Ngày nay, chỉ có 2 nền tảng chiến đấu cơ trong bộ 3 chiến đấu cơ tiêu biểu những năm 1970 được phục vụ tiếp trong hàng ngũ của Không quân Mỹ, bao gồm F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. Không chỉ tiếp tục được tin tưởng sử dụng, chúng còn được tiến hành sản xuất thêm.Và chỉ có duy nhất tiêm kích F-14 Tomcat là bị loại biên từ lâu, “nghỉ hưu” từ khá sớm, loại tiêm kích này được đánh giá là rất tân tiến của Mỹ. Song, có nhiều ý kiến nói rằng, nếu không có mối đe doạ từ Liên Xô thì giữ lại cũng chẳng có ý nghĩa gì.Hiện nay, sau khi được cho “nghỉ hưu non”, chỉ có duy nhất chiếc Top Gun F-14 là còn được sử dụng, nhưng đáng tiếc thay, nó chỉ được giao nhiệm vụ là một vật trưng bày trong bảo tàng.Đây là một điều khá đáng tiếc, khi mà ngày nay, vẫn có những người đam mê máy bay quân sự đánh giá cao nó, họ vẫn luôn coi F-14 Tomcat là một nền tảng chiến đấu cơ yêu thích của mình trong mọi thời đại.Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh mẫu tiêm kích tối tân này, vì sao, hành trình của Maverick lại không chỉ kết thúc sớm với việc bị cho “nghỉ hưu non”, mà những thông tin xoay quanh nó còn bị đưa vào máy huỷ tài liệu?Trong khi đó, các loại chiến đấu cơ Egle và Viper lại vẫn hiện hữu trong hàng ngũ Không quân Mỹ, vẫn tiếp tục phục vụ, và Mỹ cũng liên tục đẩy mạnh dây chuyền sản xuất hai nền tảng máy bay này hiện nay.Sự thật là, ai biết đến nó cũng phải công nhận rằng, F-14 Tomcat là một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất lúc đó, là máy bay đầu tiên thực sự được chế tạo cho một cuộc xung đột hạt nhân diện rộng, nhằm kết thúc chiến tranh thế giới.F-14 là tiêm kích mang ý nghĩa rất lớn, khi thế giới đang cận kề với việc xảy ra Thế chiến thứ III, thời điểm cận kề đó, dù chỉ là một phần của một Phi đội F-14 cũng đã từng mang khả năng vượt trội, có thể nói là được hầu hết thế giới đặt niềm tin vào nó, coi nó là giải pháp giải quyết tối ưu nhất.Chi tiết hơn, Grumman F-14 Tomcat là một máy bay chiến đấu mang tốc độ siêu âm, xuyên suốt quá trình phục vụ trong biên chế Không quân Mỹ, nó đã chiến đấu như một tiêm kích đánh chặn tối ưu, một chiến đấu cơ đa nhiệm xuất sắc.Không chỉ vậy, F-14 còn được tin tưởng giao phó các nhiệm vụ quan trọng, bao gồm dùng vào do thám địch, thực hiện các trận oanh kích như một oanh tạc cơ, và đặc biệt, F-14 được không chỉ Mỹ mà là hầu hết thế giới tin tưởng trong công cuộc chống lại phương tiện mạnh nhất của Liên Xô lúc bấy giờ trong Chiến tranh Lạnh.Lúc đó, các mối đe doạ tiềm tàng từ máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô là một viễn cảnh rất thảm khốc, từ đó, luôn luôn trong mục tiêu của Mỹ có sự xuất hiện việc trang bị vũ khí hạt nhân nhằm diệt gọn đội hình đối phương và tên lửa chống hạm, tất cả đã xuất hiện trên F-14.Bởi vậy, F-14 Tomcat đã được ra đời với thiết kế là một tiêm kích hạng nặng lớn nhất và nặng nhất trong lịch sử từ trước đến nay, khi bản thân nó có thể mang theo tên lửa Phoenix mới.Theo thiết kế, F-14 có chiều dài thân là 18.6m, sải cánh của nó rộng 19m khi xoè, khi cụp là 11.4m, và chiều cao đạt 4.8m. Cùng với đó, tải trọng cất cánh tối đa của nó lên tới 61.000 pound, trong tổng tải trọng mang theo này, có tới gần 80% cho vũ trang.Và bất chấp sức nặng đó, điều cần thiết nhất lúc bấy giờ của F-14 Tomcat chính là, phải thật nhanh, thật cơ động khi chống lại các phương tiện tối tân của Liên Xô.Chính vì thế, F-14 đã được trang bị cho mình bộ động cơ TF30 của Pratt & Whitney lúc đó, điều kiện này đã giúp cho F-14 có thể đẩy vận tốc tối đa của nó lên tới Mach 2.3 đáng kinh ngạc, bất chấp tải trọng mình mang theo.Và với thiết kế dạng cánh cụp – cánh xoè, F-14 mang cho mình khả năng hoạt động cực tốt, trong mọi điều kiện như khi ở tốc độ thấp để đổ bộ tàu sân bay, cho đến cần gia tốc cao để thực hiện đánh chặn “phủ đầu” trước khi phía đối phương có động thái nguy hiểm.Chính nhờ khả năng cánh quét đặc biệt của mình, thời điểm đó, F-14 Tomcat là vượt trội hơn tất cả, nó xoay xở chặt chẽ hơn hầu hết các đối thủ của mình thuộc thế hệ chiến đấu cơ thứ 4 có khả năng tương đương nó, bao gồm cả F-16.Sự vượt trội của nó nằm ở việc, F-14 có thể nhanh chóng bao phủ mặt đất để giao chiến với các oanh tạc cơ Liên Xô, thậm chí, Tomcat còn thực sự có thể giành chiến thắng tối ưu trong không chiến khi xuất kích.Tuy nhiên, với tất cả khả năng của mình, bộ động cơ của F-14 lại gây rắc rối cho nó, khi TF30 được đánh giá là quá “nhạy cảm” trong khi làm các nhiệm vụ tác chiến của Tomcat.Vì sự thật rằng, các động cơ TF30 này, chúng được thiết kế để hoạt động trên những nền tảng thậm chí phải nặng hơn nữa, ví dụ như các oanh tạc cơ hạng nặng. Song, đường bay và mục đích sử dụng của chúng khác F-14, đã tạo nên sự bất tiện.Với những rắc rối từ thiết kế để tối ưu hoá không gian cho vũ khí, đến cả bộ động cơ không phù hợp này, tất cả đã gây nên rất nhiều mất mát đáng tiếc, ví dụ có tới 40 chiếc F-14 đã bị mất do các vấn đề này. Nên thường người ta hay gọi F-14 lúc bấy giờ với cái mác không mấy thiện cảm rằng, Tomcat là một chiếc máy bay đẹp nhưng lại được gắn 2 "mảnh rác".Và không chỉ có những rắc rối nêu trên, các chiến đấu cơ Maverick còn gặp phải một vấn đề lớn trong chi phí, khi các cánh tuabin bên trong động cơ của nó đã hỏng nhanh hơn dự kiến nhiều, gây ra thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho động cơ, mà còn đến cả chi phí trùng tu và tính mạng của phi công.Cho đến năm 1987, F-14 Tomcat đã có sự “chuyển mình”, lúc này, các tiêm kích tối tân của Mỹ đã được trang bị loại động cơ mới là General Electric F110. Động cơ này đã thành công loại bỏ nhiều vấn đề tiềm tàng trước đây, và cũng cung cấp lực đẩy mạnh mẽ hơn.Dần dần, chúng ta có những biến thể là F-14B và F-14D nổi tiếng của nền tảng chiến đấu cơ Tomcat này, được biết đến với cái tên “Top gun”. Tuy nhiên, tiến độ lúc đó là khá chậm chạp, do ngân sách bỏ ra cho sự “chuyển mình” là quá lớn.Tính đến năm 1996, 9 năm kể từ khi F-14 “chuyển mình”, Phi đội F-14 của Hải quân Mỹ lúc đó đã bao gồm tới 126 chiếc Tomcat động cơ mới, trong khi có 212 chiếc còn lại vẫn xoay quanh đống “tơ vò” TF30 mang lại.Với những chi phí đắt đỏ từ công đoạn xây dựng, việc “nuôi nấng” nó để các F-14 này duy trì trạng thái tốt cũng là một khoản ngân sách cực lớn. Khi xuất hiện nhiều sự vượt trội hơn, ví dụ như công nghệ cánh quét tối ưu, nó cũng đòi hỏi mức chi phí lớn hơn nhiều so với các chiến đấu cơ khác.Và cũng bởi vấn đề chi phí quá đắt đỏ, và cũng phức tạp khi thực hiện bảo dưỡng, đây được coi là một trong những lý do cấp bách nhất mà Không quân Mỹ cần cho F-14 Tomcat “nghỉ hưu” từ sớm so với các đồng cấp của mình.Còn về vũ trang của F-14, các vũ khí mà nó mang theo mang một sự hiện diện đáng chú ý là siêu tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix của Mỹ, với loại tên lửa này, nhiều đánh giá nói rằng, “thậm chí F-14 không cần nhào lộn, dựa vào sự cơ động. Phoenix là quá đủ uy lực xé nát đối phương”.Tuy nhiên, có vẻ loại tên lửa này không quá vượt trội như đánh giá, hoặc có thể do hệ thống tác chiến điện tử trên F-14 hoạt động không thực sự tốt. Khi mà vào tháng 1/1999, có tới 2 chiếc F-14 Mỹ tiến hành phóng loại tên lửa Phoenix này hướng về các chiến đấu cơ MiG-25 của Iraq lúc đó, và cả 2 đều trượt.Tiếp đến, vào cuối năm 1999, một chiếc F-14 khác cũng tiếp tục bắn trượt khi đang không chiến với một chiếc MiG-23. Đánh dấu rằng, không một F-14 nào sử dụng Phoenix mà triệt hạ được đối thủ của nó.Có thể thấy, giá thành cho việc sản xuất một chiếc F-14 là quá đắt đỏ, thậm chí, nếu so trên giá trị lạm phát theo thời gian, nó vẫn là loại máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất hành tinh, vượt qua cả các F-35 Lightning II – thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Mỹ hiện nay. Song, lại vẫn có những lỗi tiềm tàng trên chúng.Nhưng dẫu sao, nó vẫn là một thứ vũ khí mang tính “huỷ diệt” của Mỹ, một loại vũ khí ngăn chặn được “tận thế”, và được đánh giá là mối đe doạ “nguy hiểm” của Mỹ, dùng để chống lại Liên Xô khi thế giới cận kề Thế chiến thứ III, trước khi đế chế này tan rã.Và tuy rằng, F-14 đã “nghỉ hưu” từ lâu, hiện nay chỉ còn các đồng cấp với nó là F-15 và F-16 hiện diện. Song, F-14 vẫn luôn là một “khẩu súng hàng đầu” trong lịch sử máy bay chiến đấu thế giới, vẫn luôn tồn tại trong lịch sử như một “huyền thoại” chiến đấu cơ của Mỹ, được công nhận bởi thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest. Hình ảnh của "huyền thoại" chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ được tái hiện trong một bộ phim. Nguồn: coolvid679.
Ngày nay, chỉ có 2 nền tảng chiến đấu cơ trong bộ 3 chiến đấu cơ tiêu biểu những năm 1970 được phục vụ tiếp trong hàng ngũ của Không quân Mỹ, bao gồm F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. Không chỉ tiếp tục được tin tưởng sử dụng, chúng còn được tiến hành sản xuất thêm.
Và chỉ có duy nhất tiêm kích F-14 Tomcat là bị loại biên từ lâu, “nghỉ hưu” từ khá sớm, loại tiêm kích này được đánh giá là rất tân tiến của Mỹ. Song, có nhiều ý kiến nói rằng, nếu không có mối đe doạ từ Liên Xô thì giữ lại cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Hiện nay, sau khi được cho “nghỉ hưu non”, chỉ có duy nhất chiếc Top Gun F-14 là còn được sử dụng, nhưng đáng tiếc thay, nó chỉ được giao nhiệm vụ là một vật trưng bày trong bảo tàng.
Đây là một điều khá đáng tiếc, khi mà ngày nay, vẫn có những người đam mê máy bay quân sự đánh giá cao nó, họ vẫn luôn coi F-14 Tomcat là một nền tảng chiến đấu cơ yêu thích của mình trong mọi thời đại.
Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh mẫu tiêm kích tối tân này, vì sao, hành trình của Maverick lại không chỉ kết thúc sớm với việc bị cho “nghỉ hưu non”, mà những thông tin xoay quanh nó còn bị đưa vào máy huỷ tài liệu?
Trong khi đó, các loại chiến đấu cơ Egle và Viper lại vẫn hiện hữu trong hàng ngũ Không quân Mỹ, vẫn tiếp tục phục vụ, và Mỹ cũng liên tục đẩy mạnh dây chuyền sản xuất hai nền tảng máy bay này hiện nay.
Sự thật là, ai biết đến nó cũng phải công nhận rằng, F-14 Tomcat là một máy bay chiến đấu tiên tiến nhất lúc đó, là máy bay đầu tiên thực sự được chế tạo cho một cuộc xung đột hạt nhân diện rộng, nhằm kết thúc chiến tranh thế giới.
F-14 là tiêm kích mang ý nghĩa rất lớn, khi thế giới đang cận kề với việc xảy ra Thế chiến thứ III, thời điểm cận kề đó, dù chỉ là một phần của một Phi đội F-14 cũng đã từng mang khả năng vượt trội, có thể nói là được hầu hết thế giới đặt niềm tin vào nó, coi nó là giải pháp giải quyết tối ưu nhất.
Chi tiết hơn, Grumman F-14 Tomcat là một máy bay chiến đấu mang tốc độ siêu âm, xuyên suốt quá trình phục vụ trong biên chế Không quân Mỹ, nó đã chiến đấu như một tiêm kích đánh chặn tối ưu, một chiến đấu cơ đa nhiệm xuất sắc.
Không chỉ vậy, F-14 còn được tin tưởng giao phó các nhiệm vụ quan trọng, bao gồm dùng vào do thám địch, thực hiện các trận oanh kích như một oanh tạc cơ, và đặc biệt, F-14 được không chỉ Mỹ mà là hầu hết thế giới tin tưởng trong công cuộc chống lại phương tiện mạnh nhất của Liên Xô lúc bấy giờ trong Chiến tranh Lạnh.
Lúc đó, các mối đe doạ tiềm tàng từ máy bay ném bom tầm xa của Liên Xô là một viễn cảnh rất thảm khốc, từ đó, luôn luôn trong mục tiêu của Mỹ có sự xuất hiện việc trang bị vũ khí hạt nhân nhằm diệt gọn đội hình đối phương và tên lửa chống hạm, tất cả đã xuất hiện trên F-14.
Bởi vậy, F-14 Tomcat đã được ra đời với thiết kế là một tiêm kích hạng nặng lớn nhất và nặng nhất trong lịch sử từ trước đến nay, khi bản thân nó có thể mang theo tên lửa Phoenix mới.
Theo thiết kế, F-14 có chiều dài thân là 18.6m, sải cánh của nó rộng 19m khi xoè, khi cụp là 11.4m, và chiều cao đạt 4.8m. Cùng với đó, tải trọng cất cánh tối đa của nó lên tới 61.000 pound, trong tổng tải trọng mang theo này, có tới gần 80% cho vũ trang.
Và bất chấp sức nặng đó, điều cần thiết nhất lúc bấy giờ của F-14 Tomcat chính là, phải thật nhanh, thật cơ động khi chống lại các phương tiện tối tân của Liên Xô.
Chính vì thế, F-14 đã được trang bị cho mình bộ động cơ TF30 của Pratt & Whitney lúc đó, điều kiện này đã giúp cho F-14 có thể đẩy vận tốc tối đa của nó lên tới Mach 2.3 đáng kinh ngạc, bất chấp tải trọng mình mang theo.
Và với thiết kế dạng cánh cụp – cánh xoè, F-14 mang cho mình khả năng hoạt động cực tốt, trong mọi điều kiện như khi ở tốc độ thấp để đổ bộ tàu sân bay, cho đến cần gia tốc cao để thực hiện đánh chặn “phủ đầu” trước khi phía đối phương có động thái nguy hiểm.
Chính nhờ khả năng cánh quét đặc biệt của mình, thời điểm đó, F-14 Tomcat là vượt trội hơn tất cả, nó xoay xở chặt chẽ hơn hầu hết các đối thủ của mình thuộc thế hệ chiến đấu cơ thứ 4 có khả năng tương đương nó, bao gồm cả F-16.
Sự vượt trội của nó nằm ở việc, F-14 có thể nhanh chóng bao phủ mặt đất để giao chiến với các oanh tạc cơ Liên Xô, thậm chí, Tomcat còn thực sự có thể giành chiến thắng tối ưu trong không chiến khi xuất kích.
Tuy nhiên, với tất cả khả năng của mình, bộ động cơ của F-14 lại gây rắc rối cho nó, khi TF30 được đánh giá là quá “nhạy cảm” trong khi làm các nhiệm vụ tác chiến của Tomcat.
Vì sự thật rằng, các động cơ TF30 này, chúng được thiết kế để hoạt động trên những nền tảng thậm chí phải nặng hơn nữa, ví dụ như các oanh tạc cơ hạng nặng. Song, đường bay và mục đích sử dụng của chúng khác F-14, đã tạo nên sự bất tiện.
Với những rắc rối từ thiết kế để tối ưu hoá không gian cho vũ khí, đến cả bộ động cơ không phù hợp này, tất cả đã gây nên rất nhiều mất mát đáng tiếc, ví dụ có tới 40 chiếc F-14 đã bị mất do các vấn đề này. Nên thường người ta hay gọi F-14 lúc bấy giờ với cái mác không mấy thiện cảm rằng, Tomcat là một chiếc máy bay đẹp nhưng lại được gắn 2 "mảnh rác".
Và không chỉ có những rắc rối nêu trên, các chiến đấu cơ Maverick còn gặp phải một vấn đề lớn trong chi phí, khi các cánh tuabin bên trong động cơ của nó đã hỏng nhanh hơn dự kiến nhiều, gây ra thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho động cơ, mà còn đến cả chi phí trùng tu và tính mạng của phi công.
Cho đến năm 1987, F-14 Tomcat đã có sự “chuyển mình”, lúc này, các tiêm kích tối tân của Mỹ đã được trang bị loại động cơ mới là General Electric F110. Động cơ này đã thành công loại bỏ nhiều vấn đề tiềm tàng trước đây, và cũng cung cấp lực đẩy mạnh mẽ hơn.
Dần dần, chúng ta có những biến thể là F-14B và F-14D nổi tiếng của nền tảng chiến đấu cơ Tomcat này, được biết đến với cái tên “Top gun”. Tuy nhiên, tiến độ lúc đó là khá chậm chạp, do ngân sách bỏ ra cho sự “chuyển mình” là quá lớn.
Tính đến năm 1996, 9 năm kể từ khi F-14 “chuyển mình”, Phi đội F-14 của Hải quân Mỹ lúc đó đã bao gồm tới 126 chiếc Tomcat động cơ mới, trong khi có 212 chiếc còn lại vẫn xoay quanh đống “tơ vò” TF30 mang lại.
Với những chi phí đắt đỏ từ công đoạn xây dựng, việc “nuôi nấng” nó để các F-14 này duy trì trạng thái tốt cũng là một khoản ngân sách cực lớn. Khi xuất hiện nhiều sự vượt trội hơn, ví dụ như công nghệ cánh quét tối ưu, nó cũng đòi hỏi mức chi phí lớn hơn nhiều so với các chiến đấu cơ khác.
Và cũng bởi vấn đề chi phí quá đắt đỏ, và cũng phức tạp khi thực hiện bảo dưỡng, đây được coi là một trong những lý do cấp bách nhất mà Không quân Mỹ cần cho F-14 Tomcat “nghỉ hưu” từ sớm so với các đồng cấp của mình.
Còn về vũ trang của F-14, các vũ khí mà nó mang theo mang một sự hiện diện đáng chú ý là siêu tên lửa tầm xa AIM-54 Phoenix của Mỹ, với loại tên lửa này, nhiều đánh giá nói rằng, “thậm chí F-14 không cần nhào lộn, dựa vào sự cơ động. Phoenix là quá đủ uy lực xé nát đối phương”.
Tuy nhiên, có vẻ loại tên lửa này không quá vượt trội như đánh giá, hoặc có thể do hệ thống tác chiến điện tử trên F-14 hoạt động không thực sự tốt. Khi mà vào tháng 1/1999, có tới 2 chiếc F-14 Mỹ tiến hành phóng loại tên lửa Phoenix này hướng về các chiến đấu cơ MiG-25 của Iraq lúc đó, và cả 2 đều trượt.
Tiếp đến, vào cuối năm 1999, một chiếc F-14 khác cũng tiếp tục bắn trượt khi đang không chiến với một chiếc MiG-23. Đánh dấu rằng, không một F-14 nào sử dụng Phoenix mà triệt hạ được đối thủ của nó.
Có thể thấy, giá thành cho việc sản xuất một chiếc F-14 là quá đắt đỏ, thậm chí, nếu so trên giá trị lạm phát theo thời gian, nó vẫn là loại máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất hành tinh, vượt qua cả các F-35 Lightning II – thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Mỹ hiện nay. Song, lại vẫn có những lỗi tiềm tàng trên chúng.
Nhưng dẫu sao, nó vẫn là một thứ vũ khí mang tính “huỷ diệt” của Mỹ, một loại vũ khí ngăn chặn được “tận thế”, và được đánh giá là mối đe doạ “nguy hiểm” của Mỹ, dùng để chống lại Liên Xô khi thế giới cận kề Thế chiến thứ III, trước khi đế chế này tan rã.
Và tuy rằng, F-14 đã “nghỉ hưu” từ lâu, hiện nay chỉ còn các đồng cấp với nó là F-15 và F-16 hiện diện. Song, F-14 vẫn luôn là một “khẩu súng hàng đầu” trong lịch sử máy bay chiến đấu thế giới, vẫn luôn tồn tại trong lịch sử như một “huyền thoại” chiến đấu cơ của Mỹ, được công nhận bởi thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hình ảnh của "huyền thoại" chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ được tái hiện trong một bộ phim. Nguồn: coolvid679.