Không quân Mỹ buộc phải từ bỏ việc chế tạo thêm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor khi tiêm kích thế hệ 6 của Nga được giới thiệu, điều này được đăng tải bởi tờ tạp chí National Interest (NI).Máy bay chiến đấu F-22 Raptor bắt đầu được biên chế trong Không quân Mỹ từ năm 2005 và được các phi công đánh giá rất cao vì những đặc tính kỹ chiến thuật nổi trội của nó.Ngày nay những chiếc tiêm kích nói trên có thể không được gọi là bất khả xâm phạm, nhưng cần lưu ý, chúng vẫn được nhiều chuyên gia coi là máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không tốt nhất, nhất là khi F-35 được hình thành như một nền tảng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.Mặc dù vậy, bất chấp danh tiếng của chiến đấu cơ tàng hình này, chỉ có 187 chiếc F-22 Raptor được sản xuất trong toàn bộ thời gian dây chuyền lắp ráp hoạt động tại Mỹ.Trong khi đó F-35 được giới thiệu 10 năm sau đó nhưng đã hoàn thành hơn 700 chiếc. Đã có lúc giới chức quân sự Mỹ lên kế hoạch tăng số lượng máy bay chiến đấu F-22 lên 194 chiếc, nhưng Lực lượng Không quân đã phản đối ý kiến này.Trong báo cáo năm 2017 trước Quốc hội Mỹ, lãnh đạo Không quân Mỹ khuyến nghị không tiếp tục sản xuất tiêm kích F-22 do giá của nó. Một chiếc máy bay như vậy sẽ có giá khoảng 200 triệu USD. Để so sánh: một chiếc F-35B hiện trị giá khoảng 108 triệu.Lý do thứ hai và quan trọng hơn để không tiếp nhận thêm tiêm kích F-22 Raptor chính là thời gian cần thiết để khởi động lại việc sản xuất chiếc máy bay chiến đấu này.“Lực lượng Không quân cho rằng chiếc máy bay đầu tiên sẽ không xuất hiện cho đến giữa những năm 2020. Bốn năm sau khi báo cáo được công bố, một ngày chính xác hơn được nêu ra là khoảng năm 2030”, ấn phẩm NI cho biết.Như đánh giá của tờ báo Mỹ, khi những chiếc F-22 tái sản xuất bắt đầu gia nhập Không quân Mỹ, các đặc điểm của chúng sẽ không phù hợp với công nghệ của tương lai.Lý do được xác định là vào thời điểm đó, Nga cùng với Trung Quốc sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra các máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có khả năng vượt trội hơn tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ.Nga đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, theo tuyên bố vào năm 2016 của ông Dmitry Rogozin, người lúc đó là Phó Thủ tướng. Hiện tại các chuyên gia đang thử nghiệm những hệ thống riêng lẻ sẽ ứng dụng trên tiêm kích tương lai.Báo chí cho rằng cỗ máy mới nhất sẽ có khả năng bảo vệ bằng tia laser với khả năng đốt cháy đầu dò tự dẫn của tên lửa đối phương đang tấn công máy bay và vũ khí trang bị của nó sẽ bao gồm pháo điện từ và đạn điện tử dẫn đường.Nhiều chuyên gia tin rằng một tiêm kích như vậy có thể điều khiển 20 - 30 máy bay không người lái mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Ngoài ra có thông tin cho rằng cả hai phiên bản có người lái và không người lái của tiêm kích thế hệ 6 đều đang được Nga phát triển.Vì lý do trên, Không quân Mỹ tỏ ra cảnh giác với việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc sản xuất thêm các tiêm kích thế hệ năm F-22 Raptor, vốn sẽ sớm đánh mất ưu thế của chúng.
Không quân Mỹ buộc phải từ bỏ việc chế tạo thêm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor khi tiêm kích thế hệ 6 của Nga được giới thiệu, điều này được đăng tải bởi tờ tạp chí National Interest (NI).
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor bắt đầu được biên chế trong Không quân Mỹ từ năm 2005 và được các phi công đánh giá rất cao vì những đặc tính kỹ chiến thuật nổi trội của nó.
Ngày nay những chiếc tiêm kích nói trên có thể không được gọi là bất khả xâm phạm, nhưng cần lưu ý, chúng vẫn được nhiều chuyên gia coi là máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không tốt nhất, nhất là khi F-35 được hình thành như một nền tảng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Mặc dù vậy, bất chấp danh tiếng của chiến đấu cơ tàng hình này, chỉ có 187 chiếc F-22 Raptor được sản xuất trong toàn bộ thời gian dây chuyền lắp ráp hoạt động tại Mỹ.
Trong khi đó F-35 được giới thiệu 10 năm sau đó nhưng đã hoàn thành hơn 700 chiếc. Đã có lúc giới chức quân sự Mỹ lên kế hoạch tăng số lượng máy bay chiến đấu F-22 lên 194 chiếc, nhưng Lực lượng Không quân đã phản đối ý kiến này.
Trong báo cáo năm 2017 trước Quốc hội Mỹ, lãnh đạo Không quân Mỹ khuyến nghị không tiếp tục sản xuất tiêm kích F-22 do giá của nó. Một chiếc máy bay như vậy sẽ có giá khoảng 200 triệu USD. Để so sánh: một chiếc F-35B hiện trị giá khoảng 108 triệu.
Lý do thứ hai và quan trọng hơn để không tiếp nhận thêm tiêm kích F-22 Raptor chính là thời gian cần thiết để khởi động lại việc sản xuất chiếc máy bay chiến đấu này.
“Lực lượng Không quân cho rằng chiếc máy bay đầu tiên sẽ không xuất hiện cho đến giữa những năm 2020. Bốn năm sau khi báo cáo được công bố, một ngày chính xác hơn được nêu ra là khoảng năm 2030”, ấn phẩm NI cho biết.
Như đánh giá của tờ báo Mỹ, khi những chiếc F-22 tái sản xuất bắt đầu gia nhập Không quân Mỹ, các đặc điểm của chúng sẽ không phù hợp với công nghệ của tương lai.
Lý do được xác định là vào thời điểm đó, Nga cùng với Trung Quốc sẽ đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra các máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có khả năng vượt trội hơn tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ.
Nga đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, theo tuyên bố vào năm 2016 của ông Dmitry Rogozin, người lúc đó là Phó Thủ tướng. Hiện tại các chuyên gia đang thử nghiệm những hệ thống riêng lẻ sẽ ứng dụng trên tiêm kích tương lai.
Báo chí cho rằng cỗ máy mới nhất sẽ có khả năng bảo vệ bằng tia laser với khả năng đốt cháy đầu dò tự dẫn của tên lửa đối phương đang tấn công máy bay và vũ khí trang bị của nó sẽ bao gồm pháo điện từ và đạn điện tử dẫn đường.
Nhiều chuyên gia tin rằng một tiêm kích như vậy có thể điều khiển 20 - 30 máy bay không người lái mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Ngoài ra có thông tin cho rằng cả hai phiên bản có người lái và không người lái của tiêm kích thế hệ 6 đều đang được Nga phát triển.
Vì lý do trên, Không quân Mỹ tỏ ra cảnh giác với việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc sản xuất thêm các tiêm kích thế hệ năm F-22 Raptor, vốn sẽ sớm đánh mất ưu thế của chúng.