Theo truyền thông Ấn Độ đưa tin, quân đội nước này đã chính thức tiếp nhận bốn chiếc trực thăng CH-47F đầu tiên theo đơn đặt hàng trước đó ký kết với với hãng Boeing của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Những trực thăng CH-47F này là lô hàng đầu tiên Ấn Độ nhận được. Toàn bộ 11 chiếc CH-47F còn lại sẽ sớm được Mỹ bàn giao cho Ấn Độ trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng mới chỉ có duy nhất bốn tổ bay CH-47F cùng bốn đội kỹ sư mặt đất để phục vụ các máy bay này. Các tổ bay và đơn vị mặt đất còn lại sẽ sớm được về nước cùng với những chiếc CH-47F tiếp theo. Nguồn ảnh: QQ.Các trực thăng CH-47F có khả năng mang theo tối đa 14 tấn hàng và khoang chứa máy bay chở được tối đa 50 lính với đầy đủ trang thiết bị. So với loại trực thăng Mi-26 mà CH-47F của Ấn Độ dự định sẽ thay thế, có vẻ như khả năng vận tải của CH-47F có vẻ hơi lép vế. Nguồn ảnh: QQ.Trong khi đó trực thăng Mi-26 có thể mang theo tối đa tới 90 lính với đầy đủ trang thiết bị hoặc 60 cáng cứu thương. Về khả năng vận tải, Mi-26 cũng có thể mang theo tối đa tới 20 tấn hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.Giá của mỗi chiếc Mi-26 vào khoảng 25 tới 30 triệu USD và tới nay, dây chuyền sản xuất loại trực thăng này vẫn tiếp tục được vận hành. Tuy nhiên không hiểu sao, Quân đội Ấn Độ lại quyết tâm thay thế Mi-26 bằng trực thăng CH-47F - một loại trực thăng vận tải có vẻ như lép vế hơn. Nguồn ảnh: QQ.CH-47 đã ra đời từ năm 1961 và tới nay vẫn là một trong những loại trực thăng vận tải chủ lực cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Giá thành của mỗi chiếc CH-47F vào khoảng hơn 40 triệu USD. Nguồn ảnh: QQ.So với phiên bản gốc, CH-47F có động cơ công suất cao hơn cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới 282 km/h khi mang theo 9,5 tấn hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.Tính tới năm 2012, Mỹ đã sản xuất và lắp ráp được tổng cộng 1200 chiếc máy bay trực thăng CH-47 và sử dụng tại 21 quốc gia trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: QQ. Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.
Theo truyền thông Ấn Độ đưa tin, quân đội nước này đã chính thức tiếp nhận bốn chiếc trực thăng CH-47F đầu tiên theo đơn đặt hàng trước đó ký kết với với hãng Boeing của Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Những trực thăng CH-47F này là lô hàng đầu tiên Ấn Độ nhận được. Toàn bộ 11 chiếc CH-47F còn lại sẽ sớm được Mỹ bàn giao cho Ấn Độ trong tương lai. Nguồn ảnh: QQ.
Tính tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng mới chỉ có duy nhất bốn tổ bay CH-47F cùng bốn đội kỹ sư mặt đất để phục vụ các máy bay này. Các tổ bay và đơn vị mặt đất còn lại sẽ sớm được về nước cùng với những chiếc CH-47F tiếp theo. Nguồn ảnh: QQ.
Các trực thăng CH-47F có khả năng mang theo tối đa 14 tấn hàng và khoang chứa máy bay chở được tối đa 50 lính với đầy đủ trang thiết bị. So với loại trực thăng Mi-26 mà CH-47F của Ấn Độ dự định sẽ thay thế, có vẻ như khả năng vận tải của CH-47F có vẻ hơi lép vế. Nguồn ảnh: QQ.
Trong khi đó trực thăng Mi-26 có thể mang theo tối đa tới 90 lính với đầy đủ trang thiết bị hoặc 60 cáng cứu thương. Về khả năng vận tải, Mi-26 cũng có thể mang theo tối đa tới 20 tấn hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.
Giá của mỗi chiếc Mi-26 vào khoảng 25 tới 30 triệu USD và tới nay, dây chuyền sản xuất loại trực thăng này vẫn tiếp tục được vận hành. Tuy nhiên không hiểu sao, Quân đội Ấn Độ lại quyết tâm thay thế Mi-26 bằng trực thăng CH-47F - một loại trực thăng vận tải có vẻ như lép vế hơn. Nguồn ảnh: QQ.
CH-47 đã ra đời từ năm 1961 và tới nay vẫn là một trong những loại trực thăng vận tải chủ lực cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Giá thành của mỗi chiếc CH-47F vào khoảng hơn 40 triệu USD. Nguồn ảnh: QQ.
So với phiên bản gốc, CH-47F có động cơ công suất cao hơn cho phép nó bay được với tốc độ tối đa lên tới 282 km/h khi mang theo 9,5 tấn hàng hoá. Nguồn ảnh: QQ.
Tính tới năm 2012, Mỹ đã sản xuất và lắp ráp được tổng cộng 1200 chiếc máy bay trực thăng CH-47 và sử dụng tại 21 quốc gia trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng CH-47 được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam.