Tiêm kích F-15 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới, kể từ năm 1972 đến nay, nhưng chưa lần nào bị bắn hạ. Đây có lẽ là kỉ lục không máy bay nào có được. Mặt khác, F-15 bắn hạ hơn 100 máy bay các loại của đối phương, trong những lần không chiến.Trong khi đó, tiêm kích Su-27 ít tham gia trong thực chiến hơn. Tuy nhiên, trong chiến tranh Chechnya (1994), một chiếc đã bị bắn rơi; trong chiến tranh Ethiopia - Etriea (1998 – 2000), Su-27 đã bắn rơi ít nhất 2 chiếc MiG-29. Máy bay này cũng đã tham gia chiến dịch quân sự ở Gruzia, Nam Ossestia và bây giờ là nội chiến Syria.Máy bay chiến đấu F-15 sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-63, nhờ sử dụng loại radar này giúp máy bay có khả năng phát hiện mục tiêu xa, ở khoảng cách 160km F-15 có thể điều khiển tên lửa tầm trung AIM-120 tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác.Chiến đấu cơ F-15 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ALQ-135, rất hiệu quả trong khắc chế radar hoặc tên lửa của đối phương. Trong chiến tranh hiện đại, các hệ thống điện tử của máy bay là yếu tố quyết định. Radar đóng vai trò như "đôi mắt và đôi tai" trong khi các hệ thống tác chiến điện tử sẽ khiến cho đối thủ “mù và điếc”.Trong khi đó, hệ thống điện tử của chiến đấu cơ Su-27 được trang bị hệ thống radar N001 Mech, hệ thống radar này có khả năng phát hiện ra các mục tiêu ở phạm vi rất xa, ở khoảng cách 130km Su-27 có thể phát hiện ra một chiếc UAV có kích thước bằng một quả bom trung bình. Tuy nhiên, radar này lại chỉ có thể phát hiện các chiến đấu cơ của đối phương ở khoảng cách 100km, tức là bằng 2/3 so với radar của F-15. Máy bay chiến đấu Su-27 cũng có thể được lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử Sorbtsiya, tuy nhiên, không phải phiên bản nào cũng có thiết bị này.Tiêm kích F-15 mang theo 9 tên lửa không đối không, vũ khí thường xuyên được sử dụng là 5 tên lửa AIM-120, tầm bắn 160km và 4 tên lửa AIM tầm bắn 35km. F-15 cũng được trang bị hỏa lực súng máy M61 20 mm với 900 viên đạn.Tiêm kích Su-27 mang ít vũ khí hơn, với 6 tên lửa không đối không R-27, tầm bắn 120km, có hệ thống dẫn đường bán tự động để truy tìm mục tiêu. Một số vũ khí khác đi kèm như súng máy GSh-30 30 mm hay 4 tên lửa R-73.Vận tốc tối đa của F-15 lên đến 2.5 Mach, phạm vị hoạt động lên tới 2000km. F-15 có khả năng chuyển hướng linh hoạt khi cận chiến. Máy bay này cũng có thể lắp thêm 5 thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm hoạt động lên tới 5000km.Trong khi đó, vận tốc tối đa của Su-27 là 2.35 Mach, tầm hoạt động trên 3.500km. Su-27 cũng có khả năng thực hiện được các động tác kĩ thuật hàng không điêu luyện, nên các chuyên gia quân sự NATO đánh giá, đây là loại máy bay rất nguy hiểm trong cận chiến.Cả 2 mẫu máy bay này đều có thể tiếp liệu trên không. Ngoài ra, dù F-15 có một số điểm thiết kế cũ hơn, nhưng hệ thống điện tử hàng không hiện đại lại khiến nó có lợi thế hơn so với Su-27.Nếu F-15 đối đầu với Su-27, các chiến đấu cơ Mỹ sẽ phát hiện ra các tiêm kích của Nga trước. Một khi Su-27 rơi vào tầm bắn của AIM-120, phi công của F-15 sẽ khai hỏa tên lửa và thường là liền một lúc 2 quả. Điều này có thể tiêu diệt ngay Su-27 nhờ yếu tố bất ngờ và tốc độ cao của AIM-120.Khi cận chiến, tên lửa tầm ngắn R-27 của Su-27 và AIM-9 của F-15 được đánh giá là tương đương nhau về sự lợi hại, tuy nhiên chiến đấu cơ Nga lại được cho là linh hoạt và uyển chuyển hơn tiêm kích Mỹ.Như vậy, có thể kết luận F-15 sẽ có khả năng tiêu diệt Su-27 từ xa, nhưng nếu máy bay Mỹ bắn trượt và phải giải quyết cuộc đối đầu bằng cận chiến, thì F-15 sẽ có ít khả năng giành chiến thắng trước máy bay Nga. Nguôn ảnh: Pinterest. Khả năng cơ động nhào lộn đến chóng mặt của tiêm kích Su-27 - huyền thoại chiến đấu cơ nổi danh một thời của Liên Xô. Nguồn: RBTH.
Tiêm kích F-15 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới, kể từ năm 1972 đến nay, nhưng chưa lần nào bị bắn hạ. Đây có lẽ là kỉ lục không máy bay nào có được. Mặt khác, F-15 bắn hạ hơn 100 máy bay các loại của đối phương, trong những lần không chiến.
Trong khi đó, tiêm kích Su-27 ít tham gia trong thực chiến hơn. Tuy nhiên, trong chiến tranh Chechnya (1994), một chiếc đã bị bắn rơi; trong chiến tranh Ethiopia - Etriea (1998 – 2000), Su-27 đã bắn rơi ít nhất 2 chiếc MiG-29. Máy bay này cũng đã tham gia chiến dịch quân sự ở Gruzia, Nam Ossestia và bây giờ là nội chiến Syria.
Máy bay chiến đấu F-15 sử dụng radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-63, nhờ sử dụng loại radar này giúp máy bay có khả năng phát hiện mục tiêu xa, ở khoảng cách 160km F-15 có thể điều khiển tên lửa tầm trung AIM-120 tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác.
Chiến đấu cơ F-15 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/ALQ-135, rất hiệu quả trong khắc chế radar hoặc tên lửa của đối phương. Trong chiến tranh hiện đại, các hệ thống điện tử của máy bay là yếu tố quyết định. Radar đóng vai trò như "đôi mắt và đôi tai" trong khi các hệ thống tác chiến điện tử sẽ khiến cho đối thủ “mù và điếc”.
Trong khi đó, hệ thống điện tử của chiến đấu cơ Su-27 được trang bị hệ thống radar N001 Mech, hệ thống radar này có khả năng phát hiện ra các mục tiêu ở phạm vi rất xa, ở khoảng cách 130km Su-27 có thể phát hiện ra một chiếc UAV có kích thước bằng một quả bom trung bình.
Tuy nhiên, radar này lại chỉ có thể phát hiện các chiến đấu cơ của đối phương ở khoảng cách 100km, tức là bằng 2/3 so với radar của F-15. Máy bay chiến đấu Su-27 cũng có thể được lắp đặt hệ thống tác chiến điện tử Sorbtsiya, tuy nhiên, không phải phiên bản nào cũng có thiết bị này.
Tiêm kích F-15 mang theo 9 tên lửa không đối không, vũ khí thường xuyên được sử dụng là 5 tên lửa AIM-120, tầm bắn 160km và 4 tên lửa AIM tầm bắn 35km. F-15 cũng được trang bị hỏa lực súng máy M61 20 mm với 900 viên đạn.
Tiêm kích Su-27 mang ít vũ khí hơn, với 6 tên lửa không đối không R-27, tầm bắn 120km, có hệ thống dẫn đường bán tự động để truy tìm mục tiêu. Một số vũ khí khác đi kèm như súng máy GSh-30 30 mm hay 4 tên lửa R-73.
Vận tốc tối đa của F-15 lên đến 2.5 Mach, phạm vị hoạt động lên tới 2000km. F-15 có khả năng chuyển hướng linh hoạt khi cận chiến. Máy bay này cũng có thể lắp thêm 5 thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm hoạt động lên tới 5000km.
Trong khi đó, vận tốc tối đa của Su-27 là 2.35 Mach, tầm hoạt động trên 3.500km. Su-27 cũng có khả năng thực hiện được các động tác kĩ thuật hàng không điêu luyện, nên các chuyên gia quân sự NATO đánh giá, đây là loại máy bay rất nguy hiểm trong cận chiến.
Cả 2 mẫu máy bay này đều có thể tiếp liệu trên không. Ngoài ra, dù F-15 có một số điểm thiết kế cũ hơn, nhưng hệ thống điện tử hàng không hiện đại lại khiến nó có lợi thế hơn so với Su-27.
Nếu F-15 đối đầu với Su-27, các chiến đấu cơ Mỹ sẽ phát hiện ra các tiêm kích của Nga trước. Một khi Su-27 rơi vào tầm bắn của AIM-120, phi công của F-15 sẽ khai hỏa tên lửa và thường là liền một lúc 2 quả. Điều này có thể tiêu diệt ngay Su-27 nhờ yếu tố bất ngờ và tốc độ cao của AIM-120.
Khi cận chiến, tên lửa tầm ngắn R-27 của Su-27 và AIM-9 của F-15 được đánh giá là tương đương nhau về sự lợi hại, tuy nhiên chiến đấu cơ Nga lại được cho là linh hoạt và uyển chuyển hơn tiêm kích Mỹ.
Như vậy, có thể kết luận F-15 sẽ có khả năng tiêu diệt Su-27 từ xa, nhưng nếu máy bay Mỹ bắn trượt và phải giải quyết cuộc đối đầu bằng cận chiến, thì F-15 sẽ có ít khả năng giành chiến thắng trước máy bay Nga. Nguôn ảnh: Pinterest.
Khả năng cơ động nhào lộn đến chóng mặt của tiêm kích Su-27 - huyền thoại chiến đấu cơ nổi danh một thời của Liên Xô. Nguồn: RBTH.