Mỹ duyệt bán thương vụ vũ khí trị giá 23,37 tỷ USD cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), giúp nước này trở thành quốc gia Arab đầu tiên sở hữu tiêm kích F-35.Thương vụ vũ khí này gồm 50 tiêm kích tàng hình F-35, 18 máy bay không người lái (UAV) vũ trang MQ-9B, cùng tên lửa không đối không và không đối đất.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Biden sẽ thực hiện thỏa thuận trong khi "vẫn tiếp tục đánh giá chi tiết và tham vấn quan chức UAE" về cách vũ khí được sử dụng.Điều khoản đàm phán ban đầu cho thấy UAE có thể nhận tiêm kích thế hệ năm F-35 đầu tiên vào năm 2027.Chính quyền Biden hồi cuối tháng 1 đình chỉ hàng loạt thương vụ mua bán vũ khí được khởi xướng dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, trong đó có hợp đồng hơn 23 tỷ USD với UAE để rà soát và thể hiện cam kết "minh bạch và quản trị tốt".Thỏa thuận vũ khí với UAE từng bị nhiều nghị sĩ lưỡng đảng phản đối, với lý do chúng có thể được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen, quốc gia chịu khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái tìm cách ngăn thỏa thuận song không thành công.Quyết định này cũng khiến UAE trở thành quốc gia Arab đầu tiên và nước Trung Đông thứ hai sở hữu chiến đấu cơ F-35 sau Israel. Giới chức Israel từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ bán tàng hình cơ F-35 cho các nước Arab, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực.Tuy nhiên, Tel Aviv tỏ ý không phản đối thương vụ được chính quyền Tổng thống Biden thông qua.F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ, cùng với F-22 chúng là những chiếc máy bay thế hệ 5 duy nhất đã bước vào hoạt động.Những đại diện của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện.Mặc dù bị nhiều tai tiếng, nhưng những kiểm nghiệm tập trận cho thấy F-35 là những chiến đấu cơ đáng sợ và có năng lực chiến đấu tuyệt vời.Đối đầu với những tiêm kích thế kệ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, F-35 thường thắng ở thế áp đảo. Hiện nay F-35 đã được sản xuất với số lượng lên tới hàng ngàn chiếc. với cả ba phiên bản A, B, C.F-35 được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.F-35 được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman.F-35 đã có chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/12/2006, đánh dấu đây là chiếc tiêm kích tàng hình thứ 2 trên thế giới ra đời.Về thông số kỹ thuật, máy bay F-35 có chiều dài 15,67m; sải cánh 10,7m; chiều cao 4,33m; diện tích bề mặt cánh 42,7m2; trọng lượng không tải 13.200kg; trọng lượng có tải 22.470m2; trọng lượng cất cánh lớn nhất 31.800kg.F-35 có thể đạt tốc độ lớn nhất là 1.930 km/h; tầm bay tối đa 2.200km; bán kính chiến đấu 1.100km; lực nâng của cánh 526 kg/m2.Về trang bị vũ khí, máy bay tiêm kích F-35 sở hữu 1 pháo GAU-12/U 25mm gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh như trên phiên bản F-35B và F-35C với 220 quả đạn.Máy bay có thể mang theo tối đa 3,5 tấn vũ khí ở chế độ tàng hình, còn ở chế độ "quái thú" F-35 có thể mang tới 10 tấn vũ khí bao gồm tên lửa đối không, đối đất, đối hạm tới các loại bom.Ngoài ra, nó còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử tối tân, giúp giành lợi thế trước các đối thủ.F-35 đã có màn thực chiến ấn tượng tại chiến trường Afghanistan và Syria, sự hiệu quả của chiến đấu cơ này trong chiến đấu đã phần nào đánh tan nhưng nghi ngờ trước đó về sức mạnh của loại máy bay này.Hiện nay Mỹ tiếp tục gia tăng công suất các nhà máy chế tạo F-35 để bàn giao cho khách hàng.
Mỹ duyệt bán thương vụ vũ khí trị giá 23,37 tỷ USD cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), giúp nước này trở thành quốc gia Arab đầu tiên sở hữu tiêm kích F-35.
Thương vụ vũ khí này gồm 50 tiêm kích tàng hình F-35, 18 máy bay không người lái (UAV) vũ trang MQ-9B, cùng tên lửa không đối không và không đối đất.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Biden sẽ thực hiện thỏa thuận trong khi "vẫn tiếp tục đánh giá chi tiết và tham vấn quan chức UAE" về cách vũ khí được sử dụng.
Điều khoản đàm phán ban đầu cho thấy UAE có thể nhận tiêm kích thế hệ năm F-35 đầu tiên vào năm 2027.
Chính quyền Biden hồi cuối tháng 1 đình chỉ hàng loạt thương vụ mua bán vũ khí được khởi xướng dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, trong đó có hợp đồng hơn 23 tỷ USD với UAE để rà soát và thể hiện cam kết "minh bạch và quản trị tốt".
Thỏa thuận vũ khí với UAE từng bị nhiều nghị sĩ lưỡng đảng phản đối, với lý do chúng có thể được sử dụng trong cuộc chiến tại Yemen, quốc gia chịu khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái tìm cách ngăn thỏa thuận song không thành công.
Quyết định này cũng khiến UAE trở thành quốc gia Arab đầu tiên và nước Trung Đông thứ hai sở hữu chiến đấu cơ F-35 sau Israel. Giới chức Israel từng nhiều lần bày tỏ lo ngại khả năng Mỹ bán tàng hình cơ F-35 cho các nước Arab, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực.
Tuy nhiên, Tel Aviv tỏ ý không phản đối thương vụ được chính quyền Tổng thống Biden thông qua.
F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ, cùng với F-22 chúng là những chiếc máy bay thế hệ 5 duy nhất đã bước vào hoạt động.
Những đại diện của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện.
Mặc dù bị nhiều tai tiếng, nhưng những kiểm nghiệm tập trận cho thấy F-35 là những chiến đấu cơ đáng sợ và có năng lực chiến đấu tuyệt vời.
Đối đầu với những tiêm kích thế kệ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, F-35 thường thắng ở thế áp đảo. Hiện nay F-35 đã được sản xuất với số lượng lên tới hàng ngàn chiếc. với cả ba phiên bản A, B, C.
F-35 được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), đây là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
F-35 được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman.
F-35 đã có chuyến bay đầu tiên vào ngày 15/12/2006, đánh dấu đây là chiếc tiêm kích tàng hình thứ 2 trên thế giới ra đời.
Về thông số kỹ thuật, máy bay F-35 có chiều dài 15,67m; sải cánh 10,7m; chiều cao 4,33m; diện tích bề mặt cánh 42,7m2; trọng lượng không tải 13.200kg; trọng lượng có tải 22.470m2; trọng lượng cất cánh lớn nhất 31.800kg.
F-35 có thể đạt tốc độ lớn nhất là 1.930 km/h; tầm bay tối đa 2.200km; bán kính chiến đấu 1.100km; lực nâng của cánh 526 kg/m2.
Về trang bị vũ khí, máy bay tiêm kích F-35 sở hữu 1 pháo GAU-12/U 25mm gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh như trên phiên bản F-35B và F-35C với 220 quả đạn.
Máy bay có thể mang theo tối đa 3,5 tấn vũ khí ở chế độ tàng hình, còn ở chế độ "quái thú" F-35 có thể mang tới 10 tấn vũ khí bao gồm tên lửa đối không, đối đất, đối hạm tới các loại bom.
Ngoài ra, nó còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử tối tân, giúp giành lợi thế trước các đối thủ.
F-35 đã có màn thực chiến ấn tượng tại chiến trường Afghanistan và Syria, sự hiệu quả của chiến đấu cơ này trong chiến đấu đã phần nào đánh tan nhưng nghi ngờ trước đó về sức mạnh của loại máy bay này.
Hiện nay Mỹ tiếp tục gia tăng công suất các nhà máy chế tạo F-35 để bàn giao cho khách hàng.