Các đồng minh NATO đang đẩy nhanh quá trình bàn giao tiêm kích F-16 cho Kiev, bên cạnh chức năng tác chiến, những chiến đấu cơ nói trên còn thực hiện một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt đối với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.Cụ thể, tiêm kích F-16 trước khi tới tay Không quân Ukraine đã được đơn vị tác chiến điện tử đặc biệt của Không quân Mỹ hiện đại hóa, khiến chúng trở thành một trong những công cụ giúp ích đặc biệt cho công tác tình báo.Khi triển khai làm nhiệm vụ tác chiến, thiết bị lắp đặt trên máy bay sẽ thu thập dữ liệu và truyền về trung tâm xử lý của NATO để phân tích hoạt động của hệ thống điện tử hàng không, từ đó xác định hiệu suất hoạt động của F-16 và nhiều tiêm kích khác do phương Tây chế tạo.Quá trình hiện đại hóa sơ bộ sẽ bao gồm việc cài đặt phần mềm mới để tiếp nhận khí tài tác chiến điện tử. Hiện nay các tiêm kích F-16 đang có trên bầu trời Ukraine là những chiếc từng thuộc về Không quân Hoàng gia Đan Mạch và Hà Lan.Các chuyên gia đến từ Phi đội tác chiến điện tử số 68 của Không quân Mỹ (EWS số 68), trụ sở đóng tại sân bay Eglin ở bang Florida là những người chịu trách nhiệm chính cho việc cài đặt thiết bị trinh sát.Cần nhấn mạnh rằng công việc trên không chỉ được thực hiện với khí tài tác chiến điện tử tiêu chuẩn đi kèm máy bay, mà còn được thực hiện đối với hệ thống tích hợp dưới dạng pod treo ngoài.Một số trở ngại gây khó khăn trong quá trình nâng cấp cũng được chỉ ra, đó là F-16 của châu Âu khác với F-16 của Mỹ, nhưng các chuyên gia phương Tây đã cùng nhau giải quyết nhiệm vụ, trọng tâm là viết phần mềm mới tương thích hệ thống điều khiển trung tâm.Thông tin mới nhất về hỗ trợ kỹ thuật vô tuyến, cùng với tham số nhận dạng thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã được bổ sung vào gói phần mềm dành cho những chiếc F-16 này.Với những trạm tình báo vô tuyến điện tử đặc biệt được cài đặt trên máy bay, tiêm kích F-16 của Ukraine theo nhận xét đã có khả năng ghi lại mọi tín hiệu phát ra từ thiết bị vô tuyến của Nga.Tất cả những điều này, kết hợp với phân tích tình hình chiến thuật sẽ giúp Mỹ và các đồng minh NATO đánh giá tính hiệu quả của các phương tiện điện tử hay chống nhiễu hiện có.Đồng thời căn cứ dữ liệu thu được, họ có thể thực hiện một vài thay đổi giúp cho tiêm kích F-16 của Không quân Ukraine chống lại máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không Nga một cách tốt hơn.Dự báo sắp tới, một lô tiêm kích F-16 nữa của Không quân Hoàng gia Bỉ và Na Uy cũng sẽ được gửi đi hiện đại hóa tại Mỹ trước khi giao cho Kyiv. Nhiều khả năng những chiếc F-16 đang phục vụ trong biên chế USAF cũng sẽ trải qua quá trình sửa đổi tương tự.Đối diện tình huống trên, Không quân Nga sẽ phải gấp rút xây dựng phương thức tác chiến mới, trong đó chú trọng vào việc “giấu bài” để tránh bị đối phương khai thác dữ liệu mật.Nhưng rõ ràng đây sẽ là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đối với Moskva, và NATO đang đứng trước cơ hội bằng vàng để nghiên cứu thật kỹ đối thủ tiềm tàng của mình.
Các đồng minh NATO đang đẩy nhanh quá trình bàn giao tiêm kích F-16 cho Kiev, bên cạnh chức năng tác chiến, những chiến đấu cơ nói trên còn thực hiện một nhiệm vụ vô cùng đặc biệt đối với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Cụ thể, tiêm kích F-16 trước khi tới tay Không quân Ukraine đã được đơn vị tác chiến điện tử đặc biệt của Không quân Mỹ hiện đại hóa, khiến chúng trở thành một trong những công cụ giúp ích đặc biệt cho công tác tình báo.
Khi triển khai làm nhiệm vụ tác chiến, thiết bị lắp đặt trên máy bay sẽ thu thập dữ liệu và truyền về trung tâm xử lý của NATO để phân tích hoạt động của hệ thống điện tử hàng không, từ đó xác định hiệu suất hoạt động của F-16 và nhiều tiêm kích khác do phương Tây chế tạo.
Quá trình hiện đại hóa sơ bộ sẽ bao gồm việc cài đặt phần mềm mới để tiếp nhận khí tài tác chiến điện tử. Hiện nay các tiêm kích F-16 đang có trên bầu trời Ukraine là những chiếc từng thuộc về Không quân Hoàng gia Đan Mạch và Hà Lan.
Các chuyên gia đến từ Phi đội tác chiến điện tử số 68 của Không quân Mỹ (EWS số 68), trụ sở đóng tại sân bay Eglin ở bang Florida là những người chịu trách nhiệm chính cho việc cài đặt thiết bị trinh sát.
Cần nhấn mạnh rằng công việc trên không chỉ được thực hiện với khí tài tác chiến điện tử tiêu chuẩn đi kèm máy bay, mà còn được thực hiện đối với hệ thống tích hợp dưới dạng pod treo ngoài.
Một số trở ngại gây khó khăn trong quá trình nâng cấp cũng được chỉ ra, đó là F-16 của châu Âu khác với F-16 của Mỹ, nhưng các chuyên gia phương Tây đã cùng nhau giải quyết nhiệm vụ, trọng tâm là viết phần mềm mới tương thích hệ thống điều khiển trung tâm.
Thông tin mới nhất về hỗ trợ kỹ thuật vô tuyến, cùng với tham số nhận dạng thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã được bổ sung vào gói phần mềm dành cho những chiếc F-16 này.
Với những trạm tình báo vô tuyến điện tử đặc biệt được cài đặt trên máy bay, tiêm kích F-16 của Ukraine theo nhận xét đã có khả năng ghi lại mọi tín hiệu phát ra từ thiết bị vô tuyến của Nga.
Tất cả những điều này, kết hợp với phân tích tình hình chiến thuật sẽ giúp Mỹ và các đồng minh NATO đánh giá tính hiệu quả của các phương tiện điện tử hay chống nhiễu hiện có.
Đồng thời căn cứ dữ liệu thu được, họ có thể thực hiện một vài thay đổi giúp cho tiêm kích F-16 của Không quân Ukraine chống lại máy bay chiến đấu và lực lượng phòng không Nga một cách tốt hơn.
Dự báo sắp tới, một lô tiêm kích F-16 nữa của Không quân Hoàng gia Bỉ và Na Uy cũng sẽ được gửi đi hiện đại hóa tại Mỹ trước khi giao cho Kyiv. Nhiều khả năng những chiếc F-16 đang phục vụ trong biên chế USAF cũng sẽ trải qua quá trình sửa đổi tương tự.
Đối diện tình huống trên, Không quân Nga sẽ phải gấp rút xây dựng phương thức tác chiến mới, trong đó chú trọng vào việc “giấu bài” để tránh bị đối phương khai thác dữ liệu mật.
Nhưng rõ ràng đây sẽ là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đối với Moskva, và NATO đang đứng trước cơ hội bằng vàng để nghiên cứu thật kỹ đối thủ tiềm tàng của mình.