Theo thông tin trên trang web Eurasia Times của Ấn Độ, phía Indonesia gần đây đã nhắc lại cam kết tham gia vào dự án chiến đấu cơ tàng hình KF-21 do Hàn Quốc đứng đầu; sẽ cung cấp một sự thay thế rẻ hơn, so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.Vào tháng 4 năm nay, Hàn Quốc đã trình diễn nguyên mẫu của máy bay chiến đấu bán tàng hình đầu tiên, được sản xuất trong nước với tên gọi KF-21. Phía Indonesia đồng ý đầu tư 7,6 tỷ USD cho dự án, chiếm khoảng 20% chi phí phát triển, để đổi lấy việc mua lại các công nghệ liên quan. Dự kiến Indonesia sẽ mua 50 chiếc tiêm kích tàng hình KF-21.Dự án KF-21 bắt đầu được nghiên cứu và phát triển từ năm 2015, loại máy bay này cuối cùng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu F-4 và F-5 đã cũ của Không quân Hàn Quốc.Mặc dù Indonesia có 20% cổ phần trong dự án KF-21, nhưng cam kết của nước này đối với dự án tiêm kích KF-21 đã bị nghi ngờ, do Indonesia chậm thanh toán vì điều kiện kinh tế trong nước kém; bên cạnh đó quan điểm của lãnh đạo Quân đội Indonesia cũng thường hay bị “lung lay”.Hàn Quốc cho biết, KF-21 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên được sản xuất trong nước, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới phát triển thành công máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 4++ trở lên.Chuyên gia quân sự Joseph Chaco, nhà phân tích về các vấn đề quân sự và quốc tế của Hàn Quốc, nói với The EurAsian Times: Hiện hơn 30 nhà khoa học hàng không Indonesia đã sang Hàn Quốc, để tham gia phát triển dự án KF-21, mặc dù khoản đầu tư mà Indonesia hứa hẹn vẫn chưa được thực hiện.Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội và những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính hành động quân sự của Trung Quốc, sẽ là yếu tố để Indonesia quyết định cho các dự án mua sắm vũ khí quy mô lớn như vậy.Ông Chaco giải thích thêm rằng, KF-21 cũng sử dụng nhiều yếu tố Mỹ, các thành phần quan trọng của KF-2 đều đến từ Mỹ, bao gồm Lockheed Martin và General Electric của Mỹ và KF-21 sẽ phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.Mặc dù có thông tin cho rằng, khoảng 65% các bộ phận của KF-21 được sản xuất tại Hàn Quốc, nhưng Chaco tin rằng, hầu hết các “hệ thống con” của KF-21 đều được phát triển với sự trợ giúp của các đối tác nước ngoài hoặc sử dụng trực tiếp các bộ phận nước ngoài.Khi được hỏi về giá của KF-21 và các đối thủ của nó, Chaco tin rằng đơn giá của KF-21 dự kiến vào khoảng 65 triệu USD và máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 5 mới ra mắt của Nga Su-75 Checkmate sẽ là đối thủ cạnh tranh của nó. Hiện Nga có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực.KF-21 sẽ được sử dụng cùng với F-35 mà Hàn Quốc mua từ Mỹ. Hàn Quốc cũng có thể linh hoạt cấu hình trọng tải của máy bay theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, máy bay đã có được khả năng sử dụng tên lửa Meteor của châu Âu. Một số nhà phân tích cho rằng, thiết kế của KF-21 rất giống với F-22 của Mỹ, mặc dù nó đã được định vị là sự thay thế cho F-35.KF-21 được kỳ vọng sẽ thay thế các loại chiến đấu cơ thế hệ 3 như F-5E / F và F-4 của Không quân Hàn Quốc, cũng như một số máy bay chiến đấu F-16C / D và F-15K; tất cả đều sắp hết niên hạn sử dụng.Ngoài ra chiến đấu cơ KF-21 cũng sẽ bổ sung cho 60 chiếc F-35A của Mỹ mà Hàn Quốc mua. Theo ước tính, đến năm 2028, dự kiến sẽ có 40 chiếc KF-21 được đưa vào sử dụng trong lực lượng Không quân Hàn Quốc.Mặc dù ở nhiều khía cạnh, KF-21 giống F-35; nhưng KF-21 là tiêm kích hai động cơ, còn F-35 là tiêm kích một động cơ. Nguyên mẫu KF-21 sử dụng động cơ F414-GE-400K của General Electric và Công ty sẽ tiếp tục cung cấp 240 động cơ cho 120 máy bay chiến đấu KF-21.Tương tự như F-35 và F-22, KF-21 cũng có chức năng tàng hình, tuy nhiên hiệu suất tàng hình của loại máy bay này còn lâu mới so sánh được với tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ. Diện tích phản xạ radar của KF-21 được đánh giá là chỉ có thể so sánh với tiêm kích Eurofighter Typhoon thế hệ 4++.Điều ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của KF-21 chính là 6 giá treo vũ khí dưới cánh và 4 giá treo vũ khí dưới thân máy bay. Do KF-21 theo đuổi mức giá tiết kiệm hơn và chu kỳ phát triển ngắn hơn, điều này khiến máy bay từ bỏ khoang vũ khí quan trọng bên trong.KF-21 dự kiến mang trọng tải 7,7 tấn vũ khí và duy trì tốc độ bay tối đa Mach 1,83. KF-21 dường như có lợi thế hơn F-35A ở một số khía cạnh, vì nó có tầm bay đến 2.900 km. Hàn Quốc cũng đã độc lập phát triển một radar mảng pha chủ động (AESA), có thể sử dụng vũ khí tầm xa, như tên lửa không đối không Meteor của châu Âu.Mặc dù KF-21 có thể không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nó được kỳ vọng sẽ có lợi thế xuất khẩu so với máy bay chiến đấu của Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, châu Âu và các nước khác, do giá rẻ hơn và giao hàng nhanh hơn.Ngoài ra, KF-21 cũng sẽ dựa vào những ưu điểm riêng biệt của mình để tạo lợi thế xuất khẩu so với F-35 và J-10CE. Như việc xuất khẩu F-35 của Mỹ, sẽ phải gắn với điều kiện chính trị; ngoài ra, khách hàng cũng cần chấp nhận các bản cập nhật phần mềm do các nhà sản xuất Mỹ lựa chọn và kiểm soát.Còn loại chiến đấu cơ J-10CE của Trung Quốc, một đối thủ cũng được coi là của KF-21 cũng gặp phải vấn đề là không đủ độ tin cậy; thương hiệu yếu, lại có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy nhiên những vấn đề này không tồn tại trên KF-21.Khi Hàn Quốc phát triển các thiết bị điện tử hàng không mới và các cảm biến liên quan, nếu chúng có thể được sử dụng trên chiến đấu cơ KF-21, thì khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể tự chủ hơn, sản phẩm tốt hơn và nguồn cung ổn định hơn. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh chiến đấu cơ KF-21 tương lai của Hàn Quốc. Nguồn: MDC.
Theo thông tin trên trang web Eurasia Times của Ấn Độ, phía Indonesia gần đây đã nhắc lại cam kết tham gia vào dự án chiến đấu cơ tàng hình KF-21 do Hàn Quốc đứng đầu; sẽ cung cấp một sự thay thế rẻ hơn, so với máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ.
Vào tháng 4 năm nay, Hàn Quốc đã trình diễn nguyên mẫu của máy bay chiến đấu bán tàng hình đầu tiên, được sản xuất trong nước với tên gọi KF-21. Phía Indonesia đồng ý đầu tư 7,6 tỷ USD cho dự án, chiếm khoảng 20% chi phí phát triển, để đổi lấy việc mua lại các công nghệ liên quan. Dự kiến Indonesia sẽ mua 50 chiếc tiêm kích tàng hình KF-21.
Dự án KF-21 bắt đầu được nghiên cứu và phát triển từ năm 2015, loại máy bay này cuối cùng sẽ thay thế các máy bay chiến đấu F-4 và F-5 đã cũ của Không quân Hàn Quốc.
Mặc dù Indonesia có 20% cổ phần trong dự án KF-21, nhưng cam kết của nước này đối với dự án tiêm kích KF-21 đã bị nghi ngờ, do Indonesia chậm thanh toán vì điều kiện kinh tế trong nước kém; bên cạnh đó quan điểm của lãnh đạo Quân đội Indonesia cũng thường hay bị “lung lay”.
Hàn Quốc cho biết, KF-21 là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên được sản xuất trong nước, đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 8 trên thế giới phát triển thành công máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 4++ trở lên.
Chuyên gia quân sự Joseph Chaco, nhà phân tích về các vấn đề quân sự và quốc tế của Hàn Quốc, nói với The EurAsian Times: Hiện hơn 30 nhà khoa học hàng không Indonesia đã sang Hàn Quốc, để tham gia phát triển dự án KF-21, mặc dù khoản đầu tư mà Indonesia hứa hẹn vẫn chưa được thực hiện.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường hiện đại hóa quân đội và những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính hành động quân sự của Trung Quốc, sẽ là yếu tố để Indonesia quyết định cho các dự án mua sắm vũ khí quy mô lớn như vậy.
Ông Chaco giải thích thêm rằng, KF-21 cũng sử dụng nhiều yếu tố Mỹ, các thành phần quan trọng của KF-2 đều đến từ Mỹ, bao gồm Lockheed Martin và General Electric của Mỹ và KF-21 sẽ phải chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.
Mặc dù có thông tin cho rằng, khoảng 65% các bộ phận của KF-21 được sản xuất tại Hàn Quốc, nhưng Chaco tin rằng, hầu hết các “hệ thống con” của KF-21 đều được phát triển với sự trợ giúp của các đối tác nước ngoài hoặc sử dụng trực tiếp các bộ phận nước ngoài.
Khi được hỏi về giá của KF-21 và các đối thủ của nó, Chaco tin rằng đơn giá của KF-21 dự kiến vào khoảng 65 triệu USD và máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ 5 mới ra mắt của Nga Su-75 Checkmate sẽ là đối thủ cạnh tranh của nó. Hiện Nga có ảnh hưởng đáng kể trong khu vực.
KF-21 sẽ được sử dụng cùng với F-35 mà Hàn Quốc mua từ Mỹ. Hàn Quốc cũng có thể linh hoạt cấu hình trọng tải của máy bay theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, máy bay đã có được khả năng sử dụng tên lửa Meteor của châu Âu. Một số nhà phân tích cho rằng, thiết kế của KF-21 rất giống với F-22 của Mỹ, mặc dù nó đã được định vị là sự thay thế cho F-35.
KF-21 được kỳ vọng sẽ thay thế các loại chiến đấu cơ thế hệ 3 như F-5E / F và F-4 của Không quân Hàn Quốc, cũng như một số máy bay chiến đấu F-16C / D và F-15K; tất cả đều sắp hết niên hạn sử dụng.
Ngoài ra chiến đấu cơ KF-21 cũng sẽ bổ sung cho 60 chiếc F-35A của Mỹ mà Hàn Quốc mua. Theo ước tính, đến năm 2028, dự kiến sẽ có 40 chiếc KF-21 được đưa vào sử dụng trong lực lượng Không quân Hàn Quốc.
Mặc dù ở nhiều khía cạnh, KF-21 giống F-35; nhưng KF-21 là tiêm kích hai động cơ, còn F-35 là tiêm kích một động cơ. Nguyên mẫu KF-21 sử dụng động cơ F414-GE-400K của General Electric và Công ty sẽ tiếp tục cung cấp 240 động cơ cho 120 máy bay chiến đấu KF-21.
Tương tự như F-35 và F-22, KF-21 cũng có chức năng tàng hình, tuy nhiên hiệu suất tàng hình của loại máy bay này còn lâu mới so sánh được với tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ. Diện tích phản xạ radar của KF-21 được đánh giá là chỉ có thể so sánh với tiêm kích Eurofighter Typhoon thế hệ 4++.
Điều ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của KF-21 chính là 6 giá treo vũ khí dưới cánh và 4 giá treo vũ khí dưới thân máy bay. Do KF-21 theo đuổi mức giá tiết kiệm hơn và chu kỳ phát triển ngắn hơn, điều này khiến máy bay từ bỏ khoang vũ khí quan trọng bên trong.
KF-21 dự kiến mang trọng tải 7,7 tấn vũ khí và duy trì tốc độ bay tối đa Mach 1,83. KF-21 dường như có lợi thế hơn F-35A ở một số khía cạnh, vì nó có tầm bay đến 2.900 km. Hàn Quốc cũng đã độc lập phát triển một radar mảng pha chủ động (AESA), có thể sử dụng vũ khí tầm xa, như tên lửa không đối không Meteor của châu Âu.
Mặc dù KF-21 có thể không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng nó được kỳ vọng sẽ có lợi thế xuất khẩu so với máy bay chiến đấu của Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, châu Âu và các nước khác, do giá rẻ hơn và giao hàng nhanh hơn.
Ngoài ra, KF-21 cũng sẽ dựa vào những ưu điểm riêng biệt của mình để tạo lợi thế xuất khẩu so với F-35 và J-10CE. Như việc xuất khẩu F-35 của Mỹ, sẽ phải gắn với điều kiện chính trị; ngoài ra, khách hàng cũng cần chấp nhận các bản cập nhật phần mềm do các nhà sản xuất Mỹ lựa chọn và kiểm soát.
Còn loại chiến đấu cơ J-10CE của Trung Quốc, một đối thủ cũng được coi là của KF-21 cũng gặp phải vấn đề là không đủ độ tin cậy; thương hiệu yếu, lại có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy nhiên những vấn đề này không tồn tại trên KF-21.
Khi Hàn Quốc phát triển các thiết bị điện tử hàng không mới và các cảm biến liên quan, nếu chúng có thể được sử dụng trên chiến đấu cơ KF-21, thì khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể tự chủ hơn, sản phẩm tốt hơn và nguồn cung ổn định hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh chiến đấu cơ KF-21 tương lai của Hàn Quốc. Nguồn: MDC.