Theo trang Airforce-Technology, Hàn Quốc dự định ưu tiên mua máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 Boramae để trang bị cho lực lượng không quân của họ với số lượng có thể lên tới 120 chiếc. Ảnh: Chosul.Bắt đầu từ năm 2023 và kéo dài mười năm tới, sẽ là “một thập kỷ bận rộn và hiệu quả” đối với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI). Teo kế hoạch, đến năm 2028 sẽ có 40 máy bay chiến đấu KF-21 được sản xuất; đợt sản xuất thứ hai kéo dài đến năm 2032, có khoảng 80 chiếc khác sẽ được hoàn thành. Ảnh: Chosul.Dự án này có khả năng không chỉ giúp ích cho ngành công nghiệp trong nước mà còn khuyến khích cạnh tranh quốc tế ở mức độ lớn. Gần 8 tỷ USD sẽ được Seoul phân phối trong thập kỷ tới cho những công ty tham gia chương trình KF-21 Boramae. Truyền thông Hàn Quốc cho biết, điều này sẽ xảy ra theo từng giai đoạn. Ảnh: Military.Máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 của Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc bảo vệ đất nước và tăng cường khả năng chiến đấu của Không quân Hàn Quốc. Sẽ không sai khi nói rằng, KF-21 Boramae đã là một phần chiến lược phòng thủ của Hàn Quốc trong thập kỷ tới. Ảnh: Military.Chiến đấu cơ tàng hình KF-21 của Hàn Quốc dự kiến sẽ được trang bị những vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ, phương Tây và do chính Hàn Quốc phát triển. Một trong những vũ khí sẽ được trang bị trên KF-21 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) Meteor của Tập đoàn quốc phòng châu Âu (MBDA). Ảnh: Military.Vào cuối tháng 3 năm nay, Hàn Quốc đã thực hiện cuộc thử nghiệm vũ khí đầu tiên bằng loại tên lửa Meteor trên máy bay KF-21. Bằng cách này, Seoul đã tiến hành thử nghiệm không chỉ với tên lửa, mà còn cả các hệ thống vũ khí dự định trang bị cho KF-21. Ảnh: Pinterest.Chiến đấu cơ tàng hình KF-21 của Hàn Quốc được trang bị hai động cơ General Electric F414-GE-400K do công ty Hanwha Aerospace của Hàn Quốc sản xuất theo Giấy phép của General Electric của Mỹ. Mỗi động cơ cung cấp lực đẩy khô 57,8 kN; và khi sử dụng bộ đốt sau, lực đẩy lên tới 97,9 kN. Ảnh: Pinterest.Với hai động cơ F414-GE-400K, cung cấp cho KF-21 với tốc độ tối đa là Mach 1,8; bán kính hoạt động tối đa dự kiến trong khoảng 1.000 km. KF-21 có thể được sử dụng bởi phi hành đoàn một hoặc hai người. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó sẽ là 25.600 kg. Ảnh: Pinterest.Như đã đề cập ở trên, KF-21 sẽ là một máy bay chiến đấu có thể sử dụng được nhiều vũ khí hiện đại; ngoài tên lửa Meteor của châu Âu, KF-21 sẽ sử dụng cả tên lửa không đối không tầm xa AIM-120, tầm ngắn AIM-9X Sidewindercủa Mỹ, tầm trung Diehl IRIS-T của Đức... Ảnh: Pinterest.Giống như các loại chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ hay Nga, KF-21 cũng được trang bị một pháo tự động nòng xoay 20 mm M61A2 Vulcan, để đảm nhận vai trò tấn công trong không chiến tầm gần hoặc khi bay thấp. Ảnh: Pinterest.Để tự chủ về vũ khí, hiện Hàn Quốc đang tích cực phát triển các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa hiện đại. Vì vậy, KF-21 sẽ sớm sử dụng với vũ khí được sản xuất hoàn toàn trong nước. KF-21 cũng sẽ có khả năng mang tên lửa không đối đất, không đối hạm, cũng như bom dẫn đường chính xác. Ảnh: Pinterest.Bên cạnh việc trang bị 120 chiếc KF-21 cho lực lượng không quân trong nước, thì Hàn Quốc hướng tới một chiến lược lớn hơn, đó là xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này. Điều này có cơ sở, vì Hàn Quốc đã thành công trong việc xuất khẩu chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50. Ảnh: Chosul.Indonesia sẽ là khách hàng đầu tiên sau khi Jakarta nối lại thanh toán cho chương trình. Các chuyên gia cho rằng, châu Á sẽ là thị trường chủ yếu của máy bay chiến đấu Hàn Quốc. Nhưng đã có sự quan tâm từ châu Âu, đặc biệt là Ba Lan, vì hiện nay Ba Lan đã mua máy bay hạng nhẹ KAI T-50, cũng như xe tăng và pháo từ Hàn Quốc. Ảnh: Chosul.Nếu Mỹ không bán F-35, thì khách hàng có thể mua KF-21 để thay thế. Nhưng mục tiêu chính của Mỹ, chủ yếu từ quan điểm chính trị đó là cắt đứt khả năng việc xuất khẩu chiến đấu cơ của Trung Quốc cho nước ngoài như J-20, J-10 và FC-31. Ảnh: Chosul.Hàn Quốc hiện có một lực lượng không quân “đáng nể” trong khu vực. Xương sống của Không quân Hàn Quốc là 167 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 đa chức năng. Chúng được bổ sung bởi 59 máy bay chiến đấu tấn công hạng nặng F-15E và 40 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và KF-21 dự kiến sẽ thay thế dần số F-16 trong tương lai. Ảnh: Chosul.
Thử nghiệm chiến đấu cơ KF-21 của Hàn Quốc. Nguồn Bulgarianmilitary
Theo trang Airforce-Technology, Hàn Quốc dự định ưu tiên mua máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 Boramae để trang bị cho lực lượng không quân của họ với số lượng có thể lên tới 120 chiếc. Ảnh: Chosul.
Bắt đầu từ năm 2023 và kéo dài mười năm tới, sẽ là “một thập kỷ bận rộn và hiệu quả” đối với ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI). Teo kế hoạch, đến năm 2028 sẽ có 40 máy bay chiến đấu KF-21 được sản xuất; đợt sản xuất thứ hai kéo dài đến năm 2032, có khoảng 80 chiếc khác sẽ được hoàn thành. Ảnh: Chosul.
Dự án này có khả năng không chỉ giúp ích cho ngành công nghiệp trong nước mà còn khuyến khích cạnh tranh quốc tế ở mức độ lớn. Gần 8 tỷ USD sẽ được Seoul phân phối trong thập kỷ tới cho những công ty tham gia chương trình KF-21 Boramae. Truyền thông Hàn Quốc cho biết, điều này sẽ xảy ra theo từng giai đoạn. Ảnh: Military.
Máy bay chiến đấu tàng hình KF-21 của Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc bảo vệ đất nước và tăng cường khả năng chiến đấu của Không quân Hàn Quốc. Sẽ không sai khi nói rằng, KF-21 Boramae đã là một phần chiến lược phòng thủ của Hàn Quốc trong thập kỷ tới. Ảnh: Military.
Chiến đấu cơ tàng hình KF-21 của Hàn Quốc dự kiến sẽ được trang bị những vũ khí tiên tiến nhất của Mỹ, phương Tây và do chính Hàn Quốc phát triển. Một trong những vũ khí sẽ được trang bị trên KF-21 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVRAAM) Meteor của Tập đoàn quốc phòng châu Âu (MBDA). Ảnh: Military.
Vào cuối tháng 3 năm nay, Hàn Quốc đã thực hiện cuộc thử nghiệm vũ khí đầu tiên bằng loại tên lửa Meteor trên máy bay KF-21. Bằng cách này, Seoul đã tiến hành thử nghiệm không chỉ với tên lửa, mà còn cả các hệ thống vũ khí dự định trang bị cho KF-21. Ảnh: Pinterest.
Chiến đấu cơ tàng hình KF-21 của Hàn Quốc được trang bị hai động cơ General Electric F414-GE-400K do công ty Hanwha Aerospace của Hàn Quốc sản xuất theo Giấy phép của General Electric của Mỹ. Mỗi động cơ cung cấp lực đẩy khô 57,8 kN; và khi sử dụng bộ đốt sau, lực đẩy lên tới 97,9 kN. Ảnh: Pinterest.
Với hai động cơ F414-GE-400K, cung cấp cho KF-21 với tốc độ tối đa là Mach 1,8; bán kính hoạt động tối đa dự kiến trong khoảng 1.000 km. KF-21 có thể được sử dụng bởi phi hành đoàn một hoặc hai người. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó sẽ là 25.600 kg. Ảnh: Pinterest.
Như đã đề cập ở trên, KF-21 sẽ là một máy bay chiến đấu có thể sử dụng được nhiều vũ khí hiện đại; ngoài tên lửa Meteor của châu Âu, KF-21 sẽ sử dụng cả tên lửa không đối không tầm xa AIM-120, tầm ngắn AIM-9X Sidewindercủa Mỹ, tầm trung Diehl IRIS-T của Đức... Ảnh: Pinterest.
Giống như các loại chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ hay Nga, KF-21 cũng được trang bị một pháo tự động nòng xoay 20 mm M61A2 Vulcan, để đảm nhận vai trò tấn công trong không chiến tầm gần hoặc khi bay thấp. Ảnh: Pinterest.
Để tự chủ về vũ khí, hiện Hàn Quốc đang tích cực phát triển các loại tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa hiện đại. Vì vậy, KF-21 sẽ sớm sử dụng với vũ khí được sản xuất hoàn toàn trong nước. KF-21 cũng sẽ có khả năng mang tên lửa không đối đất, không đối hạm, cũng như bom dẫn đường chính xác. Ảnh: Pinterest.
Bên cạnh việc trang bị 120 chiếc KF-21 cho lực lượng không quân trong nước, thì Hàn Quốc hướng tới một chiến lược lớn hơn, đó là xuất khẩu loại máy bay chiến đấu này. Điều này có cơ sở, vì Hàn Quốc đã thành công trong việc xuất khẩu chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50. Ảnh: Chosul.
Indonesia sẽ là khách hàng đầu tiên sau khi Jakarta nối lại thanh toán cho chương trình. Các chuyên gia cho rằng, châu Á sẽ là thị trường chủ yếu của máy bay chiến đấu Hàn Quốc. Nhưng đã có sự quan tâm từ châu Âu, đặc biệt là Ba Lan, vì hiện nay Ba Lan đã mua máy bay hạng nhẹ KAI T-50, cũng như xe tăng và pháo từ Hàn Quốc. Ảnh: Chosul.
Nếu Mỹ không bán F-35, thì khách hàng có thể mua KF-21 để thay thế. Nhưng mục tiêu chính của Mỹ, chủ yếu từ quan điểm chính trị đó là cắt đứt khả năng việc xuất khẩu chiến đấu cơ của Trung Quốc cho nước ngoài như J-20, J-10 và FC-31. Ảnh: Chosul.
Hàn Quốc hiện có một lực lượng không quân “đáng nể” trong khu vực. Xương sống của Không quân Hàn Quốc là 167 chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-16 đa chức năng. Chúng được bổ sung bởi 59 máy bay chiến đấu tấn công hạng nặng F-15E và 40 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và KF-21 dự kiến sẽ thay thế dần số F-16 trong tương lai. Ảnh: Chosul.
Thử nghiệm chiến đấu cơ KF-21 của Hàn Quốc. Nguồn Bulgarianmilitary