Tiêm kích J-20 của Trung Quốc và hiện tại cũng là chiến đấu cơ thế hệ năm duy nhất của nước này vừa mới nhận được sự nâng cấp khá đáng kể từ nhà thiết kế.Theo truyền thông Trung Quốc, tiêm kích chiến đấu J-20 của nước này vừa được nâng cấp một chi tiết cực kỳ quan trọng, đó là thêm vào một khẩu pháo để tăng cường hỏa lực.Trước đó, chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc không hề được trang bị pháo do học thuyết của nước này cho rằng, tiêm kích thế hệ năm sẽ chỉ tác chiến ở tầm xa, không cần tới vũ khí tầm gần như pháo hay súng máy.Đây có thể coi là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm vì trong quá khứ, các chiến đấu cơ F-4 Phantom II của Mỹ cũng từng không được trang bị pháo và gặp phải rất nhiều bất lợi khi đối đầu với MiG-19 hay MiG-21 ở Việt Nam.Cũng có ý kiến cho rằng, thực chất Trung Quốc chưa trang bị pháo cho J-20 là do nước này không tìm được ra giải pháp để "nhét" khẩu pháo vào bên trong chiếc tiêm kích hiện đại này.Những hình ảnh mới nhất được truyền thông Trung Quốc công bố không những khẳng định rằng J-20 đã được trang bị pháo, mà còn cho biết khoang chứa vũ khí chính của chiếc tiêm kích này có thể mang theo tới 6 tên lửa PL-15 hay Phích Lịch 15.Ngoài ra, khi bay ở chế độ không tàng hình, chiếc J-20 còn có thể mang theo một tên lửa PL-15 treo ở giữa khoang vũ khí chính và khoang vũ khí phụ.Bên trong khoang vũ khí phụ cũng có thể mang theo được hai tên lửa không đối không PL-15. Tổng số tên lửa mà J-20 có thể mang theo tới giờ đã lên tới 10 quả. Ảnh: So sánh khoang vũ khí của J-20, F-35 và F-22 (từ trái qua).Với số lượng tên lửa nhiều tới như vậy, rõ ràng là chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã tỏ ra vượt trội so với các loại tiêm kích thế hệ năm khác của Mỹ, ít nhất là trong khả năng mang theo tên lửa không đối không tầm xa.Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng phiên bản hiện tại của tên lửa PL-15 thực tế có sải cánh thân và cánh đuôi khá lớn, vậy nên khó có thể đưa được tới sáu quả tên lửa loại này vào bên trong khoang vũ khí chính của J-20.Mặc dù vậy trong thời gian tới, khi Trung Quốc có thể cải biên lại loại tên lửa PL-15 này thì việc đưa cả 6 quả tên lửa vào bên trong khoang vũ khí của J-20 cũng là điều hoàn toàn có thể.Tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (bên phải) hay còn có tên Hán Việt là tên lửa Phích Lịch 15, hiện tại đang được coi là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Không quân Trung Quốc, đã có thể tương thích với các tiêm kích J-10C, J-16, J-11B, JF-17 Block-3 và J-20.Loại tên lửa này có tầm tấn công mục tiêu tối đa lên tới 350 km - xa hơn nhiều so với các loại tên lửa không đối không phổ biến khác trong khu vực, có khả năng tiêu diệt mục tiêu nằm ngoài đường chân trời với độ chính xác cực cao. Nguồn ảnh: Sina. Vì sao Trung Quốc tin rằng tiêm kích J-20 hiện đại vượt trội hơn cả F-22 của Mỹ và Su-57 của Nga?
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc và hiện tại cũng là chiến đấu cơ thế hệ năm duy nhất của nước này vừa mới nhận được sự nâng cấp khá đáng kể từ nhà thiết kế.
Theo truyền thông Trung Quốc, tiêm kích chiến đấu J-20 của nước này vừa được nâng cấp một chi tiết cực kỳ quan trọng, đó là thêm vào một khẩu pháo để tăng cường hỏa lực.
Trước đó, chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc không hề được trang bị pháo do học thuyết của nước này cho rằng, tiêm kích thế hệ năm sẽ chỉ tác chiến ở tầm xa, không cần tới vũ khí tầm gần như pháo hay súng máy.
Đây có thể coi là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm vì trong quá khứ, các chiến đấu cơ F-4 Phantom II của Mỹ cũng từng không được trang bị pháo và gặp phải rất nhiều bất lợi khi đối đầu với MiG-19 hay MiG-21 ở Việt Nam.
Cũng có ý kiến cho rằng, thực chất Trung Quốc chưa trang bị pháo cho J-20 là do nước này không tìm được ra giải pháp để "nhét" khẩu pháo vào bên trong chiếc tiêm kích hiện đại này.
Những hình ảnh mới nhất được truyền thông Trung Quốc công bố không những khẳng định rằng J-20 đã được trang bị pháo, mà còn cho biết khoang chứa vũ khí chính của chiếc tiêm kích này có thể mang theo tới 6 tên lửa PL-15 hay Phích Lịch 15.
Ngoài ra, khi bay ở chế độ không tàng hình, chiếc J-20 còn có thể mang theo một tên lửa PL-15 treo ở giữa khoang vũ khí chính và khoang vũ khí phụ.
Bên trong khoang vũ khí phụ cũng có thể mang theo được hai tên lửa không đối không PL-15. Tổng số tên lửa mà J-20 có thể mang theo tới giờ đã lên tới 10 quả. Ảnh: So sánh khoang vũ khí của J-20, F-35 và F-22 (từ trái qua).
Với số lượng tên lửa nhiều tới như vậy, rõ ràng là chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc đã tỏ ra vượt trội so với các loại tiêm kích thế hệ năm khác của Mỹ, ít nhất là trong khả năng mang theo tên lửa không đối không tầm xa.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng phiên bản hiện tại của tên lửa PL-15 thực tế có sải cánh thân và cánh đuôi khá lớn, vậy nên khó có thể đưa được tới sáu quả tên lửa loại này vào bên trong khoang vũ khí chính của J-20.
Mặc dù vậy trong thời gian tới, khi Trung Quốc có thể cải biên lại loại tên lửa PL-15 này thì việc đưa cả 6 quả tên lửa vào bên trong khoang vũ khí của J-20 cũng là điều hoàn toàn có thể.
Tên lửa không đối không tầm xa PL-15 (bên phải) hay còn có tên Hán Việt là tên lửa Phích Lịch 15, hiện tại đang được coi là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Không quân Trung Quốc, đã có thể tương thích với các tiêm kích J-10C, J-16, J-11B, JF-17 Block-3 và J-20.
Loại tên lửa này có tầm tấn công mục tiêu tối đa lên tới 350 km - xa hơn nhiều so với các loại tên lửa không đối không phổ biến khác trong khu vực, có khả năng tiêu diệt mục tiêu nằm ngoài đường chân trời với độ chính xác cực cao. Nguồn ảnh: Sina.
Vì sao Trung Quốc tin rằng tiêm kích J-20 hiện đại vượt trội hơn cả F-22 của Mỹ và Su-57 của Nga?