Tiêm kích tử thần Su-35S là máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không hạng nặng, là loại máy bay có năng lực nhất trong biên chế của Nga, được trang bị ở cấp độ phi đội và vẫn được sản xuất cho đến nay.Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu tiền tuyến khác của Nga, Su-35 có nguồn gốc từ thiết kế Su-27 từ thời Liên Xô, nhưng được cải thiện đáng kể về khả năng với động cơ AL-41 mạnh hơn và khung máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, cùng hệ thống điện tử hàng không hoàn toàn mới.Máy bay Su-35S đặc biệt được đánh giá cao nhờ khả năng cơ động cao ở mọi tốc độ, độ bền rất cao được đánh giá vượt xa so với các dòng máy bay đối thủ phương Tây. Bên cạnh đó, Su-35S còn được tăng sức mạnh nhờ bộ cảm biến hiện đại, bộ tác chiến điện tử Khibny-M và tên lửa tầm xa.Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-35S vẫn còn một số hạn chế về khả năng chiến đấu so với máy bay tiên tiến hơn là Su-57. Dưới đây là đánh giá một số thiếu sót hàng đầu của Su-35 dẫn đến nhiều chiếc bị hạ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, được tờ The Drive miêu tả.Thứ nhất, mặt cắt ngang radar cao. Đặc điểm phân biệt đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như Su-35 với các thiết kế tiên tiến thế hệ thứ năm, là mặt cắt ngang radar cao, khiến hạn chế đáng kể khả năng tàng hình của máy bay và khả năng chống lại việc bị tấn công từ ngoài phạm vi quan sát.Việc thiếu tính năng tàng hình sẽ hạn chế khả năng tồn tại trong tương lai của Su-35 khi các thiết kế tàng hình ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường thế kỷ 21, khiến máy bay chiến đấu Su-35S bị lép vế khi đối đầu với các máy bay tiên tiến hơn.Thứ hai, tên lửa không đối không tương đối cũ. Nga tiếp tục kế thừa tên lửa R-37 và sau đó là R-77 của Liên Xô, loại tên lửa được đánh giá có sức mạnh ngang hàng với tên lửa AIM-120 của Mỹ.Tuy nhiên, sự tan rã của Liên Xô đã làm trì hoãn đáng kể cả hai chương trình cải tiến hai loại tên lửa trên và kết quả là các máy bay chiến đấu của Nga vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các biến thể R-27 cải tiến, loại tên lửa cũ hơn.Bên cạnh đó, trong cuộc chạy đua chế tạo tên lửa không đối không cho máy bay chiến đấu, Nga đang tập trung sản xuất K-77M với khả năng dẫn đường APAA độc đáo, có tầm bắn gấp đôi so với R-77 và R-37M, với tầm bắn cực lớn lên đến 400km và đạt tốc độ Mach 6.Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga thường được trang bị R-27 là loại tên lửa từ những năm 1970 nên vẫn tương đối cũ so với bây giờ.Thứ ba, radar chính của Su-35 là PESA. Việc thiếu radar mảng pha quét điện tử chủ động là một thiếu sót đáng chú ý của Su-35. Radar PESA hoạt động trên một dải tần số cố định nên rất dễ bị phát hiện và gây nhiễu. Độ chính xác trong phát hiện, bám bắt mục tiêu không cao.Trong khi đó, những chiếc Su-35 phiên bản SM hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm tiên tiến, dự kiến là sẽ được tích hợp radar AESA, loại radar được phát triển cho tiêm kích Su-57.Thứ tư, phí bảo dưỡng cao. Có lẽ nhược điểm đáng kể nhất của Su-35 so với các máy bay chiến đấu cạnh tranh là yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao.Điều này khiến máy bay khó duy trì ở mức độ sẵn sàng hoạt động cường độ cao hơn và có nghĩa là Bộ Quốc phòng Nga phải tài trợ cho nó một khoản tiền đáng kể trong suốt thời gian hoạt động.Tuy cao nhưng chi phí bảo dưỡng của Su-35S vẫn kém xa so với các máy bay chiến đấu hạng nặng và khiêm tốn so với Su-27 cũ hơn hoặc các thiết kế cạnh tranh của nước ngoài như F-22 của Mỹ.Những hạn chế trên làm cho Su-35S giảm đi khả năng chiến đấu ở Ukraine trong thời gian qua. Ngoài ra, màn trình diễn không mấy nổi bật của loại tiêm kích này, cũng khiến thị trường xuất khẩu của nó gặp nhiều rào cản trong tương lai.
Tiêm kích tử thần Su-35S là máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không hạng nặng, là loại máy bay có năng lực nhất trong biên chế của Nga, được trang bị ở cấp độ phi đội và vẫn được sản xuất cho đến nay.
Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu tiền tuyến khác của Nga, Su-35 có nguồn gốc từ thiết kế Su-27 từ thời Liên Xô, nhưng được cải thiện đáng kể về khả năng với động cơ AL-41 mạnh hơn và khung máy bay sử dụng nhiều vật liệu composite hơn, cùng hệ thống điện tử hàng không hoàn toàn mới.
Máy bay Su-35S đặc biệt được đánh giá cao nhờ khả năng cơ động cao ở mọi tốc độ, độ bền rất cao được đánh giá vượt xa so với các dòng máy bay đối thủ phương Tây. Bên cạnh đó, Su-35S còn được tăng sức mạnh nhờ bộ cảm biến hiện đại, bộ tác chiến điện tử Khibny-M và tên lửa tầm xa.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Su-35S vẫn còn một số hạn chế về khả năng chiến đấu so với máy bay tiên tiến hơn là Su-57. Dưới đây là đánh giá một số thiếu sót hàng đầu của Su-35 dẫn đến nhiều chiếc bị hạ trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, được tờ The Drive miêu tả.
Thứ nhất, mặt cắt ngang radar cao. Đặc điểm phân biệt đáng chú ý nhất của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như Su-35 với các thiết kế tiên tiến thế hệ thứ năm, là mặt cắt ngang radar cao, khiến hạn chế đáng kể khả năng tàng hình của máy bay và khả năng chống lại việc bị tấn công từ ngoài phạm vi quan sát.
Việc thiếu tính năng tàng hình sẽ hạn chế khả năng tồn tại trong tương lai của Su-35 khi các thiết kế tàng hình ngày càng chiếm ưu thế trên chiến trường thế kỷ 21, khiến máy bay chiến đấu Su-35S bị lép vế khi đối đầu với các máy bay tiên tiến hơn.
Thứ hai, tên lửa không đối không tương đối cũ. Nga tiếp tục kế thừa tên lửa R-37 và sau đó là R-77 của Liên Xô, loại tên lửa được đánh giá có sức mạnh ngang hàng với tên lửa AIM-120 của Mỹ.
Tuy nhiên, sự tan rã của Liên Xô đã làm trì hoãn đáng kể cả hai chương trình cải tiến hai loại tên lửa trên và kết quả là các máy bay chiến đấu của Nga vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các biến thể R-27 cải tiến, loại tên lửa cũ hơn.
Bên cạnh đó, trong cuộc chạy đua chế tạo tên lửa không đối không cho máy bay chiến đấu, Nga đang tập trung sản xuất K-77M với khả năng dẫn đường APAA độc đáo, có tầm bắn gấp đôi so với R-77 và R-37M, với tầm bắn cực lớn lên đến 400km và đạt tốc độ Mach 6.
Tuy nhiên, các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga thường được trang bị R-27 là loại tên lửa từ những năm 1970 nên vẫn tương đối cũ so với bây giờ.
Thứ ba, radar chính của Su-35 là PESA. Việc thiếu radar mảng pha quét điện tử chủ động là một thiếu sót đáng chú ý của Su-35. Radar PESA hoạt động trên một dải tần số cố định nên rất dễ bị phát hiện và gây nhiễu. Độ chính xác trong phát hiện, bám bắt mục tiêu không cao.
Trong khi đó, những chiếc Su-35 phiên bản SM hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm tiên tiến, dự kiến là sẽ được tích hợp radar AESA, loại radar được phát triển cho tiêm kích Su-57.
Thứ tư, phí bảo dưỡng cao. Có lẽ nhược điểm đáng kể nhất của Su-35 so với các máy bay chiến đấu cạnh tranh là yêu cầu bảo dưỡng và chi phí vận hành cao.
Điều này khiến máy bay khó duy trì ở mức độ sẵn sàng hoạt động cường độ cao hơn và có nghĩa là Bộ Quốc phòng Nga phải tài trợ cho nó một khoản tiền đáng kể trong suốt thời gian hoạt động.
Tuy cao nhưng chi phí bảo dưỡng của Su-35S vẫn kém xa so với các máy bay chiến đấu hạng nặng và khiêm tốn so với Su-27 cũ hơn hoặc các thiết kế cạnh tranh của nước ngoài như F-22 của Mỹ.
Những hạn chế trên làm cho Su-35S giảm đi khả năng chiến đấu ở Ukraine trong thời gian qua. Ngoài ra, màn trình diễn không mấy nổi bật của loại tiêm kích này, cũng khiến thị trường xuất khẩu của nó gặp nhiều rào cản trong tương lai.