Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, mới đây Trung đoàn tiêm kích 925, Sư đoàn 372 đã đưa các máy bay tiêm kích Su-27 tham gia cuộc diễn tập bắn ném đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức. Cuộc bắn ném được đánh giá thành công, đồng nghĩa với việc các máy bay Su-27 do Việt Nam tự đại tu tăng hạn thực sự đạt chất lượng cao, hoàn hảo đáp ứng tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh là nhà để máy bay của Trung đoàn 925 với chiếc tiêm kích Su-27UBK sơn màu cỏ mía sau khi được đại tu thành công tại nhà máy A32, ngoài ra còn một số máy bay vẫn giữ màu sơn truyền thống. Nguồn ảnh: Kênh QPVNSu-27UBK 8526 là một trong những chiếc máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên được nhà máy A32 tự đại tu tăng hạn sử dụng thêm 20 năm nữa. Đây được xem là thành tựu lớn của công nghiệp quốc phòng Việt Nam mấy năm gần đây. Bởi vì việc đại tu tăng hạn các dòng máy bay chiến đấu hiện nay không phải quốc gia nào cũng làm được. Ngay cả những nền quốc phòng lớn ở châu Á cũng không có mấy nước làm được. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, Su-27UBK 8526 cất cánh tham gia huấn luyện. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrước đó, vào cuối năm 2016, báo QĐND, kênh Quốc phòng Việt Nam đã đăng tải thông tin rằng trong 5 năm (2011-2015), nhà máy A32 đã sửa chữa tăng hạn trên 20 năm cho 5 máy bay tiêm kích Su-27.Trong ảnh là chiếc 8526 Su-27UBK đang được nhà máy A32 tiến hành đại tu, nâng cấp.Để có được thành công vượt bậc này, trong những năm qua, nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ kỹ thuật đi tập huấn ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, tạo nên đội ngũ cán bộ nền tảng vững chắc thực hiện dự án tự sửa chữa, tăng hạn tiêm kích Su-27 đã qua hơn 20 năm sử dụng.Việc tự sửa chữa được tiêm kích Su-27 góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước. Khi mà trước đây, chúng ta phải chi một khoản rất tốn kém thuê nước ngoài thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng.Trong ảnh, cán bộ nhà máy đang thực hiện lắp đặt các thiết bị điện trên tiêm kích Su-27UBK 8526.Kiểm tra các thiết bị trên buồng lái.Việc sửa chữa thành công Su-27UBK 8526 tạo tiền đề quan trọng cho kế hoạch sửa chữa tăng hạn các máy bay Su-27 còn lại, cũng như sửa chữa bảo dưỡng thế hệ Su-30MK/MK2 trong tương lai.Trong ảnh, tiêm kích kiêm máy bay huấn luyện Su-27UBK 8526 rời nhà máy với màu sơn ngụy trang cỏ mía tương tự các máy báy Su-30MK2 trang bị cho Trung đoàn 923 và 927.Máy bay tiêm kích Su-27UBK đang được kiểm tra kỹ thuật kỹ càng chuẩn bị cho chuyến bay chuyển sân về căn cứ Trung đoàn 940.Giờ phút đặc biệt với tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy A32 – Su-27UBK 8526 lăn bánh chuẩn bị cất cánh.Hiện KQND Việt Nam được trang bị 5 chiếc Su-27UBK trên tổng số 10 Su-27 còn hoạt động. Tất cả đều được trang bị cho Trung đoàn 925 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Trung và đặc biệt là quần đảo Trường Sa.Tiêm kích Su-27UBK 8526 do nhà máy A32 sửa chữa nâng cấp tung cánh trên bầu trời đất mẹ Việt Nam.
Theo kênh Quốc phòng Việt Nam, mới đây Trung đoàn tiêm kích 925, Sư đoàn 372 đã đưa các máy bay tiêm kích Su-27 tham gia cuộc diễn tập bắn ném đạn thật của Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức. Cuộc bắn ném được đánh giá thành công, đồng nghĩa với việc các máy bay Su-27 do Việt Nam tự đại tu tăng hạn thực sự đạt chất lượng cao, hoàn hảo đáp ứng tốt nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh là nhà để máy bay của Trung đoàn 925 với chiếc tiêm kích Su-27UBK sơn màu cỏ mía sau khi được đại tu thành công tại nhà máy A32, ngoài ra còn một số máy bay vẫn giữ màu sơn truyền thống. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Su-27UBK 8526 là một trong những chiếc máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên được nhà máy A32 tự đại tu tăng hạn sử dụng thêm 20 năm nữa. Đây được xem là thành tựu lớn của công nghiệp quốc phòng Việt Nam mấy năm gần đây. Bởi vì việc đại tu tăng hạn các dòng máy bay chiến đấu hiện nay không phải quốc gia nào cũng làm được. Ngay cả những nền quốc phòng lớn ở châu Á cũng không có mấy nước làm được. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, Su-27UBK 8526 cất cánh tham gia huấn luyện. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trước đó, vào cuối năm 2016, báo QĐND, kênh Quốc phòng Việt Nam đã đăng tải thông tin rằng trong 5 năm (2011-2015), nhà máy A32 đã sửa chữa tăng hạn trên 20 năm cho 5 máy bay tiêm kích Su-27.
Trong ảnh là chiếc 8526 Su-27UBK đang được nhà máy A32 tiến hành đại tu, nâng cấp.
Để có được thành công vượt bậc này, trong những năm qua, nhà máy A32 đã cử hàng chục cán bộ kỹ thuật đi tập huấn ở nước ngoài. Trên cơ sở đó, tạo nên đội ngũ cán bộ nền tảng vững chắc thực hiện dự án tự sửa chữa, tăng hạn tiêm kích Su-27 đã qua hơn 20 năm sử dụng.
Việc tự sửa chữa được tiêm kích Su-27 góp phần tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước. Khi mà trước đây, chúng ta phải chi một khoản rất tốn kém thuê nước ngoài thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng.
Trong ảnh, cán bộ nhà máy đang thực hiện lắp đặt các thiết bị điện trên tiêm kích Su-27UBK 8526.
Kiểm tra các thiết bị trên buồng lái.
Việc sửa chữa thành công Su-27UBK 8526 tạo tiền đề quan trọng cho kế hoạch sửa chữa tăng hạn các máy bay Su-27 còn lại, cũng như sửa chữa bảo dưỡng thế hệ Su-30MK/MK2 trong tương lai.
Trong ảnh, tiêm kích kiêm máy bay huấn luyện Su-27UBK 8526 rời nhà máy với màu sơn ngụy trang cỏ mía tương tự các máy báy Su-30MK2 trang bị cho Trung đoàn 923 và 927.
Máy bay tiêm kích Su-27UBK đang được kiểm tra kỹ thuật kỹ càng chuẩn bị cho chuyến bay chuyển sân về căn cứ Trung đoàn 940.
Giờ phút đặc biệt với tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy A32 – Su-27UBK 8526 lăn bánh chuẩn bị cất cánh.
Hiện KQND Việt Nam được trang bị 5 chiếc Su-27UBK trên tổng số 10 Su-27 còn hoạt động. Tất cả đều được trang bị cho Trung đoàn 925 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Trung và đặc biệt là quần đảo Trường Sa.
Tiêm kích Su-27UBK 8526 do nhà máy A32 sửa chữa nâng cấp tung cánh trên bầu trời đất mẹ Việt Nam.