Ở kỳ trước độc giả đã được biết về Project 941 mẫu tàu ngầm lớn nhất thế giới, nó là “chìa khóa” chiến lược trong bộ ba răn đe hạt nhân của Nga. Tuy nhiên Project 941 chỉ nổi tiếng về kích thước khổng lồ của mình chứ không phải là mẫu tàu ngầm hạt nhân sở hữu sức mạnh lớn nhất. Và vị trí mẫu tàu ngầm có sức mạnh lớn nhất dĩ nhiên sẽ thuộc về một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, với cái tên không mấy xa lạ lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Ohio. Nguồn ảnh: Reddit.Nếu so sánh về kích thước, Ohio có thiết kế gọn hơn so với nhiều lớp tàu ngầm hạt nhân Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, nhưng to hay nhỏ không nói lên được sức mạnh của một chiếc tàu ngầm hạt nhân mà quan trọng là nó có thể mang theo những gì. Và kể từ khi xuất hiện vào năm 1981 cho tới nay, Ohio vẫn luôn là lực lượng tàu ngầm hạt nhân đại diện Hải quân Mỹ trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Washington. Nguồn ảnh: Gift.Về thiết kế, lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm có thiết kế thành công nhất từng được Mỹ chế tạo, với nhiệm vụ chính là tuần tra và duy trì khả năng tác chiến toàn cầu của Hải quân Mỹ. Thời gian hoạt động của nó trong tác chiến là không có giới hạn nhưng vẫn có những mốc thời gian nghỉ ngơi cố định cho thủy thủ đoàn thường là từ 70 đến 90 ngày nhiệm vụ. Nguồn ảnh: ATI Courses.Như đã nói ở trên Ohio có thiết kế không lớn lắm so với các mẫu tàu ngầm hạt nhân cùng lớp trên thế giới, với lượng giãn nước chỉ 16.764 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi lặn (con số này ở Project 941 là gần như gấp đôi). Nó có chiều dài cơ sở là 170m còn sườn ngang là 13m. Thông số trên cơ bản bằng với các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: xpda.com.Vậy điều gì tạo nên sức mạnh của Ohio ? Câu trả lời chính là kho vũ khí vô tiền khoáng hậu mà nó có thể mang theo và không phải mẫu tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới cũng sở hữu được sức mạnh mà Ohio có, kể cả các tàu ngầm hạt nhân Nga. Nguồn ảnh: Naval Analyses.Với thiết kế hiện tại Ohio được chia thành hai lớp tàu chính gồm các tàu mang tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa (SSBN) và các tàu mang tên lửa tấn công dẫn đường (SSGN). Trong đó SSBN có 14 đơn vị còn SSGN là 4 đơn vị, tất cả đều vẫn còn trong tình trạng hoạt động. Nguồn ảnh: American History.Với các tàu Ohio (SSBN), chúng được trang bị 24 tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Trident I C4 ở các lớp tàu cũ và Trident II D5 ở các lớp tàu mới, con số nay nhiều hơn các tàu Project 941, Nga 4 đơn vị. Mỗi tên lửa đạn đạo trên có thể mang theo tối đa 8 đầu đạn hạt nhân W76 hoặc W88 với sức công phá mỗi đầu đạn có thể lên đến 475 kt. Tầm bắn hiệu quả của chúng là 7.400km cho đến 11.000km. Nguồn ảnh: defence.ru.Nếu so sánh về sức mạnh chiến lược, các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân Mỹ có phần vượt trội hơn so với Nga, về tầm bắn lẫn sức công phá. Đó là chưa kể tới việc các tàu ngầm hạt nhân Mỹ có thể mang theo nhiều tên lửa hơn và họ có quân số đông đảo hơn, chừng đó thôi cũng đã là một thách thức rất lớn đối với Moscow. Nguồn ảnh: kknews.cc.Tuy nhiên đó chưa là gì so với lớp Ohio (SSGN) được cải biên từ các tàu SSBN, ngay cả khi số ống phóng tên lửa trên SSGN bị rút bớt chỉ còn 22 thì nó vẫn có thể mang theo tới 154 đơn vị tên lửa hành trình tấn công Tomahawkv với mỗi ống phóng trên SSGN có thể mang tới 7 đơn vị Tomahawk. Và nên nhớ rằng Tomahawk có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Armada International.Nói như vậy để thấy rằng, sức mạnh của lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio là không thể phủ nhận và nó là kho vũ khí di động lớn nhất thế giới dưới mặt nước. Một trong những nền tảng chính tạo sức mạnh tác chiến toàn cầu của Hải quân Mỹ. Giúp Washington có thể tấn công mọi mục tiêu ở bất kỳ đâu nếu họ muốn. Nguồn ảnh: Military.comMột con số khác giúp ta có thể thấy được sức mạnh tổng quát của lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio đó là chỉ với 14 tàu SSBN nhưng nó đang mang theo tới 50% tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược của nước Mỹ. Và chúng luôn luôn di chuyển và gần như không thể bị đánh chặn hay tấn công phủ đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia.Nhìn chung trong tương lai gần, lớp tàu ngầm Ohio vẫn sẽ đóng vai trò chiến lược trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ, nhưng chúng cũng đã và đang lỗi thời sau 36 năm hoạt động. Bản thân Hải quân Mỹ cũng nhận thấy được điều này khi họ bắt đầu cho ra đời thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược tiếp theo của mình là lớp Columbia. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ở kỳ trước độc giả đã được biết về Project 941 mẫu tàu ngầm lớn nhất thế giới, nó là “chìa khóa” chiến lược trong bộ ba răn đe hạt nhân của Nga. Tuy nhiên Project 941 chỉ nổi tiếng về kích thước khổng lồ của mình chứ không phải là mẫu tàu ngầm hạt nhân sở hữu sức mạnh lớn nhất. Và vị trí mẫu tàu ngầm có sức mạnh lớn nhất dĩ nhiên sẽ thuộc về một tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, với cái tên không mấy xa lạ lớp tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Ohio. Nguồn ảnh: Reddit.
Nếu so sánh về kích thước, Ohio có thiết kế gọn hơn so với nhiều lớp tàu ngầm hạt nhân Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, nhưng to hay nhỏ không nói lên được sức mạnh của một chiếc tàu ngầm hạt nhân mà quan trọng là nó có thể mang theo những gì. Và kể từ khi xuất hiện vào năm 1981 cho tới nay, Ohio vẫn luôn là lực lượng tàu ngầm hạt nhân đại diện Hải quân Mỹ trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Washington. Nguồn ảnh: Gift.
Về thiết kế, lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio được đánh giá là một trong những lớp tàu ngầm có thiết kế thành công nhất từng được Mỹ chế tạo, với nhiệm vụ chính là tuần tra và duy trì khả năng tác chiến toàn cầu của Hải quân Mỹ. Thời gian hoạt động của nó trong tác chiến là không có giới hạn nhưng vẫn có những mốc thời gian nghỉ ngơi cố định cho thủy thủ đoàn thường là từ 70 đến 90 ngày nhiệm vụ. Nguồn ảnh: ATI Courses.
Như đã nói ở trên Ohio có thiết kế không lớn lắm so với các mẫu tàu ngầm hạt nhân cùng lớp trên thế giới, với lượng giãn nước chỉ 16.764 tấn khi nổi và 18.750 tấn khi lặn (con số này ở Project 941 là gần như gấp đôi). Nó có chiều dài cơ sở là 170m còn sườn ngang là 13m. Thông số trên cơ bản bằng với các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Nga hiện tại. Nguồn ảnh: xpda.com.
Vậy điều gì tạo nên sức mạnh của Ohio ? Câu trả lời chính là kho vũ khí vô tiền khoáng hậu mà nó có thể mang theo và không phải mẫu tàu ngầm hạt nhân nào trên thế giới cũng sở hữu được sức mạnh mà Ohio có, kể cả các tàu ngầm hạt nhân Nga. Nguồn ảnh: Naval Analyses.
Với thiết kế hiện tại Ohio được chia thành hai lớp tàu chính gồm các tàu mang tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa (SSBN) và các tàu mang tên lửa tấn công dẫn đường (SSGN). Trong đó SSBN có 14 đơn vị còn SSGN là 4 đơn vị, tất cả đều vẫn còn trong tình trạng hoạt động. Nguồn ảnh: American History.
Với các tàu Ohio (SSBN), chúng được trang bị 24 tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa Trident I C4 ở các lớp tàu cũ và Trident II D5 ở các lớp tàu mới, con số nay nhiều hơn các tàu Project 941, Nga 4 đơn vị. Mỗi tên lửa đạn đạo trên có thể mang theo tối đa 8 đầu đạn hạt nhân W76 hoặc W88 với sức công phá mỗi đầu đạn có thể lên đến 475 kt. Tầm bắn hiệu quả của chúng là 7.400km cho đến 11.000km. Nguồn ảnh: defence.ru.
Nếu so sánh về sức mạnh chiến lược, các tên lửa đạn đạo phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân Mỹ có phần vượt trội hơn so với Nga, về tầm bắn lẫn sức công phá. Đó là chưa kể tới việc các tàu ngầm hạt nhân Mỹ có thể mang theo nhiều tên lửa hơn và họ có quân số đông đảo hơn, chừng đó thôi cũng đã là một thách thức rất lớn đối với Moscow. Nguồn ảnh: kknews.cc.
Tuy nhiên đó chưa là gì so với lớp Ohio (SSGN) được cải biên từ các tàu SSBN, ngay cả khi số ống phóng tên lửa trên SSGN bị rút bớt chỉ còn 22 thì nó vẫn có thể mang theo tới 154 đơn vị tên lửa hành trình tấn công Tomahawkv với mỗi ống phóng trên SSGN có thể mang tới 7 đơn vị Tomahawk. Và nên nhớ rằng Tomahawk có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật. Nguồn ảnh: Armada International.
Nói như vậy để thấy rằng, sức mạnh của lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio là không thể phủ nhận và nó là kho vũ khí di động lớn nhất thế giới dưới mặt nước. Một trong những nền tảng chính tạo sức mạnh tác chiến toàn cầu của Hải quân Mỹ. Giúp Washington có thể tấn công mọi mục tiêu ở bất kỳ đâu nếu họ muốn. Nguồn ảnh: Military.com
Một con số khác giúp ta có thể thấy được sức mạnh tổng quát của lớp tàu ngầm hạt nhân Ohio đó là chỉ với 14 tàu SSBN nhưng nó đang mang theo tới 50% tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược của nước Mỹ. Và chúng luôn luôn di chuyển và gần như không thể bị đánh chặn hay tấn công phủ đầu. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Nhìn chung trong tương lai gần, lớp tàu ngầm Ohio vẫn sẽ đóng vai trò chiến lược trong lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ, nhưng chúng cũng đã và đang lỗi thời sau 36 năm hoạt động. Bản thân Hải quân Mỹ cũng nhận thấy được điều này khi họ bắt đầu cho ra đời thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược tiếp theo của mình là lớp Columbia. Nguồn ảnh: Wikipedia.