Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Armenia Armen Sarkissian, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định không cung cấp bất kỳ thiết bị quân sự nào cho Armenia hay Azerbaijan trong vòng 6 tháng gần đây. Cũng trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo hai nước đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và chính trị ở Belarus gần đây.Trước đó, nhiều nguồn tin truyền thông đưa tin cho biết Belarus là nguồn cung cấp các vũ khí quân sự hạng nặng cho cả hai bên trong các cuộc giao tranh gần đây giữa Azerbaijan và Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh.Cụ thể trang Avia-pro của Nga cho biết, xung đột vũ trang ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan đã trở thành lý do để Yerevan chỉ trích Belarus - quốc gia cung cấp nhiều vũ khí khác nhau cho Baku, bao gồm cả những loại đang được quân đội Azerbaijan tích cực sử dụng.Trong khi đó Armenia tuyên bố họ có thể xem xét lại thái độ của mình đối với Belarus, kể cả không công nhận kết quả bầu cử sau khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị tên lửa Polonez của Belarus (Mink phân loại là pháo phản lực phóng loạt) tấn công. “Tổng thống Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng, ông Arayik Harutyunyan tuyên bố Azerbaijan đang bắn phá Stepanakert bằng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt Polonez và Smerch", Avia-pro cho biết.Từ lâu pháo phản lực luôn được đánh giá là loại vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng nhất chỉ sau bom hạt nhân. Sự cơ động cao, sức hủy diệt lớn, trong thời gian ngắn có thể biến một khu vực rộng lớn thành bình địa, đây chính là những ưu điểm của pháo phản lực phóng loạt.Khi nói đến pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất thế giới người ta nghĩ ngay đến BM-30 của Nga biệt danh "lốc lửa", tuy nhiên có một thành viên Liên Xô cũ cũng có một loại pháo phản lực đáng sợ hơn đó chính là Belarus. Pháo phản lực phóng loạt Polonez 300mm của Belarus được coi là một trong những vũ khí có sức công phá mạnh nhất thế giới hiện nay.Không những kế thừa sức mạnh từ nguyên mẫu BM-30 Smerch của Nga, pháo phản lực Polonez còn nổi trội về tầm bắn cũng như độ chính xác khiến Nga, Mỹ cũng phải nể phục. Loại vũ khí này được Belarus xây dựng để thay thế hệ thống phóng pháo phản lực tự hành Uragan 220mm và pháo phản lực nhiều nòng BM-30 Smerch 300mm.Hệ thống Polonez có hai cụm ống phóng với 8 tên lửa 300mm sẵn sàng khai hỏa vào mục tiêu. Chúng có có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km, tức nhiều hơn gấp 2 lần so với hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch đáng sợ nhất của Nga hiện nay.Các thông số mục tiêu được nạp vào máy tính để tính toán ra đường đạn chuẩn xác sau đó xạ thủ sẽ nhấn nút khai hỏa. Các ống phóng được lắp đặt trên xe tải việt dã hạng nặng, cho phép tổ hợp Polonez có sức cơ động cực tốt trên mọi địa hình.Mỗi tên lửa của hệ thống pháo Polonez nặng 750 kg, có thể triển khai 3 loại đầu đạn với độ công phá khác nhau khác nhau tùy theo từng nhiệm vụ. Do được dẫn đường bằng hệ thống GPS nên pháo Polonez có sự chính xác đến kinh ngạc.Polonez lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là vào năm 2015, nhưng cho tới tận năm 2017, người ta mới lần đầu được chứng kiến sức mạnh hủy diệt của nó.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Armenia Armen Sarkissian, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định không cung cấp bất kỳ thiết bị quân sự nào cho Armenia hay Azerbaijan trong vòng 6 tháng gần đây. Cũng trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo hai nước đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và chính trị ở Belarus gần đây.
Trước đó, nhiều nguồn tin truyền thông đưa tin cho biết Belarus là nguồn cung cấp các vũ khí quân sự hạng nặng cho cả hai bên trong các cuộc giao tranh gần đây giữa Azerbaijan và Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Cụ thể trang Avia-pro của Nga cho biết, xung đột vũ trang ác liệt giữa Armenia và Azerbaijan đã trở thành lý do để Yerevan chỉ trích Belarus - quốc gia cung cấp nhiều vũ khí khác nhau cho Baku, bao gồm cả những loại đang được quân đội Azerbaijan tích cực sử dụng.
Trong khi đó Armenia tuyên bố họ có thể xem xét lại thái độ của mình đối với Belarus, kể cả không công nhận kết quả bầu cử sau khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh bị tên lửa Polonez của Belarus (Mink phân loại là pháo phản lực phóng loạt) tấn công. “Tổng thống Cộng hòa Nagorno-Karabakh (NKR) tự xưng, ông Arayik Harutyunyan tuyên bố Azerbaijan đang bắn phá Stepanakert bằng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt Polonez và Smerch", Avia-pro cho biết.
Từ lâu pháo phản lực luôn được đánh giá là loại vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng nhất chỉ sau bom hạt nhân. Sự cơ động cao, sức hủy diệt lớn, trong thời gian ngắn có thể biến một khu vực rộng lớn thành bình địa, đây chính là những ưu điểm của pháo phản lực phóng loạt.
Khi nói đến pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất thế giới người ta nghĩ ngay đến BM-30 của Nga biệt danh "lốc lửa", tuy nhiên có một thành viên Liên Xô cũ cũng có một loại pháo phản lực đáng sợ hơn đó chính là Belarus. Pháo phản lực phóng loạt Polonez 300mm của Belarus được coi là một trong những vũ khí có sức công phá mạnh nhất thế giới hiện nay.
Không những kế thừa sức mạnh từ nguyên mẫu BM-30 Smerch của Nga, pháo phản lực Polonez còn nổi trội về tầm bắn cũng như độ chính xác khiến Nga, Mỹ cũng phải nể phục. Loại vũ khí này được Belarus xây dựng để thay thế hệ thống phóng pháo phản lực tự hành Uragan 220mm và pháo phản lực nhiều nòng BM-30 Smerch 300mm.
Hệ thống Polonez có hai cụm ống phóng với 8 tên lửa 300mm sẵn sàng khai hỏa vào mục tiêu. Chúng có có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km, tức nhiều hơn gấp 2 lần so với hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch đáng sợ nhất của Nga hiện nay.
Các thông số mục tiêu được nạp vào máy tính để tính toán ra đường đạn chuẩn xác sau đó xạ thủ sẽ nhấn nút khai hỏa. Các ống phóng được lắp đặt trên xe tải việt dã hạng nặng, cho phép tổ hợp Polonez có sức cơ động cực tốt trên mọi địa hình.
Mỗi tên lửa của hệ thống pháo Polonez nặng 750 kg, có thể triển khai 3 loại đầu đạn với độ công phá khác nhau khác nhau tùy theo từng nhiệm vụ. Do được dẫn đường bằng hệ thống GPS nên pháo Polonez có sự chính xác đến kinh ngạc.
Polonez lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là vào năm 2015, nhưng cho tới tận năm 2017, người ta mới lần đầu được chứng kiến sức mạnh hủy diệt của nó.