Theo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vào ngày 29/12/2022, trong một nhiệm vụ không đối không thường xuyên, một chiếc tiêm kích Su-35S của Không quân đã bắn rơi một chiếc MiG-29, tiếp theo đó là thêm hai chiếc Mi-8; tất cả số máy bay trên đều bị bắn rơi tại Cọng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.Tuyên bố về hành động “đơn độc” của Su-35S trên không phận Ukraine, có thể được kết luận bằng các bản cập nhật của Bộ Quốc phòng Nga, các video công khai về các hoạt động chiến đấu trên không và bản đồ chiến trường mà Bộ này công bố hàng ngày.Tuy nhiên, không có tuyên bố cụ thể nào về Su-35S hoặc tuyên bố “một chọi ba”, ngoại trừ Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, cả ba đều là nạn nhân của máy bay chiến đấu Nga.Điều này có thể hiểu rằng, có nhiều hơn một máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã bắn hạ 3 máy bay Ukraine. Điều thú vị là cũng trong ngày 29/12/2022, đã chứng kiến Ukraine mất 9 chiếc UAV; trong đó có một chiếc UAV TB-2 còn sót lại, ở phía đông nam nước này.Su-35S là máy bay chiến đấu tiên tiến thứ hai của Nga sau Su-57 và nằm trong số các máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ tiên tiến nhất thế giới. Thậm chí một số chuyên gia hàng không quân sự tin rằng, Su-35 có thể đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-22 hoặc F-35 của Mỹ ở cự ly gần hoặc ngoài tầm nhìn (BVR). Việc chiếc Su-35S “đơn độc” tiêu diệt 3 máy bay chiến đấu của Ukraine, có thể được phỏng đoán dựa trên video duy nhất của chiếc máy bay này, được quay một ngày trước đó (ngày 29/12/2022). Cho đến nay, chỉ có thông tin một chiếc Su-35 đang tuần tra vào thời điểm đó, vì nếu không, chúng cũng sẽ được đưa vào tài liệu công khai. Hơn nữa, chính bản thân tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cũng nói rằng, chính “máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Nga” đã thực hiện vụ tiêu diệt máy bay Ukraine; có nghĩa là, chỉ có lực lượng Không quân Nga thực hiện nhiệm vụ này. Vài giờ trước cuộc họp giao ban, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video về cuộc xuất kích của Su-35S. Đoạn video được quay bằng camera go-pro gắn trên cánh của máy bay, cho thấy máy bay đang chạy trên đường băng (có thể trước khi cất cánh) sau đó hạ cánh trở lại. Nhưng không có hình ảnh phóng tên lửa được quay từ màn hình hiển thị trên đầu (HUD) của phi công, như các lần công bố trước đây.Trước khi cất cánh, chiếc Su-35S mang theo một loạt tên lửa không đối không cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; bao gồm 4 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR) R-77-1, hai tên lửa phòng không tầm ngắn R-73 trên giá treo dưới cánh. Điều khó hiểu là các bức ảnh từ camera gắn ở cánh trái cũng cho thấy, một tên lửa chống radar Kh-31 trong chuyến bay. Trong đoạn video sau khi chiếc Su-35S hạ cánh, nó thiếu một tên lửa phòng không tầm ngắn R-73 ở dưới cánh bên phải và một tên lửa R-77-1 cũng ở dưới cánh bên phải. Do đó, nhiều khả năng, 2 chiếc trực thăng Mi-8 và một chiếc MiG-29 của Ukraine được tuyên bố trong cuộc họp giao ban của Bộ Quốc phòng Nga, chính là nạn nhân của chiếc Su-35S này, đã xuất hiện trong video. Đài truyền hình Nga (RT) đã đưa tin trong vòng vài phút sau thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 30/12/2022: “Một chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 đã bị bắn rơi gần làng Novoelizavetovka và hai trực thăng Mi-8 của của Không quân Ukraine đã bị bắn rơi tại các khu dân cư Druzhkov và Yablonovka ở tỉnh Donetsk”. Ngoài ra, các bản đồ do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, một trong những chiếc Mi-8 bị bắn hạ tại Druzhkovka, chỉ cách Yablonovka 30 km về phía bắc, nơi chiếc Mi-8 khác bị bắn trúng. Còn Novoyelizavetovka cách Yablonovka khoảng 60 km về phía nam.Trong khi đó, radar thụ động Irbis-E của Su-35S, có thể theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 350 km; còn tên lửa R-77-1 và R-73 có khoảng cách tiêu diệt mục tiêu lần lượt là 110 km và 40 km. Như vậy, trong một cuộc tuần tra thông thường, phi công Nga có thể đã phát hiện và theo dõi 3 mục tiêu và phóng tên lửa R-77 và R-73 trước khi hạ cánh.Không rõ liệu phi công chiếc Su-35S trong lần xuất kích trên, có sử dụng thêm tên lửa R-77 gắn dưới thân/bụng hay không, vì chúng không thể nhìn thấy từ góc nhìn bên của chiếc Su-35S đang hạ cánh. Nhưng việc “bộ ba tiêu diệt” là sản phẩm của cùng một chiếc Su-35S gần như không thể tránh khỏi.Video của Bộ Quốc phòng Nga công bố về việc chiếc Su-35S của họ xuất kích làm nhiệm vụ tuần tra tại Donetsk vào ngày 29/12/2022. Nguồn Eurasiantimes
Theo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, vào ngày 29/12/2022, trong một nhiệm vụ không đối không thường xuyên, một chiếc tiêm kích Su-35S của Không quân đã bắn rơi một chiếc MiG-29, tiếp theo đó là thêm hai chiếc Mi-8; tất cả số máy bay trên đều bị bắn rơi tại Cọng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.
Tuyên bố về hành động “đơn độc” của Su-35S trên không phận Ukraine, có thể được kết luận bằng các bản cập nhật của Bộ Quốc phòng Nga, các video công khai về các hoạt động chiến đấu trên không và bản đồ chiến trường mà Bộ này công bố hàng ngày.
Tuy nhiên, không có tuyên bố cụ thể nào về Su-35S hoặc tuyên bố “một chọi ba”, ngoại trừ Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng, cả ba đều là nạn nhân của máy bay chiến đấu Nga.
Điều này có thể hiểu rằng, có nhiều hơn một máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã bắn hạ 3 máy bay Ukraine. Điều thú vị là cũng trong ngày 29/12/2022, đã chứng kiến Ukraine mất 9 chiếc UAV; trong đó có một chiếc UAV TB-2 còn sót lại, ở phía đông nam nước này.
Su-35S là máy bay chiến đấu tiên tiến thứ hai của Nga sau Su-57 và nằm trong số các máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ tiên tiến nhất thế giới. Thậm chí một số chuyên gia hàng không quân sự tin rằng, Su-35 có thể đối đầu với chiến đấu cơ tàng hình F-22 hoặc F-35 của Mỹ ở cự ly gần hoặc ngoài tầm nhìn (BVR).
Việc chiếc Su-35S “đơn độc” tiêu diệt 3 máy bay chiến đấu của Ukraine, có thể được phỏng đoán dựa trên video duy nhất của chiếc máy bay này, được quay một ngày trước đó (ngày 29/12/2022). Cho đến nay, chỉ có thông tin một chiếc Su-35 đang tuần tra vào thời điểm đó, vì nếu không, chúng cũng sẽ được đưa vào tài liệu công khai.
Hơn nữa, chính bản thân tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cũng nói rằng, chính “máy bay chiến đấu của lực lượng Không quân Nga” đã thực hiện vụ tiêu diệt máy bay Ukraine; có nghĩa là, chỉ có lực lượng Không quân Nga thực hiện nhiệm vụ này.
Vài giờ trước cuộc họp giao ban, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video về cuộc xuất kích của Su-35S. Đoạn video được quay bằng camera go-pro gắn trên cánh của máy bay, cho thấy máy bay đang chạy trên đường băng (có thể trước khi cất cánh) sau đó hạ cánh trở lại. Nhưng không có hình ảnh phóng tên lửa được quay từ màn hình hiển thị trên đầu (HUD) của phi công, như các lần công bố trước đây.
Trước khi cất cánh, chiếc Su-35S mang theo một loạt tên lửa không đối không cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không; bao gồm 4 tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR) R-77-1, hai tên lửa phòng không tầm ngắn R-73 trên giá treo dưới cánh. Điều khó hiểu là các bức ảnh từ camera gắn ở cánh trái cũng cho thấy, một tên lửa chống radar Kh-31 trong chuyến bay.
Trong đoạn video sau khi chiếc Su-35S hạ cánh, nó thiếu một tên lửa phòng không tầm ngắn R-73 ở dưới cánh bên phải và một tên lửa R-77-1 cũng ở dưới cánh bên phải. Do đó, nhiều khả năng, 2 chiếc trực thăng Mi-8 và một chiếc MiG-29 của Ukraine được tuyên bố trong cuộc họp giao ban của Bộ Quốc phòng Nga, chính là nạn nhân của chiếc Su-35S này, đã xuất hiện trong video.
Đài truyền hình Nga (RT) đã đưa tin trong vòng vài phút sau thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 30/12/2022: “Một chiếc máy bay chiến đấu MiG-29 đã bị bắn rơi gần làng Novoelizavetovka và hai trực thăng Mi-8 của của Không quân Ukraine đã bị bắn rơi tại các khu dân cư Druzhkov và Yablonovka ở tỉnh Donetsk”.
Ngoài ra, các bản đồ do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy, một trong những chiếc Mi-8 bị bắn hạ tại Druzhkovka, chỉ cách Yablonovka 30 km về phía bắc, nơi chiếc Mi-8 khác bị bắn trúng. Còn Novoyelizavetovka cách Yablonovka khoảng 60 km về phía nam.
Trong khi đó, radar thụ động Irbis-E của Su-35S, có thể theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 350 km; còn tên lửa R-77-1 và R-73 có khoảng cách tiêu diệt mục tiêu lần lượt là 110 km và 40 km. Như vậy, trong một cuộc tuần tra thông thường, phi công Nga có thể đã phát hiện và theo dõi 3 mục tiêu và phóng tên lửa R-77 và R-73 trước khi hạ cánh.
Không rõ liệu phi công chiếc Su-35S trong lần xuất kích trên, có sử dụng thêm tên lửa R-77 gắn dưới thân/bụng hay không, vì chúng không thể nhìn thấy từ góc nhìn bên của chiếc Su-35S đang hạ cánh. Nhưng việc “bộ ba tiêu diệt” là sản phẩm của cùng một chiếc Su-35S gần như không thể tránh khỏi.
Video của Bộ Quốc phòng Nga công bố về việc chiếc Su-35S của họ xuất kích làm nhiệm vụ tuần tra tại Donetsk vào ngày 29/12/2022. Nguồn Eurasiantimes