Là một quốc gia nhỏ bé, được bao quanh bởi các quốc gia Ả Rập thù địch, người Israel luôn có ý thức vệ quốc mạnh mẽ; trong nhiều thập kỷ chiến tranh đẫm máu với các quốc gia Ả Rập, Israel luôn nhận thức rằng, việc xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh, là nền tảng để duy trì sức mạnh của quân đội Israel.Năm 1979, Israel đã được mua lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ Mỹ; đây cũng là quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ được trang bị loại chiến đấu cơ tối tân thế hệ 4. F-16 là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, có tính cơ động cao, được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.Khi có được kho báu F-16 trong tay, Không quân Israel đã cử những phi công xuất sắc nhất của họ sang Mỹ để học chuyển loại sang lái F-16; là loại máy bay với những ưu điểm vượt trội so với những chiến đấu cơ của các quốc gia khu vực Trung Đông khi đó, lại được điều khiển bởi những phi công xuất sắc, do vậy những chiếc F-16 của Không quân Israel đã khuynh đảo bầu trời Trung Đông.Chỉ sau 2 năm được trang bị, vào năm 1981, Israel quyết định sử dụng một số F-16 để tập kích phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq, đang được xây dựng tại Osirak, trong chiến dịch mang tên Opera; và F-16 bắt đầu một màn trình diễn có thể nói là "bất bại" trên chiến trường Trung Đông.Tám chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B đã cất cánh từ Israel với 16 quả bom MK-82, bay với độ cao cực thấp, vượt qua không phận Jordan và Arab Saudi với cự ly đến 1.600 km; khi tới không phận Iraq, phi đội F-16 hạ xuống độ cao cách mặt đất 30 m, tránh sự theo dõi của radar của các lực lượng phòng vệ Iraq.Cách lò phản ứng hạt nhân Osirak 20 km, đội hình F-16 lấy độ cao 2.100 m và bổ nhào ở góc 35º với vận tốc 1.100 km/h, nhằm thẳng vào lò phản ứng và trút từng cặp bom Mk-82 với giãn cách 5 giây. Theo các báo cáo của Israel, tất cả 16 quả bom đều trúng và phá hủy hoàn toàn lò phản ứng; giấc mơ hạt nhân của Saddam bị phá sản và danh tiếng của máy bay chiến đấu F-16 tăng lên rất nhiều.Trận chiến trên không tại thung lũng Beka tiếp theo, đã khiến F-16 trở nên nổi tiếng hơn; trong trận quyết chiến này, Không quân Israel lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái Scout, bay qua thung lũng Beka để đánh lừa tên lửa SAM-6 của Syria; những khẩu đội tên lửa của Syria tại đây nhầm tưởng đó là máy bay của Israel nên đã phóng hết đạn. Sau khi biết hệ thống phòng không của Syria đã hết đạn tên lửa, những chiếc F-16 mới bắt đầu xuất kích, sử dụng tên lửa chống radar phá hủy toàn bộ các bệ phóng tên lửa; không cam chịu thất bại, Không quân Syria đã cho xuất kích hàng trăm máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-23 và MiG-25 để không chiến với F-16 của Israel.Những chiếc máy bay F-16 thuộc thế hệ 4 của Israel, đã tỏ ra cực kỳ xuất sắc trước những loại máy bay thế hệ cũ của Không quân Syria; các phi công ưu tú của Israel, điều khiển máy bay chiến đấu F-16 đã "tàn sát" máy bay chiến đấu Syria; trong trận chiến tại thung lũng Beka, Không quân Syria đã mất 82 máy bay chiến đấu các loại, trong khi Không quân Israel không tổn thất bất kỳ máy bay nào.Trận chiến trên không tại thung lũng Beka cũng đã đánh quỵ ý chí cũng như sức mạnh của Không quân Syria; trong những thập kỷ sau đó, Không quân Syria về cơ bản đã mất quyền kiểm soát trên không với Không quân Israel. Các máy bay chiến đấu F-16I của Israel lại một lần nữa viết tiếp trang huyền thoại trong lịch sử chiến tranh.Kể từ đó, người Israel ngày càng bị mê hoặc bởi F-16, và máy bay chiến đấu F-16 đã trở thành một thanh kiếm lợi hai của người Do Thái. Với phiên bản F-16I Sufa (Cơn bão) giành cho Israel, phạm vi hoạt động của F16I được tăng lên rất nhiều nhờ bình nhiên liệu phù hợp và một loạt cải tiến do chính người Israel thực hiện.Với F-16I, Israel đã liên tục tấn công các nước Ả Rập, cho dù đó là Gaza hay Lebanon, Lybia hay Ma-rốc…F-16I thực sự là thanh kiếm sắc bén nhất trong tay vua David. Trong mắt người Ả Rập, F-16 của người Do Thái là thần chết, kẻ hủy diệt và không quân Israel đã thống trị bầu trời Trung Đông.Hiện tại, Không quân Israel có khoảng 360 máy bay chiến đấu F-16, và sức mạnh của nó mạnh đến nỗi ngay cả Không quân Nga cũng là nạn nhân của F-16 Israel. Cách đây không lâu, một số chiếc F-16 đã sử dụng chiến thuật bay núp bóng một máy bay tác chiến điện tử Il-20 của Nga trên biển Địa Trung Hải, làm tên lửa phòng không của Quân đội Syria bắn trúng máy bay này.Hiện nay Không quân Israel được trang bị những máy bay chiến đấu rất hiện đại như F-15 hoặc F-35, nhưng số F-16 sẽ tiếp tục phục vụ ít nhất 20 năm nữa trong Không quân Israel. Loại chiến đấu cơ được chứng minh giá trị qua thực tiễn chiến đấu, nên được Không quân Israel tin dùng và F-16 trong tay người Israel, vẫn là kẻ hủy diệt và thống trị bầu trời Trung Đông thêm nhiều năm nữa.Video Máy bay F-16 của Mỹ có thể bay sau 92 năm hoạt động.
Là một quốc gia nhỏ bé, được bao quanh bởi các quốc gia Ả Rập thù địch, người Israel luôn có ý thức vệ quốc mạnh mẽ; trong nhiều thập kỷ chiến tranh đẫm máu với các quốc gia Ả Rập, Israel luôn nhận thức rằng, việc xây dựng lực lượng không quân hùng mạnh, là nền tảng để duy trì sức mạnh của quân đội Israel.
Năm 1979, Israel đã được mua lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ Mỹ; đây cũng là quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ được trang bị loại chiến đấu cơ tối tân thế hệ 4. F-16 là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, một động cơ, có tính cơ động cao, được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.
Khi có được kho báu F-16 trong tay, Không quân Israel đã cử những phi công xuất sắc nhất của họ sang Mỹ để học chuyển loại sang lái F-16; là loại máy bay với những ưu điểm vượt trội so với những chiến đấu cơ của các quốc gia khu vực Trung Đông khi đó, lại được điều khiển bởi những phi công xuất sắc, do vậy những chiếc F-16 của Không quân Israel đã khuynh đảo bầu trời Trung Đông.
Chỉ sau 2 năm được trang bị, vào năm 1981, Israel quyết định sử dụng một số F-16 để tập kích phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq, đang được xây dựng tại Osirak, trong chiến dịch mang tên Opera; và F-16 bắt đầu một màn trình diễn có thể nói là "bất bại" trên chiến trường Trung Đông.
Tám chiếc máy bay chiến đấu F-16A/B đã cất cánh từ Israel với 16 quả bom MK-82, bay với độ cao cực thấp, vượt qua không phận Jordan và Arab Saudi với cự ly đến 1.600 km; khi tới không phận Iraq, phi đội F-16 hạ xuống độ cao cách mặt đất 30 m, tránh sự theo dõi của radar của các lực lượng phòng vệ Iraq.
Cách lò phản ứng hạt nhân Osirak 20 km, đội hình F-16 lấy độ cao 2.100 m và bổ nhào ở góc 35º với vận tốc 1.100 km/h, nhằm thẳng vào lò phản ứng và trút từng cặp bom Mk-82 với giãn cách 5 giây. Theo các báo cáo của Israel, tất cả 16 quả bom đều trúng và phá hủy hoàn toàn lò phản ứng; giấc mơ hạt nhân của Saddam bị phá sản và danh tiếng của máy bay chiến đấu F-16 tăng lên rất nhiều.
Trận chiến trên không tại thung lũng Beka tiếp theo, đã khiến F-16 trở nên nổi tiếng hơn; trong trận quyết chiến này, Không quân Israel lần đầu tiên sử dụng máy bay không người lái Scout, bay qua thung lũng Beka để đánh lừa tên lửa SAM-6 của Syria; những khẩu đội tên lửa của Syria tại đây nhầm tưởng đó là máy bay của Israel nên đã phóng hết đạn.
Sau khi biết hệ thống phòng không của Syria đã hết đạn tên lửa, những chiếc F-16 mới bắt đầu xuất kích, sử dụng tên lửa chống radar phá hủy toàn bộ các bệ phóng tên lửa; không cam chịu thất bại, Không quân Syria đã cho xuất kích hàng trăm máy bay chiến đấu MiG-21, MiG-23 và MiG-25 để không chiến với F-16 của Israel.
Những chiếc máy bay F-16 thuộc thế hệ 4 của Israel, đã tỏ ra cực kỳ xuất sắc trước những loại máy bay thế hệ cũ của Không quân Syria; các phi công ưu tú của Israel, điều khiển máy bay chiến đấu F-16 đã "tàn sát" máy bay chiến đấu Syria; trong trận chiến tại thung lũng Beka, Không quân Syria đã mất 82 máy bay chiến đấu các loại, trong khi Không quân Israel không tổn thất bất kỳ máy bay nào.
Trận chiến trên không tại thung lũng Beka cũng đã đánh quỵ ý chí cũng như sức mạnh của Không quân Syria; trong những thập kỷ sau đó, Không quân Syria về cơ bản đã mất quyền kiểm soát trên không với Không quân Israel. Các máy bay chiến đấu F-16I của Israel lại một lần nữa viết tiếp trang huyền thoại trong lịch sử chiến tranh.
Kể từ đó, người Israel ngày càng bị mê hoặc bởi F-16, và máy bay chiến đấu F-16 đã trở thành một thanh kiếm lợi hai của người Do Thái. Với phiên bản F-16I Sufa (Cơn bão) giành cho Israel, phạm vi hoạt động của F16I được tăng lên rất nhiều nhờ bình nhiên liệu phù hợp và một loạt cải tiến do chính người Israel thực hiện.
Với F-16I, Israel đã liên tục tấn công các nước Ả Rập, cho dù đó là Gaza hay Lebanon, Lybia hay Ma-rốc…F-16I thực sự là thanh kiếm sắc bén nhất trong tay vua David. Trong mắt người Ả Rập, F-16 của người Do Thái là thần chết, kẻ hủy diệt và không quân Israel đã thống trị bầu trời Trung Đông.
Hiện tại, Không quân Israel có khoảng 360 máy bay chiến đấu F-16, và sức mạnh của nó mạnh đến nỗi ngay cả Không quân Nga cũng là nạn nhân của F-16 Israel. Cách đây không lâu, một số chiếc F-16 đã sử dụng chiến thuật bay núp bóng một máy bay tác chiến điện tử Il-20 của Nga trên biển Địa Trung Hải, làm tên lửa phòng không của Quân đội Syria bắn trúng máy bay này.
Hiện nay Không quân Israel được trang bị những máy bay chiến đấu rất hiện đại như F-15 hoặc F-35, nhưng số F-16 sẽ tiếp tục phục vụ ít nhất 20 năm nữa trong Không quân Israel. Loại chiến đấu cơ được chứng minh giá trị qua thực tiễn chiến đấu, nên được Không quân Israel tin dùng và F-16 trong tay người Israel, vẫn là kẻ hủy diệt và thống trị bầu trời Trung Đông thêm nhiều năm nữa.
Video Máy bay F-16 của Mỹ có thể bay sau 92 năm hoạt động.