Truyền thông Nga cho biết, Mỹ đã buộc phải tự tay phá hủy các tổ hợp phòng thủ tầm gần C-RAM khi rút lui khỏi Afghanistan, để đề phòng loại vũ khí hiện đại này rơi vào tay Taliban.Đây không phải là loại vũ khí duy nhất Mỹ phá hủy khi rút lui khỏi Afghanistan, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, đây là loại vũ khí đắt đỏ và hiện đại nhất, đã bị Mỹ tự hủy trước khi rời đi.Nguồn tin của tờ Avia tiết lộ, các tổ hợp C-RAM đã bị phá hủy, được các tay súng Taliban phát hiện ra trong khi lùng sục các căn cứ quân sự và các hầm chứa vũ khí quy mô lớn của quân đội Mỹ tại Afghanistan.Đây có thể coi là loại vũ khí phòng thủ tầm gần hiện đại nhất của Mỹ ở thời điểm hiện tại, và kể cả khi đã bị phá hủy, ít nhiều vẫn còn những công nghệ thiết kế của C-RAM, có thể bị phát hiện trong đống đổ nát.Giới quan sát cho biết, không loại trừ khả năng các chuyên gia của Trung Quốc - quốc gia đầu tiên tỏ ra cởi mở với Taliban - đã có mặt tại đây để tìm hiểm về các loại vũ khí hiện địa mà Mỹ bỏ lại.Thực tế thì tổ hợp phòng thủ C-RAM cũng sẽ tỏ ra vô dụng nếu rơi vào tay Taliban một cách nguyên vẹn, đơn giản là vì lực lượng này không có đủ trình độ để vận hành, thậm chí không có khả năng bảo quản loại vũ khí này đúng cách.Có vẻ như, điều Mỹ lo sợ nhất đó là Taliban sẽ có thể tuồn các loại vũ khí hiện đại này ra nước ngoài, và sau đó một loạt các phiên bản nhái của C-RAM sẽ xuất hiện.Các chuyên gia nhận định, Mỹ hoàn toàn có đủ thời gian để sơ tán các tổ hợp phòng thủ tầm gần này cùng với quân đội của mình. Do có thiết kế với khả năng di động, mỗi tổ hợp C-RAM sẽ chỉ tốn 2 tới 3 giờ để tháo rời và di chuyển.Nhưng có vẻ như, thời gian phát lệnh rút lui của quân đội Mỹ là quá gấp, khiến họ không còn đủ thời gian để có thể di rời được tổ hợp này.Cho tới thời điểm hiện tại, C-RAM vẫn đang là tổ hợp phòng thủ tầm gần khá hiệu quả, được Mỹ sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có việc bảo vệ Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, Iraq.C-RAM là viết tắt của hệ thống "Phòng thủ chống đạn pháo, đạn cối và pháo phản lực". Đây là tổ hợp phòng thủ tầm gần, sử dụng pháo cao tốc Phalanx 20mm để bắn hạ mọi mục tiêu nguy hiểm.Hiện nay, có nhiều kiểu phòng thủ tầm gần khác nhau, tuy nhiên hệ thống C-RAM nguyên thủy của Mỹ với pháo cao tốc 20mm và radar tự dẫn bắn, vẫn được cho là hiệu quả và rẻ tiền bậc nhất. Trong khi đó, tổ hợp Iron Dome của Israel cũng có mục đích tương tự, nhưng sử dụng tên lửa có giá lên tới vài chục nghìn USD cho mỗi pha đánh chặn. Nguồn ảnh: Pinterest. Tổ hợp Iron Dome đắt đỏ của Israel với mỗi pha đánh chặn có giá lên tới vài chục nghìn USD. Nguồn: Thesun.
Truyền thông Nga cho biết, Mỹ đã buộc phải tự tay phá hủy các tổ hợp phòng thủ tầm gần C-RAM khi rút lui khỏi Afghanistan, để đề phòng loại vũ khí hiện đại này rơi vào tay Taliban.
Đây không phải là loại vũ khí duy nhất Mỹ phá hủy khi rút lui khỏi Afghanistan, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, đây là loại vũ khí đắt đỏ và hiện đại nhất, đã bị Mỹ tự hủy trước khi rời đi.
Nguồn tin của tờ Avia tiết lộ, các tổ hợp C-RAM đã bị phá hủy, được các tay súng Taliban phát hiện ra trong khi lùng sục các căn cứ quân sự và các hầm chứa vũ khí quy mô lớn của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Đây có thể coi là loại vũ khí phòng thủ tầm gần hiện đại nhất của Mỹ ở thời điểm hiện tại, và kể cả khi đã bị phá hủy, ít nhiều vẫn còn những công nghệ thiết kế của C-RAM, có thể bị phát hiện trong đống đổ nát.
Giới quan sát cho biết, không loại trừ khả năng các chuyên gia của Trung Quốc - quốc gia đầu tiên tỏ ra cởi mở với Taliban - đã có mặt tại đây để tìm hiểm về các loại vũ khí hiện địa mà Mỹ bỏ lại.
Thực tế thì tổ hợp phòng thủ C-RAM cũng sẽ tỏ ra vô dụng nếu rơi vào tay Taliban một cách nguyên vẹn, đơn giản là vì lực lượng này không có đủ trình độ để vận hành, thậm chí không có khả năng bảo quản loại vũ khí này đúng cách.
Có vẻ như, điều Mỹ lo sợ nhất đó là Taliban sẽ có thể tuồn các loại vũ khí hiện đại này ra nước ngoài, và sau đó một loạt các phiên bản nhái của C-RAM sẽ xuất hiện.
Các chuyên gia nhận định, Mỹ hoàn toàn có đủ thời gian để sơ tán các tổ hợp phòng thủ tầm gần này cùng với quân đội của mình. Do có thiết kế với khả năng di động, mỗi tổ hợp C-RAM sẽ chỉ tốn 2 tới 3 giờ để tháo rời và di chuyển.
Nhưng có vẻ như, thời gian phát lệnh rút lui của quân đội Mỹ là quá gấp, khiến họ không còn đủ thời gian để có thể di rời được tổ hợp này.
Cho tới thời điểm hiện tại, C-RAM vẫn đang là tổ hợp phòng thủ tầm gần khá hiệu quả, được Mỹ sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có việc bảo vệ Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, Iraq.
C-RAM là viết tắt của hệ thống "Phòng thủ chống đạn pháo, đạn cối và pháo phản lực". Đây là tổ hợp phòng thủ tầm gần, sử dụng pháo cao tốc Phalanx 20mm để bắn hạ mọi mục tiêu nguy hiểm.
Hiện nay, có nhiều kiểu phòng thủ tầm gần khác nhau, tuy nhiên hệ thống C-RAM nguyên thủy của Mỹ với pháo cao tốc 20mm và radar tự dẫn bắn, vẫn được cho là hiệu quả và rẻ tiền bậc nhất. Trong khi đó, tổ hợp Iron Dome của Israel cũng có mục đích tương tự, nhưng sử dụng tên lửa có giá lên tới vài chục nghìn USD cho mỗi pha đánh chặn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tổ hợp Iron Dome đắt đỏ của Israel với mỗi pha đánh chặn có giá lên tới vài chục nghìn USD. Nguồn: Thesun.