Hôm 20/7, truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn nguồn Bộ tư lệnh miền Nam Mỹ vụ việc một máy bay trinh sát EP-3 Aries của nước này bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Venezuela "tấn công dữ dội" trên không phận quốc tế vùng biển Caribe. Nguồn ảnh: the Sun"Một máy bay Su-30 Flanker của Venezuela đã tiếp cận máy bay EP-3 của Mỹ ở khoảnh cách không an toàn vào hôm 19/7, gây nguy hiểm cho phi hành đoàn và phi cơ", Bộ tư lệnh miền Nam Mỹ tuyên bố. Đại diện cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng máy bay EP-3 đang hoạt động trên không phận quốc tế và cho rằng hành động của Venezuela thể hiện sự ủng hộ vô trách nhiệm của Nga đối với chính quyền Tổng thống Maduro (ám chỉ việc Moscow cung cấp Su-30 cho Caracas). Nguồn ảnh: the SunTạm gác lại những tranh cãi "ai sai ai đúng" sau sự kiện này, có một điều đáng quan tâm về lịch sử hoạt động dòng máy bay EP-3 Aries trong quá khứ. Đây chính là nhân vật trong sự cố đảo Hải Nam - tháng 4/2001. Thời điểm đó, một chiếc tiêm kích J-8IIM của Không quân Hải quân Trung Quốc đã va chạm với chiếc EP-3E của Hải quân Mỹ khi tiếp cận ở cự ly gần. Nguồn ảnh: WikipediaVụ tai nạn khiến chiếc J-8IIM rơi ngay sau đó khiến phi công thiệt mạng, trong khi EP-3 vẫn có thể bay được nhưng buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay đảo Hải Nam. Thật may là vụ đụng độ trên biển Caribe hôm 19/7 không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra. Nguồn ảnh: Airliners.netEP-3 là dòng máy bay trinh sát điện tử được phát triển từ dòng máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion. Chỉ có 12 chiếc được chế tạo trên cơ sở hoán cải từ máy bay P-3, chiếc cuối cùng được chuyển giao năm 1997. Nguồn ảnh: Airliners.netVì là máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt nên mọi tham số kỹ thuật về dòng EP-3 tới nay vẫn là điều bí ẩn. Chỉ biết rằng, bên trong nó tích hợp vô số khí tài điện tử tối tân nhất. Nguồn ảnh: JetphotosTrong ảnh, có thể thấy chiếc EP-3 sở hữu hàng loạt “mụn” trên lưng và bụng – nơi chứa các cảm biến đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: JetphotosEP-3 vẫn sử dụng động cơ T56-A-14 của dòng P-3 cho tốc độ bay tối đa 780km/h, tầm bay 5.500km, trần bay hơn 9.000m, phi hành đoàn lên tới 22 người gồm 7 thành viên đội bay và 15 sĩ quan phụ trách hệ thống điện tử trên máy bay. Nguồn ảnh: WikipediaTrong tương lai không xa, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ thay thế vai trò của EP-3 bằng dòng UAV MQ-4C BAMS và trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn đang triển khai chương trình EP-X tìm kiếm mẫu máy bay trinh sát có người lái có thể dựa trên khung gầm máy bay chở khách Boeing 737. Nguồn ảnh: WikipediaVideo Hải quân Mỹ công bố cảnh chiếc Su-30MK2 áp sát EP-3 ở cự ly nguy hiểm. Nguồn: US Navy
Hôm 20/7, truyền thông Mỹ đồng loạt dẫn nguồn Bộ tư lệnh miền Nam Mỹ vụ việc một máy bay trinh sát EP-3 Aries của nước này bị các máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Venezuela "tấn công dữ dội" trên không phận quốc tế vùng biển Caribe. Nguồn ảnh: the Sun
"Một máy bay Su-30 Flanker của Venezuela đã tiếp cận máy bay EP-3 của Mỹ ở khoảnh cách không an toàn vào hôm 19/7, gây nguy hiểm cho phi hành đoàn và phi cơ", Bộ tư lệnh miền Nam Mỹ tuyên bố. Đại diện cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng máy bay EP-3 đang hoạt động trên không phận quốc tế và cho rằng hành động của Venezuela thể hiện sự ủng hộ vô trách nhiệm của Nga đối với chính quyền Tổng thống Maduro (ám chỉ việc Moscow cung cấp Su-30 cho Caracas). Nguồn ảnh: the Sun
Tạm gác lại những tranh cãi "ai sai ai đúng" sau sự kiện này, có một điều đáng quan tâm về lịch sử hoạt động dòng máy bay EP-3 Aries trong quá khứ. Đây chính là nhân vật trong sự cố đảo Hải Nam - tháng 4/2001. Thời điểm đó, một chiếc tiêm kích J-8IIM của Không quân Hải quân Trung Quốc đã va chạm với chiếc EP-3E của Hải quân Mỹ khi tiếp cận ở cự ly gần. Nguồn ảnh: Wikipedia
Vụ tai nạn khiến chiếc J-8IIM rơi ngay sau đó khiến phi công thiệt mạng, trong khi EP-3 vẫn có thể bay được nhưng buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay đảo Hải Nam. Thật may là vụ đụng độ trên biển Caribe hôm 19/7 không có hậu quả đáng tiếc nào xảy ra. Nguồn ảnh: Airliners.net
EP-3 là dòng máy bay trinh sát điện tử được phát triển từ dòng máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion. Chỉ có 12 chiếc được chế tạo trên cơ sở hoán cải từ máy bay P-3, chiếc cuối cùng được chuyển giao năm 1997. Nguồn ảnh: Airliners.net
Vì là máy bay được thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt nên mọi tham số kỹ thuật về dòng EP-3 tới nay vẫn là điều bí ẩn. Chỉ biết rằng, bên trong nó tích hợp vô số khí tài điện tử tối tân nhất. Nguồn ảnh: Jetphotos
Trong ảnh, có thể thấy chiếc EP-3 sở hữu hàng loạt “mụn” trên lưng và bụng – nơi chứa các cảm biến đặc biệt của nó. Nguồn ảnh: Jetphotos
EP-3 vẫn sử dụng động cơ T56-A-14 của dòng P-3 cho tốc độ bay tối đa 780km/h, tầm bay 5.500km, trần bay hơn 9.000m, phi hành đoàn lên tới 22 người gồm 7 thành viên đội bay và 15 sĩ quan phụ trách hệ thống điện tử trên máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong tương lai không xa, Hải quân Mỹ dự kiến sẽ thay thế vai trò của EP-3 bằng dòng UAV MQ-4C BAMS và trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout. Ngoài ra, Hải quân Mỹ còn đang triển khai chương trình EP-X tìm kiếm mẫu máy bay trinh sát có người lái có thể dựa trên khung gầm máy bay chở khách Boeing 737. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video Hải quân Mỹ công bố cảnh chiếc Su-30MK2 áp sát EP-3 ở cự ly nguy hiểm. Nguồn: US Navy