Các quân đội lớn trên thế giới đã thử nghiệm phát triển máy bay trực thăng vũ trang từ những năm 1940, nhưng chỉ từ cuối những năm 1960 trực thăng mới bắt đầu nhận được sự đầu tư nghiêm túc, khiến chúng được coi là phương tiện không thể thiếu vào thập kỷ cuối của Chiến tranh Lạnh.Máy bay trực thăng tấn công hạng nặng được coi là một trong những phương tiện quân sự phức tạp và đắt tiền nhất để chế tạo. Trực thăng được đánh giá cao nhờ khả năng tấn công và hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất, bao gồm chống lại thiết giáp của đối phương và thực hiện các chiến dịch đổ bộ.Trực thăng tấn công lần đầu tiên được sử dụng phổ biến trong các hoạt động chống nổi dậy của chính phủ Liên Xô và Afghanistan, nơi mà Mi-24 đã đạt được danh tiếng đáng sợ và được các chiến binh Hồi giáo coi là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất.Máy bay trực thăng tấn công cũng được cả hai bên sử dụng trong Chiến tranh Iran-Iraq, được tiến hành đồng thời với cuộc chiến ở Afghanistan và chứng kiến những trận chiến trực thăng trên không lớn nhất trong lịch sử.Máy bay trực thăng tấn công luôn là lĩnh vực mà Nga và Mỹ giữ được vị trí dẫn đầu về hiệu suất so với tất cả các đối thủ cạnh tranh, không ngạc nhiên gì khi danh sách các loại trực thăng hàng đầu thế giới vẫn đang bị hai nước này thống trị.Đầu tiên là trực thăng vũ trang Ka-52, là một trong số ít những thiết kế trực thăng tấn công hạng nặng được đưa vào sử dụng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ka-52 bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2008 với ước tính khoảng 155 chiếc hiện đang được Nga sử dụng.Chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với các thiết kế trực thăng khác đã hạn chế doanh số xuất khẩu của nó. Ai Cập là khách hàng duy nhất đã mua 46 chiếc Ka-52 biến thể hải quân cho các boong của tàu sân bay tấn công lớp Mistral.Hệ thống rô-tô đồng trục phức tạp của trực thăng Alligator làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, giúp máy bay tăng trọng tải và độ bền cho cùng một lượng công suất động cơ cũng như độ yên tĩnh cao hơn trong không khí và sự chắc chắn trên mặt đất.Ka-52 đặc biệt được đánh giá cao nhờ trang bị vũ khí hạng nặng, bao gồm mười hai điểm cứng ở cánh cũng như các khẩu pháo. Những vũ khí này có thể chứa các loại vũ khí khác xa thông thường đối với trực thăng tấn công, bao gồm tên lửa hành trình Kh-31, tên lửa ATAKA và Vikhr.Tiếp theo là Mi-28NM Havoc, Nga là quốc gia duy nhất sản xuất nhiều loại trực thăng tấn công hạng nặng cao cấp, cùng với Ka-52 thì Mi-28 của nước này là một trong những mẫu trực thăng đắt nhất thế giới.Máy bay này được đưa vào sử dụng từ năm 2009 và đã được bán cho Algeria và Iraq. Mặc dù nó không được tối ưu hóa tốt cho vai trò diệt hạm hoặc chế áp phòng không so với Alligator, nhưng Mi-28 có thể mang tới 16 tên lửa chống tăng hoặc 80 rocket, cung cấp hỏa lực cực lớn chống lại thiết giáp và bộ binh của đối phương.Xét về hiệu suất bay, hỏa lực, khả năng sống sót và dễ bảo trì thì Mi-28 được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng hơn đáng kể so với đối thủ Apache của Mỹ và nổi tiếng với khả năng bay lùi.Đáng chú ý, Mi-28NM có thể được trang bị tên lửa không đối không hồng ngoại R-74M, giống như tên lửa được sử dụng trên máy bay chiến đấu mới nhất của Nga, loại tên lửa có thể sử dụng để vô hiệu hóa tên lửa hành trình và thậm chí cả các mục tiêu tàng hình.Điều này mang lại cho Mi-28NM một lợi thế lớn trong các cuộc giao tranh chống lại máy bay trực thăng của đối phương. Các nguồn tin quân sự Nga tuyên bố rằng các đơn vị Mi-28NM có thể tận dụng khả năng ẩn nấp sau địa hình của máy bay và tránh bị phát hiện để phục kích máy bay đối phương (Còn nữa). Nguồn ảnh: Pinterest. Trực thăng vũ trang Mi-28 của Nga liệu có xứng đáng với quảng cáo "tốt nhất thế giới"? Nguồn: QPVN.
Các quân đội lớn trên thế giới đã thử nghiệm phát triển máy bay trực thăng vũ trang từ những năm 1940, nhưng chỉ từ cuối những năm 1960 trực thăng mới bắt đầu nhận được sự đầu tư nghiêm túc, khiến chúng được coi là phương tiện không thể thiếu vào thập kỷ cuối của Chiến tranh Lạnh.
Máy bay trực thăng tấn công hạng nặng được coi là một trong những phương tiện quân sự phức tạp và đắt tiền nhất để chế tạo. Trực thăng được đánh giá cao nhờ khả năng tấn công và hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất, bao gồm chống lại thiết giáp của đối phương và thực hiện các chiến dịch đổ bộ.
Trực thăng tấn công lần đầu tiên được sử dụng phổ biến trong các hoạt động chống nổi dậy của chính phủ Liên Xô và Afghanistan, nơi mà Mi-24 đã đạt được danh tiếng đáng sợ và được các chiến binh Hồi giáo coi là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất.
Máy bay trực thăng tấn công cũng được cả hai bên sử dụng trong Chiến tranh Iran-Iraq, được tiến hành đồng thời với cuộc chiến ở Afghanistan và chứng kiến những trận chiến trực thăng trên không lớn nhất trong lịch sử.
Máy bay trực thăng tấn công luôn là lĩnh vực mà Nga và Mỹ giữ được vị trí dẫn đầu về hiệu suất so với tất cả các đối thủ cạnh tranh, không ngạc nhiên gì khi danh sách các loại trực thăng hàng đầu thế giới vẫn đang bị hai nước này thống trị.
Đầu tiên là trực thăng vũ trang Ka-52, là một trong số ít những thiết kế trực thăng tấn công hạng nặng được đưa vào sử dụng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Ka-52 bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2008 với ước tính khoảng 155 chiếc hiện đang được Nga sử dụng.
Chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với các thiết kế trực thăng khác đã hạn chế doanh số xuất khẩu của nó. Ai Cập là khách hàng duy nhất đã mua 46 chiếc Ka-52 biến thể hải quân cho các boong của tàu sân bay tấn công lớp Mistral.
Hệ thống rô-tô đồng trục phức tạp của trực thăng Alligator làm cho nó hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, giúp máy bay tăng trọng tải và độ bền cho cùng một lượng công suất động cơ cũng như độ yên tĩnh cao hơn trong không khí và sự chắc chắn trên mặt đất.
Ka-52 đặc biệt được đánh giá cao nhờ trang bị vũ khí hạng nặng, bao gồm mười hai điểm cứng ở cánh cũng như các khẩu pháo. Những vũ khí này có thể chứa các loại vũ khí khác xa thông thường đối với trực thăng tấn công, bao gồm tên lửa hành trình Kh-31, tên lửa ATAKA và Vikhr.
Tiếp theo là Mi-28NM Havoc, Nga là quốc gia duy nhất sản xuất nhiều loại trực thăng tấn công hạng nặng cao cấp, cùng với Ka-52 thì Mi-28 của nước này là một trong những mẫu trực thăng đắt nhất thế giới.
Máy bay này được đưa vào sử dụng từ năm 2009 và đã được bán cho Algeria và Iraq. Mặc dù nó không được tối ưu hóa tốt cho vai trò diệt hạm hoặc chế áp phòng không so với Alligator, nhưng Mi-28 có thể mang tới 16 tên lửa chống tăng hoặc 80 rocket, cung cấp hỏa lực cực lớn chống lại thiết giáp và bộ binh của đối phương.
Xét về hiệu suất bay, hỏa lực, khả năng sống sót và dễ bảo trì thì Mi-28 được nhiều chuyên gia đánh giá có khả năng hơn đáng kể so với đối thủ Apache của Mỹ và nổi tiếng với khả năng bay lùi.
Đáng chú ý, Mi-28NM có thể được trang bị tên lửa không đối không hồng ngoại R-74M, giống như tên lửa được sử dụng trên máy bay chiến đấu mới nhất của Nga, loại tên lửa có thể sử dụng để vô hiệu hóa tên lửa hành trình và thậm chí cả các mục tiêu tàng hình.
Điều này mang lại cho Mi-28NM một lợi thế lớn trong các cuộc giao tranh chống lại máy bay trực thăng của đối phương. Các nguồn tin quân sự Nga tuyên bố rằng các đơn vị Mi-28NM có thể tận dụng khả năng ẩn nấp sau địa hình của máy bay và tránh bị phát hiện để phục kích máy bay đối phương (Còn nữa). Nguồn ảnh: Pinterest.
Trực thăng vũ trang Mi-28 của Nga liệu có xứng đáng với quảng cáo "tốt nhất thế giới"? Nguồn: QPVN.