.Pháo phản lực BM-21 của quân đội Nga phóng đạn
Trong từ điển của quân đội NATO, bệ phóng pháo phản lực BM-21 của Nga được gọi là "cơn mưa đá tử thần", chủ yếu là do bệ phóng tên lửa này có 40 ống phóng, tạo thành vùng huỷ diệt gần như không thể tránh khỏi sau một loạt phóng.
Về tính cơ động, do sử dụng khung gầm xe tải hạng nặng nên bệ phóng tên lửa HIMARS của Ukraine có thể sánh ngang với bệ phóng tên lửa BM-21 của Nga.
Những cải tiến của ngành công nghiệp quân sự Nga đã nâng cao khả năng vượt địa hình của khung gầm xe BM-21, khiến nó phù hợp với các loại địa hình chiến trường từ bằng phẳng đến phức tạp.Lính Ukraine ở mặt trận Bakhmut
Về tầm bắn, tên lửa HIMARS có thể sánh ngang với tên lửa BM-30 "Tornado" và gấp đôi BM-21. Nhưng xét về hỏa lực, ống phóng của tổ hợp phóng rocket BM-21 của Nga mạnh gấp gần 7 lần bệ phóng HIMARS.
Chỉ cần áp dụng chiến thuật phù hợp, số lượng lớn tên lửa BM-21 trong biên chế của quân đội Nga sẽ lại phát huy tối đa tác dụng. Nếu quân đội Ukraine thực sự muốn phát động một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn trong tương lai gần, họ phải dè chừng những cơn "mưa đá" áp đảo của quân Nga.
Tuyết đang rơi ở Ukraine, khiến nhiệt độ giảm nhanh chóng, phần phía đông của Ukraine sẽ sớm bị đóng băng hoàn toàn.
"Trận chiến mùa đông" được chờ đợi từ lâu dường như sắp diễn ra, khi các video do truyền thông phương Tây đăng tải cho thấy, một số lượng lớn Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU) đang tiến lên bất chấp gió, mưa và tuyết, và sẽ sớm phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào một “khu vực nào đó” ở phía đông.
Quân đội Ukraine cơ động dười trời tuyết rơi.
Trên chiến trường đồng bằng, những thuận lợi và khó khăn về địa hình, địa vật đều chia đều cho cả hai bên tham chiến. Tuy nhiên, bên nào có lợi thế về sức mạnh quân sự toàn diện sẽ có ưu thế lớn hơn trên chiến trường.
Hiện tại, quân đội Nga và dân quân Donetsk thân Nga đã lấy lại được lợi thế tấn công trên hướng Kharkov và Bắc Donetsk, sau khi chuyển giao quân và có thời gian nghỉ ngơi.
Với việc sử dụng một số lượng lớn máy bay không người lái (UAV) tự sát và khẩn trương triển khai thêm nhiều loại pháo tầm xa ra tiền tuyến, quân đội Nga và Ukraine đang cố gắng tạo lợi thế về hỏa lực tầm xa, ngoài tầm khống chế của hỏa lực pháo binh đối phương.
Về hỏa lực tầm xa, Quân đội Ukraine đã dựa vào bệ phóng tên lửa cơ động cao M142 HIMARS và lựu pháo M777 (có thể bắn đạn điều khiển Excalibur) do Mỹ sản xuất.
Quân đội Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hơn 30 bệ phóng tên lửa HIMARS trong vài tháng qua, trong đó một số đã bị phá hủy bởi hỏa lực của Quân đội Nga.
Ngoài ra, do không được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên đối với khoảng 10 bệ phóng tên lửa HIMARS còn lại, nên độ chính xác của đòn tấn công đã giảm đáng kể và độ tin cậy tổng thể không còn được đảm bảo.
Pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ.
Còn đối với lựu pháo M777, ngoài việc gặp phải vấn đề tương tự như HIMARS, nó còn bộc lộ điểm yếu là khả năng cơ động kém.
Khi quân đội Mỹ sử dụng lựu pháo hạng nhẹ M777, pháo được di chuyển bằng trực thăng vận tải hạng nặng; trong khi quân đội Ukraine chỉ có thể sử dụng xe kéo để di chuyển.
Do đó, pháo M777 rất dễ bị UAV trinh sát của Nga phát hiện trong quá trình di chuyển và trở thành mục tiêu của không quân hoặc tên lửa tầm xa.
Hiện Quân đội Mỹ và NATO cho đến nay vẫn chưa tìm ra giải pháp cho các vấn đề nêu trên, nên chỉ có thể cung cấp thêm cho Ukraine các bệ phóng tên lửa HIMARS mới và các loại pháo tự hành tiêu chuẩn NATO.
Pháo M777 của Ukraine bị phá hủy trên chiến trường Donbass
Hãng Lockheed Martin hôm 25/11 xác nhận rằng, họ sẽ chuyển giao 200 hệ thống phóng tên lửa HIMARS cho nước láng giềng của Ukraine là Ba Lan.
Do đường vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không đến Ukraine bị hạn chế, nên toàn bộ vũ khí, khí tài và vật liệu chiến lược do phương Tây cung cấp cho quân đội Ukraine, đều được vận chuyển qua một số nước láng giềng NATO ở phía Tây Ukraine, vốn được Mỹ tin cậy.
Ba Lan cũng là trung tâm chuyển giao hàng viện trợ lớn nhất của NATO cho Ukraine. Lockheed Martin tiết lộ rằng, lô 20 bệ phóng tên lửa HIMARS đầu tiên sẽ sớm được chuyển đến Ba Lan và thế giới bên ngoài tin rằng, những bệ phóng tên lửa này sau đó sẽ được chuyển giao cho Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, qua tổng kết 9 tháng kinh nghiệm và bài học chiến trường, quân đội Nga đã nhiều lần rút kinh nghiệm và thay đổi chiến thuật, đồng thời khẳng định lại vị thế quân sự của pháo binh tầm xa.
Pháo phản lực BM-21 của quân đội Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tại Kherson và Severodonetsk, quân đội Nga đã triển khai một số lượng lớn các khẩu đội tên lửa tầm xa mới được chế tạo và đang giao tranh ác liệt với "trận chiến tên lửa" với pháo binh Ukraine.
Trong một thông tin của truyền thông Nga vào ngày 21/11, bệ phóng tên lửa BM-30 "Tornado" của Nga đã thể hiện sức mạnh của các cuộc tấn công tầm xa theo phong cách “điểm huyệt”.
Ngoài bệ phóng tên lửa BM-30 "Tornado" với tầm bắn xa hơn và độ chính xác khi tấn công cao và bệ phóng tên lửa "Tornado-S" mạnh mẽ hơn, bệ phóng pháo phản lực phóng loạt BM-21 được trang bị nhiều nhất trong lực lượng pháo binh Nga, cũng đã áp dụng chiến thuật mới.
Để bù đắp cho tầm bắn ngắn của BM-21 và nguy cơ dễ dàng bị pháo địch phản kích, quân Nga đã xây dựng chiến thuật linh hoạt đánh-chạy.
Vào ngày 21/11, tại Siversk, sau khi nhận được xác nhận thông tin tọa độ của mục tiêu từ UAV trinh sát phía trước, 4 bệ phóng tên lửa BM-21 của Nga đã phóng 160 quả đạn rocket chỉ trong 20 giây, sau đó nhanh chóng rút khỏi trận địa.
Hiệu ứng sát thương của hỏa lực pháo do UAV phản hồi về là quân Ukraine không thể chịu nổi và tại vị trí trú quân tạm thời do quân đội Ukraine xây dựng gần bìa rừng đãn chìm trong biển lửa.
Pháo phản lực BM-21 của quân đội Nga phóng đạn
Trong từ điển của quân đội NATO, bệ phóng pháo phản lực BM-21 của Nga được gọi là "cơn mưa đá tử thần", chủ yếu là do bệ phóng tên lửa này có 40 ống phóng, tạo thành vùng huỷ diệt gần như không thể tránh khỏi sau một loạt phóng.
Về tính cơ động, do sử dụng khung gầm xe tải hạng nặng nên bệ phóng tên lửa HIMARS của Ukraine có thể sánh ngang với bệ phóng tên lửa BM-21 của Nga.
Những cải tiến của ngành công nghiệp quân sự Nga đã nâng cao khả năng vượt địa hình của khung gầm xe BM-21, khiến nó phù hợp với các loại địa hình chiến trường từ bằng phẳng đến phức tạp.
Lính Ukraine ở mặt trận Bakhmut
Về tầm bắn, tên lửa HIMARS có thể sánh ngang với tên lửa BM-30 "Tornado" và gấp đôi BM-21. Nhưng xét về hỏa lực, ống phóng của tổ hợp phóng rocket BM-21 của Nga mạnh gấp gần 7 lần bệ phóng HIMARS.
Chỉ cần áp dụng chiến thuật phù hợp, số lượng lớn tên lửa BM-21 trong biên chế của quân đội Nga sẽ lại phát huy tối đa tác dụng. Nếu quân đội Ukraine thực sự muốn phát động một cuộc tấn công trên bộ quy mô lớn trong tương lai gần, họ phải dè chừng những cơn "mưa đá" áp đảo của quân Nga.