Trong danh sách 10 mẫu súng cứu cánh dành cho binh sĩ trên chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 không thể không kể đến khẩu Thompson - mẫu tiểu liên do Mỹ chế tạo. Nó không đơn thuần chỉ là một món vũ khí mà còn biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Quân đội Mỹ trong thế chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.Nặng gần 5kg và có chiều dài cơ sở lên đến 850mm, Thompson là một trong những mẫu tiểu liên hoạt động hiệu quả nhất trong CTTG 2. Bản thân nó cũng có tốc độ bắn đáng nể có thể lên đến hơn 700 viên/phút với hộp tiếp đạn 20 hoặc trống đạn 50 viên. Nguồn ảnh: dnevno.rs.Trong suốt CTTG 2, nước Mỹ đã cho sản xuất hơn 2 triệu khẩu Thompson các loại phục vụ trên khắp các mặt trận tuy nhiên trong số đó nổi tiếng nhất vẫn là Mặt trận Thái Bình Dương khi mẫu tiểu liên này giúp binh sĩ Mỹ đủ tự tin để đối đầu với các đợt tấn công “tự sát” của quân Nhật. Nguồn ảnh: wordpress.com.Đứng vị trí thứ 4 trong danh sách này là mẫu trung liên Bren LMG của Anh, hỏa lực chính trong các đơn vị bộ binh Anh và một số nước Đồng Minh trong suốt CTTG 2. Dù có thiết kế khá phức tạp nhưng Bren lại rất dễ sử dụng, có độ tin cậy cao và cung cấp sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn nhiều mẫu trung liên cùng thời. Nguồn ảnh: medium.com.Tuy nhiên trọng lượng của Bren lại khá nặng lên đến hơn 10kg và dài hơn 1.1m, do đó không phải binh sĩ nào cũng có thể sử dụng được mẫu trung liên này. Tốc độ bắn của Bren có thể đạt 520 viên/phút đi kèm với đó là hộp tiếp đạn từ 20-30 viên. Nguồn ảnh: blogspot.com.Một trong những lợi thế nữa của Bren là mọi binh sĩ đều có thể sửa chữa hoặc hiệu chỉnh nó bằng những công cụ có sẵn trên chiến trường. Chính vì lý do này mà cho đến ngày nay Bren và một số biến thể của nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong quân đội một số nước trên thế giới. Nguồn ảnh: WWII Today.Cái tên tiếp theo là mẫu trung liên M1918 BAR, “thần hộ mạng” của bộ binh Mỹ trong hơn 30 năm. Sức mạnh hỏa lực của mình BAR hoàn toàn có thể giúp binh lính Mỹ áp đảo kẻ thù chỉ với một loạt bắn duy nhất tuy nhiên nó cũng có hạn chế nhất định khi chỉ được trang bị hộp tiếp đạn chỉ 20 viên. Nguồn ảnh: Wikipedia.Lý giải cho điều này là bởi BAR có trọng lượng khá lớn lên đến hơn 9kg chưa kể đạn cùng với đó là chiều dài gần 1.2m của súng, khiến người mang theo nó khó có thể cơ động di chuyển trên chiến trường. Bù lại BAR có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 500 viên/phút và có tầm bắn hiệu quả có thể đạt gần 1.400m. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ở chiến trường Châu Âu trước sức mạnh hỏa lực áp đảo từ quân Đức các đơn vị bộ binh Mỹ thường được trang bị từ hai đến ba tay súng M1918 BAR làm nhiệm vụ hỏa trợ hỏa lực. Được biết sau CTTG 2 đến tận năm 1970, BAR mới bị loại biên khỏi trang bị của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.Ở vị trí thứ hai chính là Maschinengewehr 34 (MG 34), một trong những mẫu súng máy đa năng đầu tiên trên thế giới và là nỗi khiếp sợ của quân Đồng Minh khi phải đối đầu với quân Đức. Nhìn chung MG 34 sở hữu một thiết kế khá toàn diện và xứng đáng là một trong những vũ khí tốt nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Pinterest.Với trọng lượng tối đa hơn 12kg cùng kíp chiến đấu 2 người, MG 34 vẫn được đánh giá khá cơ động trên chiến trường. Nó có tốc độ bắn cực nhanh khoảng 1.200 viên/phút với dây đạn 50-250 viên, cùng với đó là tầm bắn hiệu quả hơn hơn 1.500m. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài khả năng tác chiến với các đơn vị bộ binh, MG 34 có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phương tiện quân sự khác nhau của Đức trong CTTG 2 như xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến và cả súng máy phòng không. Nguồn ảnh: Alpha Coders.Đứng vị trí số một trong danh sách này chính là Sturmgewehr 44 (StG 44) mẫu súng “tương lai” của Đức trong CTTG 2, thậm cho người ta còn coi nó là mẫu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên việc đưa vào trang bị StG 44 không thể giúp được nước Đức dành chiến thắng nhưng ít ra nó cũng giúp cứu mạng nhiều binh sĩ của nước này. Nguồn ảnh: blogspot.com.StG 44 sở hữu thiết kế khá hiện đại trong giai đoạn nó xuất hiện, bên cạnh đó nó còn có chế độ bắn đa dạng gồm từng viên, tự động và bán tự động. Trọng lượng của súng cũng tương đối nhẹ khoảng 4.6kg và có chiều dài cơ sở 940mm. Nguồn ảnh: returnofkings.com.Mẫu súng này có tốc độ bắn từ 550-600 viên/phút với tầm bắn hiệu quả từ 300m với chế độ tự động và 600m với chế độ bán tự động. Bên cạnh thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn, StG 44 còn được trang bị cả ống ngắm cho phép xạ thủ tác xạ xa hơn. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Trong danh sách 10 mẫu súng cứu cánh dành cho binh sĩ trên chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 không thể không kể đến khẩu Thompson - mẫu tiểu liên do Mỹ chế tạo. Nó không đơn thuần chỉ là một món vũ khí mà còn biểu tượng cho sức mạnh quân sự của Quân đội Mỹ trong thế chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nặng gần 5kg và có chiều dài cơ sở lên đến 850mm, Thompson là một trong những mẫu tiểu liên hoạt động hiệu quả nhất trong CTTG 2. Bản thân nó cũng có tốc độ bắn đáng nể có thể lên đến hơn 700 viên/phút với hộp tiếp đạn 20 hoặc trống đạn 50 viên. Nguồn ảnh: dnevno.rs.
Trong suốt CTTG 2, nước Mỹ đã cho sản xuất hơn 2 triệu khẩu Thompson các loại phục vụ trên khắp các mặt trận tuy nhiên trong số đó nổi tiếng nhất vẫn là Mặt trận Thái Bình Dương khi mẫu tiểu liên này giúp binh sĩ Mỹ đủ tự tin để đối đầu với các đợt tấn công “tự sát” của quân Nhật. Nguồn ảnh: wordpress.com.
Đứng vị trí thứ 4 trong danh sách này là mẫu trung liên Bren LMG của Anh, hỏa lực chính trong các đơn vị bộ binh Anh và một số nước Đồng Minh trong suốt CTTG 2. Dù có thiết kế khá phức tạp nhưng Bren lại rất dễ sử dụng, có độ tin cậy cao và cung cấp sức mạnh hỏa lực vượt trội hơn nhiều mẫu trung liên cùng thời. Nguồn ảnh: medium.com.
Tuy nhiên trọng lượng của Bren lại khá nặng lên đến hơn 10kg và dài hơn 1.1m, do đó không phải binh sĩ nào cũng có thể sử dụng được mẫu trung liên này. Tốc độ bắn của Bren có thể đạt 520 viên/phút đi kèm với đó là hộp tiếp đạn từ 20-30 viên. Nguồn ảnh: blogspot.com.
Một trong những lợi thế nữa của Bren là mọi binh sĩ đều có thể sửa chữa hoặc hiệu chỉnh nó bằng những công cụ có sẵn trên chiến trường. Chính vì lý do này mà cho đến ngày nay Bren và một số biến thể của nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong quân đội một số nước trên thế giới. Nguồn ảnh: WWII Today.
Cái tên tiếp theo là mẫu trung liên M1918 BAR, “thần hộ mạng” của bộ binh Mỹ trong hơn 30 năm. Sức mạnh hỏa lực của mình BAR hoàn toàn có thể giúp binh lính Mỹ áp đảo kẻ thù chỉ với một loạt bắn duy nhất tuy nhiên nó cũng có hạn chế nhất định khi chỉ được trang bị hộp tiếp đạn chỉ 20 viên. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Lý giải cho điều này là bởi BAR có trọng lượng khá lớn lên đến hơn 9kg chưa kể đạn cùng với đó là chiều dài gần 1.2m của súng, khiến người mang theo nó khó có thể cơ động di chuyển trên chiến trường. Bù lại BAR có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 500 viên/phút và có tầm bắn hiệu quả có thể đạt gần 1.400m. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ở chiến trường Châu Âu trước sức mạnh hỏa lực áp đảo từ quân Đức các đơn vị bộ binh Mỹ thường được trang bị từ hai đến ba tay súng M1918 BAR làm nhiệm vụ hỏa trợ hỏa lực. Được biết sau CTTG 2 đến tận năm 1970, BAR mới bị loại biên khỏi trang bị của Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ở vị trí thứ hai chính là Maschinengewehr 34 (MG 34), một trong những mẫu súng máy đa năng đầu tiên trên thế giới và là nỗi khiếp sợ của quân Đồng Minh khi phải đối đầu với quân Đức. Nhìn chung MG 34 sở hữu một thiết kế khá toàn diện và xứng đáng là một trong những vũ khí tốt nhất trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với trọng lượng tối đa hơn 12kg cùng kíp chiến đấu 2 người, MG 34 vẫn được đánh giá khá cơ động trên chiến trường. Nó có tốc độ bắn cực nhanh khoảng 1.200 viên/phút với dây đạn 50-250 viên, cùng với đó là tầm bắn hiệu quả hơn hơn 1.500m. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài khả năng tác chiến với các đơn vị bộ binh, MG 34 có thể được triển khai trên nhiều nền tảng phương tiện quân sự khác nhau của Đức trong CTTG 2 như xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến và cả súng máy phòng không. Nguồn ảnh: Alpha Coders.
Đứng vị trí số một trong danh sách này chính là Sturmgewehr 44 (StG 44) mẫu
súng “tương lai” của Đức trong CTTG 2, thậm cho người ta còn coi nó là mẫu súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên việc đưa vào trang bị StG 44 không thể giúp được nước Đức dành chiến thắng nhưng ít ra nó cũng giúp cứu mạng nhiều binh sĩ của nước này. Nguồn ảnh: blogspot.com.
StG 44 sở hữu thiết kế khá hiện đại trong giai đoạn nó xuất hiện, bên cạnh đó nó còn có chế độ bắn đa dạng gồm từng viên, tự động và bán tự động. Trọng lượng của súng cũng tương đối nhẹ khoảng 4.6kg và có chiều dài cơ sở 940mm. Nguồn ảnh: returnofkings.com.
Mẫu súng này có tốc độ bắn từ 550-600 viên/phút với tầm bắn hiệu quả từ 300m với chế độ tự động và 600m với chế độ bán tự động. Bên cạnh thước ngắm cơ khí tiêu chuẩn, StG 44 còn được trang bị cả ống ngắm cho phép xạ thủ tác xạ xa hơn. Nguồn ảnh: Wikiwand.