Trong tuần qua đã có thông tin về việc Quân đội Armenia sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E tập kích vào sân bay quân sự ở thành phố Ganja của Azerbaijan.Tuy nhiên quả đạn lại rơi vào khu dân cư cách đó 6 km, thông tin này đã gây chấn động giới quân sự và cần một lời giải thích thỏa đáng về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trên.Bình luận trên kênh Telegram "Sputnik Near Abroad", theo Giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Ruslan Pukhov, Iskander -E "được Armenia mua với mức độ lớn để làm vũ khí răn đe".“Nhưng tên lửa luôn có sai số vòng tròn (có thể xảy ra). Rõ ràng nó đã nhắm vào một sân bay quân sự ở thành phố Ganja, nhưng lại rơi vào khu dân cư nằm tận trung tâm thành phố", chuyên gia Ruslan Pukhov cho biết và được hãng tin Lenta đăng tải.“Độ lệch mục tiêu 6 km đối với vũ khí chính xác cao, thậm chí đối với bất kỳ loại vũ khí nào khác - thật là khủng khiếp, đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng thực sự của vũ khí do Nga sản xuất"."Trong trường hợp này, không thể nói hết về hiệu quả của loại vũ khí trên, thậm chí phải tính đến việc đối phương có thể sử dụng những phương tiện tác chiến điện tử", chuyên gia Pukhov nhấn mạnh.Tuy nhiên trong diễn biến mới nhất, Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan tuyên bố rằng "bảng điều khiển tên lửa Iskander-E nằm trong tay Nga".Và chính vì lý do này mà Armenia không thể oanh kích bằng vũ khí trên vào lãnh thổ Azerbaijan. Theo cơ quan này, các tổ hợp Iskander-E thậm chí chưa từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh kéo dài 45 ngày.“Tôi chỉ có thể dựa vào sự thật và không thể nói nếu không có sự hỗ trợ. Chúng tôi không có bằng chứng nào về việc phía Armenia sử dụng tên lửa Iskander-E”.“Chúng tôi đã phân tích tất cả những gì còn lại của tên lửa được bắn về hướng mình, tiến hành kiểm tra cùng với các cấu trúc liên quan. Tôi nghĩ rằng đó là một thủ thuật đánh lạc hướng của Hakobyan vì một số mục đích chính trị nội bộ"."Đồng thời có dữ liệu chính xác về việc Quân đội Armenia sử dụng các tên lửa có sức hủy diệt tương đương như Scud, Tochka U và Smerch”.“Bom chùm đã được sử dụng để tấn công thành phố Barda bảy lần. Những tên lửa này thuộc loại sản xuất cũ và đã được bàn giao từ lâu cho Armenia"."Tên lửa Iskander-E thuộc thế hệ mới, chúng đang ở Armenia, nhưng tôi không nghĩ rằng nó nằm dưới sự kiểm soát hoạt động của phía Yerevan. Đây là vũ khí quá nguy hiểm", Tổng Công tố viên Kamran Aliyev cho biết trong cuộc phỏng vấn.Cùng lúc đó, ít nhất hai video clip xuất hiện trên mạng, cho thấy rằng tên lửa Iskander-E vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên bất chấp những vụ phóng thử, dữ liệu về việc mục tiêu bị ảnh hưởng vẫn chưa được bình luận từ những bên tham gia cuộc xung đột.Vẫn chưa rõ lý do tại sao Iskander-E không tham gia vào những cuộc tấn công, ngoài ra trước đó cũng có thông tin cho rằng Armenia không sử dụng máy bay chiến đấu Su-30SM của mình do thiếu tên lửa thông thường.
Trong tuần qua đã có thông tin về việc Quân đội Armenia sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E tập kích vào sân bay quân sự ở thành phố Ganja của Azerbaijan.
Tuy nhiên quả đạn lại rơi vào khu dân cư cách đó 6 km, thông tin này đã gây chấn động giới quân sự và cần một lời giải thích thỏa đáng về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trên.
Bình luận trên kênh Telegram "Sputnik Near Abroad", theo Giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) Ruslan Pukhov, Iskander -E "được Armenia mua với mức độ lớn để làm vũ khí răn đe".
“Nhưng tên lửa luôn có sai số vòng tròn (có thể xảy ra). Rõ ràng nó đã nhắm vào một sân bay quân sự ở thành phố Ganja, nhưng lại rơi vào khu dân cư nằm tận trung tâm thành phố", chuyên gia Ruslan Pukhov cho biết và được hãng tin Lenta đăng tải.
“Độ lệch mục tiêu 6 km đối với vũ khí chính xác cao, thậm chí đối với bất kỳ loại vũ khí nào khác - thật là khủng khiếp, đặt ra câu hỏi lớn về chất lượng thực sự của vũ khí do Nga sản xuất".
"Trong trường hợp này, không thể nói hết về hiệu quả của loại vũ khí trên, thậm chí phải tính đến việc đối phương có thể sử dụng những phương tiện tác chiến điện tử", chuyên gia Pukhov nhấn mạnh.
Tuy nhiên trong diễn biến mới nhất, Văn phòng Tổng công tố Azerbaijan tuyên bố rằng "bảng điều khiển tên lửa Iskander-E nằm trong tay Nga".
Và chính vì lý do này mà Armenia không thể oanh kích bằng vũ khí trên vào lãnh thổ Azerbaijan. Theo cơ quan này, các tổ hợp Iskander-E thậm chí chưa từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh kéo dài 45 ngày.
“Tôi chỉ có thể dựa vào sự thật và không thể nói nếu không có sự hỗ trợ. Chúng tôi không có bằng chứng nào về việc phía Armenia sử dụng tên lửa Iskander-E”.
“Chúng tôi đã phân tích tất cả những gì còn lại của tên lửa được bắn về hướng mình, tiến hành kiểm tra cùng với các cấu trúc liên quan. Tôi nghĩ rằng đó là một thủ thuật đánh lạc hướng của Hakobyan vì một số mục đích chính trị nội bộ".
"Đồng thời có dữ liệu chính xác về việc Quân đội Armenia sử dụng các tên lửa có sức hủy diệt tương đương như Scud, Tochka U và Smerch”.
“Bom chùm đã được sử dụng để tấn công thành phố Barda bảy lần. Những tên lửa này thuộc loại sản xuất cũ và đã được bàn giao từ lâu cho Armenia".
"Tên lửa Iskander-E thuộc thế hệ mới, chúng đang ở Armenia, nhưng tôi không nghĩ rằng nó nằm dưới sự kiểm soát hoạt động của phía Yerevan. Đây là vũ khí quá nguy hiểm", Tổng Công tố viên Kamran Aliyev cho biết trong cuộc phỏng vấn.
Cùng lúc đó, ít nhất hai video clip xuất hiện trên mạng, cho thấy rằng tên lửa Iskander-E vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên bất chấp những vụ phóng thử, dữ liệu về việc mục tiêu bị ảnh hưởng vẫn chưa được bình luận từ những bên tham gia cuộc xung đột.
Vẫn chưa rõ lý do tại sao Iskander-E không tham gia vào những cuộc tấn công, ngoài ra trước đó cũng có thông tin cho rằng Armenia không sử dụng máy bay chiến đấu Su-30SM của mình do thiếu tên lửa thông thường.