Theo Navy Recognition, trong đợt diễn tập tác chiến chung vào hôm 8/12 trên vùng Biển Địa Trung Hải, hai tàu sân bay USS Dwight D.Eisenhower (CVN 69) của Hải quân Mỹ và Charles de Gaulle của Hải quân Pháp đã có màn phối hợp khá ăn ý khi hỗ trợ cất hạ cánh thành công các tiêm kích trên hạm của nhau trong cùng một thời điểm. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Theo đó, những chiếc tiêm kích trên hạm Rafale M của Charles de Gaulle sẽ diễn tập cất hạ cánh trên USS Dwight D.Eisenhower và ngược lại với F/A-18C là trên Charles de Gaulle. Đây cũng là một trong những lần hiếm hoi Hải quân Mỹ và Pháp thực hiện một đợt diễn tập tác chiến chung như trên. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Hiện tại, cả USS Dwight D.Eisenhower và Charles de Gaulle đều là các tàu sân bay dẫn đầu trong các chiến dịch không kích chống lại phiến quân IS đang hoạt động Iraq và Syria từ vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên thời gian tham gia sứ mệnh này của tàu Charles de Gaulle sắp kết thúc. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Vào tháng 2 năm sau, tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ trở về Pháp để bắt đầu chương trình đại tu nữa vòng đời của mình sau 15 năm hoạt động, và quá trình này sẽ kéo dài ít nhất 18 tháng. Do đó nhiều khả năng đợt diễn tập mới đây giữa Hải quân Pháp và Mỹ là nhầm chuẩn cho việc Pháp kéo dài sứ mệnh chống IS của mình bằng cách triển khai một phần phi đội Rafale M lên trên tàu sân bay Mỹ trong thời gian Charles de Gaulle đại tu. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Theo Hải quân Pháp, kể từ cuối năm ngoái cho tới nay biên đội tàu sân bay của Pháp do tàu Charles de Gaulle dẫn đầu đã thực hiện tổng cộng 271 đợt xuất kích tấn công các mục tiêu phiến quân IS nằm trên vùng lãnh thổ Iraq và Syria, trong đó có 259 đợt tấn công đi đến đúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Rafale M là dòng tiêm kích chủ lực Hải quân Pháp hiện tại và biến thể hải quân của dòng tiêm kích đa năng Rafale. So với phiên bản dành cho không quân Rafale M sử dụng khung thân chắc chắn hơn điều này khiến nó nặng hơn các biến thể thông thường 500kg, tất nhiên nó cũng được cải tiến để có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay với máy phóng và cáp hãm. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Có một điểm thú vị là Rafale M là dòng tiêm kích duy nhất không do Mỹ chế tạo có thể cất cánh từ tàu sân bay bằng máy phóng hơi nước vốn được xem là thiết kế độc quyền trên các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Còn các tính năng kỹ chiến thuật khác Rafale M tương tự như các phiên bản Rafale thông thường, nó có khả năng mang theo tối đa 9.500kg vũ khí các loại với 13 giá treo. Với hệ thống động cơ phản lực chính vẫn là hai động cơ Snecma M88 có công suất 11.250lbf mỗi chiếc cho phép máy bay đạt tới vận tốc 1.912km/h. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Trong ảnh là quang cảnh trên tàu Charles de Gaulle trước khi phi đội F/A-18C của Mỹ hạ cánh. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Việc hạ cánh với cáp hãm trên Charles de Gaulle không phải làm một nhiệm vụ quá khó khăn với các phi công Mỹ. Tuy nhiên kích thước tàu sân bay của Pháp lại nhỏ hơn so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ điều này mô hình chung vẫn sẽ gây hạn chế cho phi công khi phải cất cánh từ đường băng ngắn hơn kể cả khi sử dụng máy phóng. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Được biết tàu Charles de Gaulle vẫn sử dụng công nghệ máy phóng CATOBAR như trên các tàu Nimitz tuy nhiên hai đường băng cất cánh của nó có chiều dài ngắn hơn chỉ 75m so với 100m trên USS Dwight D.Eisenhower. Nhưng nhìn chung vấn đề này vẫn có thể được khắc phục đối với các phi công lão luyện của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Cận cảnh chiếc F/A-18C của Hải quân Mỹ cất cánh từ đường băng thứ hai của Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Theo thiết kế tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp chỉ có thể mang theo từ 28-40 máy bay các loại với dòng tiêm kích chủ lực là Rafale M, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và các dòng trực thăng hải quân của Pháp. Nguồn ảnh: Navy Recognition.Charles de Gaulle có lượng giãn nước chỉ 42.000 tấn chưa bằng một nữa so với USS Dwight D.Eisenhower, nó được trang bị hai lò phản ứng Areva K15 áp lực nước (PWR) có công suất 32MW mỗi chiếc đi kèm với đó là hệ thống tuabin hơi nước Alstom có công suất 61MW. Thời gian hoạt động trên biển của nó là 45 ngày với thủy thủ đoàn 1.350 người, 600 nhân viên phục vụ trên boong tàu kể cả phi công, 800 biệt kích nếu cần thiết và 500 tấn đạn dược các loại. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Theo Navy Recognition, trong đợt diễn tập tác chiến chung vào hôm 8/12 trên vùng Biển Địa Trung Hải, hai tàu sân bay USS Dwight D.Eisenhower (CVN 69) của Hải quân Mỹ và Charles de Gaulle của Hải quân Pháp đã có màn phối hợp khá ăn ý khi hỗ trợ cất hạ cánh thành công các tiêm kích trên hạm của nhau trong cùng một thời điểm. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Theo đó, những chiếc tiêm kích trên hạm Rafale M của Charles de Gaulle sẽ diễn tập cất hạ cánh trên USS Dwight D.Eisenhower và ngược lại với F/A-18C là trên Charles de Gaulle. Đây cũng là một trong những lần hiếm hoi Hải quân Mỹ và Pháp thực hiện một đợt diễn tập tác chiến chung như trên. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Hiện tại, cả USS Dwight D.Eisenhower và Charles de Gaulle đều là các tàu sân bay dẫn đầu trong các chiến dịch không kích chống lại phiến quân IS đang hoạt động Iraq và Syria từ vùng biển phía đông Địa Trung Hải. Tuy nhiên thời gian tham gia sứ mệnh này của tàu Charles de Gaulle sắp kết thúc. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Vào tháng 2 năm sau, tàu sân bay Charles de Gaulle sẽ trở về Pháp để bắt đầu chương trình đại tu nữa vòng đời của mình sau 15 năm hoạt động, và quá trình này sẽ kéo dài ít nhất 18 tháng. Do đó nhiều khả năng đợt diễn tập mới đây giữa Hải quân Pháp và Mỹ là nhầm chuẩn cho việc Pháp kéo dài sứ mệnh chống IS của mình bằng cách triển khai một phần phi đội Rafale M lên trên tàu sân bay Mỹ trong thời gian Charles de Gaulle đại tu. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Theo Hải quân Pháp, kể từ cuối năm ngoái cho tới nay biên đội tàu sân bay của Pháp do tàu Charles de Gaulle dẫn đầu đã thực hiện tổng cộng 271 đợt xuất kích tấn công các mục tiêu phiến quân IS nằm trên vùng lãnh thổ Iraq và Syria, trong đó có 259 đợt tấn công đi đến đúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Rafale M là dòng tiêm kích chủ lực Hải quân Pháp hiện tại và biến thể hải quân của dòng tiêm kích đa năng Rafale. So với phiên bản dành cho không quân Rafale M sử dụng khung thân chắc chắn hơn điều này khiến nó nặng hơn các biến thể thông thường 500kg, tất nhiên nó cũng được cải tiến để có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay với máy phóng và cáp hãm. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Có một điểm thú vị là Rafale M là dòng tiêm kích duy nhất không do Mỹ chế tạo có thể cất cánh từ tàu sân bay bằng máy phóng hơi nước vốn được xem là thiết kế độc quyền trên các tàu sân bay của Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Còn các tính năng kỹ chiến thuật khác Rafale M tương tự như các phiên bản Rafale thông thường, nó có khả năng mang theo tối đa 9.500kg vũ khí các loại với 13 giá treo. Với hệ thống động cơ phản lực chính vẫn là hai động cơ Snecma M88 có công suất 11.250lbf mỗi chiếc cho phép máy bay đạt tới vận tốc 1.912km/h. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Trong ảnh là quang cảnh trên tàu Charles de Gaulle trước khi phi đội F/A-18C của Mỹ hạ cánh. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Việc hạ cánh với cáp hãm trên Charles de Gaulle không phải làm một nhiệm vụ quá khó khăn với các phi công Mỹ. Tuy nhiên kích thước tàu sân bay của Pháp lại nhỏ hơn so với các tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ điều này mô hình chung vẫn sẽ gây hạn chế cho phi công khi phải cất cánh từ đường băng ngắn hơn kể cả khi sử dụng máy phóng. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Được biết tàu Charles de Gaulle vẫn sử dụng công nghệ máy phóng CATOBAR như trên các tàu Nimitz tuy nhiên hai đường băng cất cánh của nó có chiều dài ngắn hơn chỉ 75m so với 100m trên USS Dwight D.Eisenhower. Nhưng nhìn chung vấn đề này vẫn có thể được khắc phục đối với các phi công lão luyện của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Cận cảnh chiếc F/A-18C của Hải quân Mỹ cất cánh từ đường băng thứ hai của Charles de Gaulle. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Theo thiết kế tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp chỉ có thể mang theo từ 28-40 máy bay các loại với dòng tiêm kích chủ lực là Rafale M, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và các dòng trực thăng hải quân của Pháp. Nguồn ảnh: Navy Recognition.
Charles de Gaulle có lượng giãn nước chỉ 42.000 tấn chưa bằng một nữa so với USS Dwight D.Eisenhower, nó được trang bị hai lò phản ứng Areva K15 áp lực nước (PWR) có công suất 32MW mỗi chiếc đi kèm với đó là hệ thống tuabin hơi nước Alstom có công suất 61MW. Thời gian hoạt động trên biển của nó là 45 ngày với thủy thủ đoàn 1.350 người, 600 nhân viên phục vụ trên boong tàu kể cả phi công, 800 biệt kích nếu cần thiết và 500 tấn đạn dược các loại. Nguồn ảnh: Navy Recognition.