Tiêm kích hạm Su-33 Flanker-D là phiên bản hải quân, được thiết kế đặc biệt dựa trên nguyên mẫu Su-27 Flanker để hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Nga - chiếc Đô đốc Kuznetsov.Mặc dù bề ngoài tương tự Su-27 nhưng trên Flanker-D có khác nhiều khác biệt, điển hình là khung gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh kỹ thuật hơn, cánh đuôi, cánh gấp có diện tích lớn và động cơ AL-31F3 mạnh mẽ.Những sửa đổi nói trên nhằm tối ưu hóa cho việc cất hạ cánh từ đường băng ngắn trên tàu sân bay. Khác biệt đáng nói nữa nằm ở chỗ Su-33 có nhiều điểm treo vũ khí hơn Su-27 - lên tới 12 so với 10.Vũ khí của Su-33 bao gồm pháo Gsh-30-1 cỡ 30 mm, Flanker-D được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, bom hàng không, rocket không điều khiển và thiết bị tác chiến điện tử dạng treo ngoài.Nhưng thực tế, Su-33 không thể sử dụng hiệu quả một số loại vũ khí quan trọng khi thực hiện chức năng đối đất và chống hạm, điều này khiến chiếc tiêm kích bị nghi ngờ khi Nga xếp nó vào diện "đa năng".Bất chấp được gọi là máy bay chiến đấu đa năng, trên thực tế Flanker-D là một tiêm kích chiếm ưu thế trên không, mặc dù vậy tính năng này của nó cũng không có gì xuất sắc.Kể từ khi Su-33 chính thức hoạt động vào năm 1999, ít nhất 3 trong số 35 chiếc xuất xưởng đã bị mất trong các vụ tai nạn, trong đó 1 máy bay rơi trong buổi trình diễn vào mùa hè năm 2001. Việc triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng gặp nhiều thách thức.Khi tàu sân bay duy nhất của Nga được triển khai tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, một chiếc Su-33 đã rơi trong nỗ lực hạ cánh, khiến Hải quân Nga phải di chuyển toàn bộ phi đội vào đất liền.Khi nhận thấy Flanker-D nặng nề có quá nhiều nhược điểm, Hải quân Nga tỏ ý muốn thay thế Su-33 bằng loại MiG-29K nhỏ và nhẹ hơn, đồng thời cũng thích hợp hơn khi bố trí trên tàu sân bay.Mặc dù MiG-29K không có khả năng cơ động cao như Su-33 và tầm hoạt động tương đối ngắn nhưng lại có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn nhiều, đồng thời có nhiều lựa chọn hơn về tên lửa không đối không cũng như bom dẫn đường.MiG-29K còn được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử tinh vi hơn và radar tương đối tin cậy nhằm hỗ trợ khả năng tấn công mặt đất. Máy bay được sản xuất với giá khá rẻ, đi kèm chi phí bảo dưỡng thấp hơn nhiều lần.Trong quá khứ, Nga từng nhiều lần nỗ lực xuất khẩu Su-33, những khách hàng tiềm năng theo xác định là Trung Quốc và Ấn Độ, khi cả hai quốc gia đều vận hành tàu sân bay được sửa đổi từ thời Liên Xô.Tuy nhiên các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã đổ vỡ, Bắc Kinh cuối cùng đã lựa chọn máy bay chiến đấu Shenyang J-15 do nước này sản xuất - một bản sao không phép của Su-33.Trong trường hợp Ấn Độ, cùng quan điểm với Hải quân Nga, New Delhi đã quyết định chọn lựa tiêm kích hạm MiG-29K cho hàng không mẫu hạm của mình.Mặc dù có một số thông tin cho rằng phi đội Su-33 của Nga đang được nâng cấp, nhưng thật khó để biết chắc chắn về tương lai của loại máy bay chiến đấu này.
Tiêm kích hạm Su-33 Flanker-D là phiên bản hải quân, được thiết kế đặc biệt dựa trên nguyên mẫu Su-27 Flanker để hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Nga - chiếc Đô đốc Kuznetsov.
Mặc dù bề ngoài tương tự Su-27 nhưng trên Flanker-D có khác nhiều khác biệt, điển hình là khung gầm được gia cố, thiết bị hạ cánh kỹ thuật hơn, cánh đuôi, cánh gấp có diện tích lớn và động cơ AL-31F3 mạnh mẽ.
Những sửa đổi nói trên nhằm tối ưu hóa cho việc cất hạ cánh từ đường băng ngắn trên tàu sân bay. Khác biệt đáng nói nữa nằm ở chỗ Su-33 có nhiều điểm treo vũ khí hơn Su-27 - lên tới 12 so với 10.
Vũ khí của Su-33 bao gồm pháo Gsh-30-1 cỡ 30 mm, Flanker-D được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, bom hàng không, rocket không điều khiển và thiết bị tác chiến điện tử dạng treo ngoài.
Nhưng thực tế, Su-33 không thể sử dụng hiệu quả một số loại vũ khí quan trọng khi thực hiện chức năng đối đất và chống hạm, điều này khiến chiếc tiêm kích bị nghi ngờ khi Nga xếp nó vào diện "đa năng".
Bất chấp được gọi là máy bay chiến đấu đa năng, trên thực tế Flanker-D là một tiêm kích chiếm ưu thế trên không, mặc dù vậy tính năng này của nó cũng không có gì xuất sắc.
Kể từ khi Su-33 chính thức hoạt động vào năm 1999, ít nhất 3 trong số 35 chiếc xuất xưởng đã bị mất trong các vụ tai nạn, trong đó 1 máy bay rơi trong buổi trình diễn vào mùa hè năm 2001. Việc triển khai trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov cũng gặp nhiều thách thức.
Khi tàu sân bay duy nhất của Nga được triển khai tới Địa Trung Hải để tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, một chiếc Su-33 đã rơi trong nỗ lực hạ cánh, khiến Hải quân Nga phải di chuyển toàn bộ phi đội vào đất liền.
Khi nhận thấy Flanker-D nặng nề có quá nhiều nhược điểm, Hải quân Nga tỏ ý muốn thay thế Su-33 bằng loại MiG-29K nhỏ và nhẹ hơn, đồng thời cũng thích hợp hơn khi bố trí trên tàu sân bay.
Mặc dù MiG-29K không có khả năng cơ động cao như Su-33 và tầm hoạt động tương đối ngắn nhưng lại có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn nhiều, đồng thời có nhiều lựa chọn hơn về tên lửa không đối không cũng như bom dẫn đường.
MiG-29K còn được tích hợp hệ thống tác chiến điện tử tinh vi hơn và radar tương đối tin cậy nhằm hỗ trợ khả năng tấn công mặt đất. Máy bay được sản xuất với giá khá rẻ, đi kèm chi phí bảo dưỡng thấp hơn nhiều lần.
Trong quá khứ, Nga từng nhiều lần nỗ lực xuất khẩu Su-33, những khách hàng tiềm năng theo xác định là Trung Quốc và Ấn Độ, khi cả hai quốc gia đều vận hành tàu sân bay được sửa đổi từ thời Liên Xô.
Tuy nhiên các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã đổ vỡ, Bắc Kinh cuối cùng đã lựa chọn máy bay chiến đấu Shenyang J-15 do nước này sản xuất - một bản sao không phép của Su-33.
Trong trường hợp Ấn Độ, cùng quan điểm với Hải quân Nga, New Delhi đã quyết định chọn lựa tiêm kích hạm MiG-29K cho hàng không mẫu hạm của mình.
Mặc dù có một số thông tin cho rằng phi đội Su-33 của Nga đang được nâng cấp, nhưng thật khó để biết chắc chắn về tương lai của loại máy bay chiến đấu này.