Truyền thông Mỹ cho biết, tình hình của tiêm kích hạm Su-33 trong biên chế không quân hải quân Nga, đang rất "hiểm nghèo". Cụ thể, tàu sân bay duy nhất của Nga đã nằm cảng sửa chữa 4 năm liền, nên tới nay, các tiêm kích hạm này gần như không có đất dụng võ.Việc không được huấn luyện cùng tàu sân bay, cũng sẽ khiến kỹ năng của các phi công bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhất là trong tình trạng của Hải quân Nga, khi mà số lượng phi công lái tiêm kích hạm, thậm chí còn ít hơn số phi công lái tàu vũ trụ của quốc gia này.Tờ Business Insider trích nguồn thạo tin cho biết, tiêm kích hạm Su-33 của Nga sẽ có thể được nâng cấp lên phiên bản mới, để phù hợp hơn với tàu sân bay tương lai của nước này.Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, tàu sân bay tương lai của Nga vẫn chưa thực sự thành hình, và sẽ rất khó để có thể nâng cấp được tiêm kích hạm Su-33, sao cho nó phù hợp với một tàu sân bay thậm chí còn chưa được đặt ky.Từ đầu những năm 2000, sự xuất hiện của tiêm kích hạm Su-33 đã mang đến cho Không quân Hải quân Nga một sức mạnh vô địch, khi đây có thể coi là loại tiêm kích hạm mạnh nhất thế giới thời điểm bấy giờ.Ở thời điểm hiện tại, sức mạnh của tiêm kích hạm Su-33 vẫn vượt trội so với nhiều loại chiến đấu cơ đồng hạng khác. Tuy nhiên, khi Nga không còn tàu sân bay, thì sức mạnh của Su-33 cũng là vô nghĩa.Việc cho tiêm kích Su-33 cất cánh từ trên đất liền để tham chiến là điều hoàn toàn vô nghĩa, do Không quân Nga có nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn thế rất nhiều, có thể đáp ứng tốt trong mọi điều kiện tác chiến.Trong khi đó, thiếu đi tàu sân bay sẽ khiến tiêm kích hạm Su-33 không thể xuất hiện được ở những vùng nước xanh - nơi mà đáng lẽ ra, sức mạnh của nó sẽ được phát huy tối ưu, khi mà mọi loại máy bay khác của không quân Nga và đối thủ, để không thể cất cánh từ đất liền để vươn tới được.Quá trình thiết kế của tiêm kích hạm Su-33 kéo dài như một bản trường ca. Các kỹ sư của Liên Xô đã đặt những nền móng đầu tiên cho nó từ thập niên 70 của thế kỷ trước.Chiếc chiến đấu cơ hải quân được xây dựng dựa trên phiên bản Su-27 này, ban đầu được đặt định danh là Su-27K, sau đó đổi thành Su-33 và chỉ chính thức xuất hiện vào mùa hè năm 1998 - nghĩa là gần 30 năm kể từ sau khi được nghiên cứu.Một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của Su-33, đó là nó sử dụng chung rất nhiều các linh kiện từ tiêm kích Su-27, thậm chí ngay cả càng đáp, đầu cánh và động cơ.Tuy nhiên, chính việc được thiết kế dựa trên một mẫu tiêm kích có tuổi đời cao, sẽ khiến Su-33 dần lạc hậu, đòi hỏi phải có sự nâng cấp và cải tiến sâu, nhất là về các trang thiết bị điện tử hàng không.Giới phân tích đánh giá rằng, tiêm kích Su-33 sẽ sớm cần được nâng cấp trong tương lai, tuy nhiên quá trình nâng cấp phải phù hợp với những yêu cầu, và đặc điểm của tàu sân bay tiếp theo mà Nga dự định sẽ sở hữu.Nếu không, rất có thể trong thời gian Nga loay hoay đóng tàu sân bay thế hệ mới, nước này cũng sẽ phải tìm cách cải tiến các loại tiêm kích hạm, hoặc thậm chí chế tạo ra một phiên bản mới, chỉ để phù hợp với thế hệ tàu sân bay tiếp theo. Nguồn ảnh: Ydex. Cận cảnh tiêm kích hạm Su-33 hạ cánh "cháy" đường băng tàu sân bay Kuuznetsov. Nguồn: Star.
Truyền thông Mỹ cho biết, tình hình của tiêm kích hạm Su-33 trong biên chế không quân hải quân Nga, đang rất "hiểm nghèo". Cụ thể, tàu sân bay duy nhất của Nga đã nằm cảng sửa chữa 4 năm liền, nên tới nay, các tiêm kích hạm này gần như không có đất dụng võ.
Việc không được huấn luyện cùng tàu sân bay, cũng sẽ khiến kỹ năng của các phi công bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhất là trong tình trạng của Hải quân Nga, khi mà số lượng phi công lái tiêm kích hạm, thậm chí còn ít hơn số phi công lái tàu vũ trụ của quốc gia này.
Tờ Business Insider trích nguồn thạo tin cho biết, tiêm kích hạm Su-33 của Nga sẽ có thể được nâng cấp lên phiên bản mới, để phù hợp hơn với tàu sân bay tương lai của nước này.
Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, tàu sân bay tương lai của Nga vẫn chưa thực sự thành hình, và sẽ rất khó để có thể nâng cấp được tiêm kích hạm Su-33, sao cho nó phù hợp với một tàu sân bay thậm chí còn chưa được đặt ky.
Từ đầu những năm 2000, sự xuất hiện của tiêm kích hạm Su-33 đã mang đến cho Không quân Hải quân Nga một sức mạnh vô địch, khi đây có thể coi là loại tiêm kích hạm mạnh nhất thế giới thời điểm bấy giờ.
Ở thời điểm hiện tại, sức mạnh của tiêm kích hạm Su-33 vẫn vượt trội so với nhiều loại chiến đấu cơ đồng hạng khác. Tuy nhiên, khi Nga không còn tàu sân bay, thì sức mạnh của Su-33 cũng là vô nghĩa.
Việc cho tiêm kích Su-33 cất cánh từ trên đất liền để tham chiến là điều hoàn toàn vô nghĩa, do Không quân Nga có nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại hơn thế rất nhiều, có thể đáp ứng tốt trong mọi điều kiện tác chiến.
Trong khi đó, thiếu đi tàu sân bay sẽ khiến tiêm kích hạm Su-33 không thể xuất hiện được ở những vùng nước xanh - nơi mà đáng lẽ ra, sức mạnh của nó sẽ được phát huy tối ưu, khi mà mọi loại máy bay khác của không quân Nga và đối thủ, để không thể cất cánh từ đất liền để vươn tới được.
Quá trình thiết kế của tiêm kích hạm Su-33 kéo dài như một bản trường ca. Các kỹ sư của Liên Xô đã đặt những nền móng đầu tiên cho nó từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Chiếc chiến đấu cơ hải quân được xây dựng dựa trên phiên bản Su-27 này, ban đầu được đặt định danh là Su-27K, sau đó đổi thành Su-33 và chỉ chính thức xuất hiện vào mùa hè năm 1998 - nghĩa là gần 30 năm kể từ sau khi được nghiên cứu.
Một trong những ưu điểm tuyệt vời nhất của Su-33, đó là nó sử dụng chung rất nhiều các linh kiện từ tiêm kích Su-27, thậm chí ngay cả càng đáp, đầu cánh và động cơ.
Tuy nhiên, chính việc được thiết kế dựa trên một mẫu tiêm kích có tuổi đời cao, sẽ khiến Su-33 dần lạc hậu, đòi hỏi phải có sự nâng cấp và cải tiến sâu, nhất là về các trang thiết bị điện tử hàng không.
Giới phân tích đánh giá rằng, tiêm kích Su-33 sẽ sớm cần được nâng cấp trong tương lai, tuy nhiên quá trình nâng cấp phải phù hợp với những yêu cầu, và đặc điểm của tàu sân bay tiếp theo mà Nga dự định sẽ sở hữu.
Nếu không, rất có thể trong thời gian Nga loay hoay đóng tàu sân bay thế hệ mới, nước này cũng sẽ phải tìm cách cải tiến các loại tiêm kích hạm, hoặc thậm chí chế tạo ra một phiên bản mới, chỉ để phù hợp với thế hệ tàu sân bay tiếp theo. Nguồn ảnh: Ydex.
Cận cảnh tiêm kích hạm Su-33 hạ cánh "cháy" đường băng tàu sân bay Kuuznetsov. Nguồn: Star.