Trong tháng 6/2017, bài viết "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ" đăng trên báo Quân đội nhân dân đã cung cấp thông tin liên quan tới việc Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận máy bay thế hệ mới. Nguồn ảnh: Jetphoto.net.Việc Quân đội nhân dân Việt Nam đặt hàng thêm máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i đã được nhắc đến trong phóng sự "Lữ đoàn Không quân vận tải 918 huấn luyện sát thực tế nhiệm vụ" của Kênh truyền hình Quốc phòng. Nguồn ảnh: An Hải.Ngoài ra thì hợp đồng mua sắm này còn được phía Tập đoàn Airbus Defence & Space xác nhận thông qua bảng thống kê số lượng máy bay quân sự đặt hàng, chuyển giao và vận hành tính đến ngày 31/12/2015. Hình ảnh một chiếc NC-212i thuộc biên chế Cảnh sát Biển Việt Nam Nguồn ảnh: aviationtribune.comĐáng chú ý hơn, 3 chiếc NC-212i mới của Việt Nam đều được chế tạo tại nhà máy ở Bandung (Indonesia), do dây chuyền sản xuất C-212 ở Seville đã ngừng hoạt động. Nguồn ảnh: JakartaGreaterSau đó không lâu đã xuất hiện hình ảnh khung thân chiếc NC-212i tại Nhà máy Bangdung với dòng chữ Vietnam sơn trên thân, cho thấy đây chính là chiếc máy bay được chế tạo cho chúng ta. Hình ảnh: Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i được Indonesia chế tạo theo đơn hàng của Việt Nam. Nguồn ảnh: JakartaGreater.Đến tháng 11/2017, hình ảnh chiếc NC-212i đầu tiên của Việt Nam thực hiện chuyến bay thử sau khi rời dây chuyền lắp ráp đã xuất hiện trên các trang thông tin quân sự nước ngoài, cho thấy nó đã sẵn sàng bàn giao. Nguồn ảnh: JakartaGreater.Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i có phi hành đoàn 2 người; Chiều dài 16,2 m; Sải cánh 20,28 m; Chiều cao 6,3 m; Trọng lượng cất cánh tối đa 7.700 kg Nguồn ảnh: planespotters.net.Trái tim của NC-212i là 2 động cơ cánh quạt Garrett AiResearch TPE-331-10R-513C, công suất 900 mã lực/chiếc cho tốc độ tối đa 370 km/h, tốc độ hành trình 3000 km/h. Nguồn ảnh: pena-abad.Khả năng chuyên chở của NC-212i là 26 lính hoặc 2.700 kg hàng hóa, tầm bay đạt 1.811 km và trần bay là 7.925 m. Nguồn ảnh: QPVN.Theo diễn biến mới nhất, chiếc NC-212i trên đã được hoàn thiện, nhưng có một chi tiết rất bất ngờ đó là máy bay không mang màu sơn truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển mà lại được sơn rằn ri xanh như những chiếc C-295M cùng dòng chữ “Không quân Việt Nam” trên thân. Nguồn ảnh: defence.pk.Việc những chiếc NC-212i mới thuộc biên chế Không quân là điều khá bất ngờ do nó vẫn mang các thiết bị giám sát và tuần tra biển tương tự như máy bay trang bị cho Cảnh sát biển. Hình ảnh Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i của Không quân Việt Nam mang màu sơn mới của Không quân. Nguồn ảnh: defence.pk.Có thể dự đoán rằng số NC-212i mới sẽ thuộc “biên chế cứng” của Lữ đoàn Không quân vận tải 918 chứ không phải phối thuộc, khai thác hộ cho Cảnh sát biển như các phi cơ bàn giao đợt trước nữa. Nguồn ảnh: JakartaGreater.Nhiều khả năng nhiệm vụ của nó chính là vận tải hàng hóa, binh lính chi viện cho các tuyến đảo nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng cực ngắn của mình. Bên cạnh đó thì chức năng giám sát biển được giữ lại để làm cánh tay nối dài cho hệ thống cảnh giới trong đất liền. Hình ảnh máy bay vận tải quân sự C-295 của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: SputnikTheo nhận định thì chiếc NC-212i này sẽ trở về căn cứ mới trước Tết nguyên đán năm nay, nâng cao năng lực của Không quân nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. Nguồn ảnh:Mời độc giả xem video: Khám phá Máy bay vận tải C-295 của Không quân Việt Nam. (Nguồn QPVN)
Trong tháng 6/2017, bài viết "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ" đăng trên báo Quân đội nhân dân đã cung cấp thông tin liên quan tới việc Việt Nam chuẩn bị tiếp nhận máy bay thế hệ mới. Nguồn ảnh: Jetphoto.net.
Việc Quân đội nhân dân Việt Nam đặt hàng thêm máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i đã được nhắc đến trong phóng sự "Lữ đoàn Không quân vận tải 918 huấn luyện sát thực tế nhiệm vụ" của Kênh truyền hình Quốc phòng. Nguồn ảnh: An Hải.
Ngoài ra thì hợp đồng mua sắm này còn được phía Tập đoàn Airbus Defence & Space xác nhận thông qua bảng thống kê số lượng máy bay quân sự đặt hàng, chuyển giao và vận hành tính đến ngày 31/12/2015. Hình ảnh một chiếc NC-212i thuộc biên chế Cảnh sát Biển Việt Nam Nguồn ảnh: aviationtribune.com
Đáng chú ý hơn, 3 chiếc NC-212i mới của Việt Nam đều được chế tạo tại nhà máy ở Bandung (Indonesia), do dây chuyền sản xuất C-212 ở Seville đã ngừng hoạt động. Nguồn ảnh: JakartaGreater
Sau đó không lâu đã xuất hiện hình ảnh khung thân chiếc NC-212i tại Nhà máy Bangdung với dòng chữ Vietnam sơn trên thân, cho thấy đây chính là chiếc máy bay được chế tạo cho chúng ta. Hình ảnh: Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i được Indonesia chế tạo theo đơn hàng của Việt Nam. Nguồn ảnh: JakartaGreater.
Đến tháng 11/2017, hình ảnh chiếc NC-212i đầu tiên của Việt Nam thực hiện chuyến bay thử sau khi rời dây chuyền lắp ráp đã xuất hiện trên các trang thông tin quân sự nước ngoài, cho thấy nó đã sẵn sàng bàn giao. Nguồn ảnh: JakartaGreater.
Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i có phi hành đoàn 2 người; Chiều dài 16,2 m; Sải cánh 20,28 m; Chiều cao 6,3 m; Trọng lượng cất cánh tối đa 7.700 kg Nguồn ảnh: planespotters.net.
Trái tim của NC-212i là 2 động cơ cánh quạt Garrett AiResearch TPE-331-10R-513C, công suất 900 mã lực/chiếc cho tốc độ tối đa 370 km/h, tốc độ hành trình 3000 km/h. Nguồn ảnh: pena-abad.
Khả năng chuyên chở của NC-212i là 26 lính hoặc 2.700 kg hàng hóa, tầm bay đạt 1.811 km và trần bay là 7.925 m. Nguồn ảnh: QPVN.
Theo diễn biến mới nhất, chiếc NC-212i trên đã được hoàn thiện, nhưng có một chi tiết rất bất ngờ đó là máy bay không mang màu sơn truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển mà lại được sơn rằn ri xanh như những chiếc C-295M cùng dòng chữ “Không quân Việt Nam” trên thân. Nguồn ảnh: defence.pk.
Việc những chiếc NC-212i mới thuộc biên chế Không quân là điều khá bất ngờ do nó vẫn mang các thiết bị giám sát và tuần tra biển tương tự như máy bay trang bị cho Cảnh sát biển. Hình ảnh Máy bay vận tải - tuần thám biển NC-212i của Không quân Việt Nam mang màu sơn mới của Không quân. Nguồn ảnh: defence.pk.
Có thể dự đoán rằng số NC-212i mới sẽ thuộc “biên chế cứng” của Lữ đoàn Không quân vận tải 918 chứ không phải phối thuộc, khai thác hộ cho Cảnh sát biển như các phi cơ bàn giao đợt trước nữa. Nguồn ảnh: JakartaGreater.
Nhiều khả năng nhiệm vụ của nó chính là vận tải hàng hóa, binh lính chi viện cho các tuyến đảo nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng cực ngắn của mình. Bên cạnh đó thì chức năng giám sát biển được giữ lại để làm cánh tay nối dài cho hệ thống cảnh giới trong đất liền. Hình ảnh máy bay vận tải quân sự C-295 của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: Sputnik
Theo nhận định thì chiếc NC-212i này sẽ trở về căn cứ mới trước Tết nguyên đán năm nay, nâng cao năng lực của Không quân nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung. Nguồn ảnh:
Mời độc giả xem video: Khám phá Máy bay vận tải C-295 của Không quân Việt Nam. (Nguồn QPVN)