Theo trang Defense Express của Mỹ, do Nga tiếp tục tăng cường binh lực ở biên giới Ukraine, nên quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng; thậm chí có thể xảy ra xung đột.Vậy Mỹ và khối NATO phải làm thế nào, để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả những tham vọng chính trị của Nga? Một trong những giải pháp và các chuyên gia đưa ra, là đảm bảo ưu thế trên không cho Mỹ và các đồng minh.Hiện nay, Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng cường hợp tác, hai nước cam kết đối phó với sự can thiệp của các nước phương Tây. Hàng chục nghìn quân Nga đã tập hợp dọc theo khu vực biên giới Ukraine, và Trung Quốc được Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chính.Nếu Mỹ và các đồng minh có kế hoạch răn đe hiệu quả Trung Quốc hoặc Nga (hai nước đã hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết), thì tất cả các bên liên quan cần chấp nhận một thực tế cơ bản: sức mạnh răn đe thực sự, phải dựa trên sức mạnh quân sự; đặc biệt là không quân.Trong thập kỷ qua, trên thế giới đã xuất hiện ba xu hướng an ninh; thứ nhất, các nước châu Âu giảm khả năng quốc phòng; thứ hai, Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ ba là Nga tăng cường sức mạnh quân sự và thể hiện ý chí chính trị trong việc sử dụng vũ lực.Ở châu Âu, Mỹ, NATO và các nước đối tác như Thụy Điển và Phần Lan đều nhấn mạnh việc bảo vệ các nước Baltic và Ba Lan. Ở khu vực Thái Bình Dương, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh đang nỗ lực cùng nhau để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.Nhưng trừ khi các biện pháp này ở các nước phương Tây, được hỗ trợ bởi lực lượng đáng tin cậy (chủ yếu từ Mỹ); nếu không chúng chắc chắn sẽ không hiệu quả trong việc ngăn chặn xung đột.Trong thập kỷ qua, đối thoại nội bộ NATO luôn nhấn mạnh rằng, mỗi nước thành viên cần dành ít nhất 2% GDP của mình cho lĩnh vực quốc phòng. Máy bay chiến đấu hiện đại, rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, và chúng có thể đảm bảo hoạt động trong vùng trời gây tranh cãi.Hai mươi năm trước, Mỹ bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc cách ứng phó với các chiến lược chống tiếp cận và từ chối khu vực (A2/AD), bởi vì Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ngày nay khái niệm này đã được mở rộng sang Trung Đông và Châu Âu. Cốt lõi của nó là sự thay đổi trong sự cân bằng, của sức mạnh không quân. Mỹ đã mất hơn 3.300 máy bay chiến đấu trong cuộc chiến tại Việt Nam, chủ yếu là do Liên Xô cung cấp pháo phòng không và tên lửa Sam-2 cho Việt Nam DCCH vào thời điểm đó.Thất bại ở chiến trường Việt Nam buộc Mỹ và các đồng minh cũng đã đưa ra các cải tiến tương ứng và các chiến thuật mới và đã đạt được kết quả đáng kinh ngạc trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 với Iraq. Trong cuộc chiến kéo dài 40 ngày, lực lượng Đồng minh đã đạt được ưu thế hoàn toàn trên không, chỉ mất 23 máy bay.Nhưng ngày nay, các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và S-400 của Nga, có tầm bắn hàng trăm km, đặt ra những mối đe dọa mới đối với quân đội Mỹ và các đồng minh.Do không có khả năng tàng hình, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom truyền thống của phương Tây hoàn toàn không thể chống lại các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400. Ngoài ra, Nga cũng đã bán các tên lửa phòng không này cho mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả xuất khẩu sang Trung Quốc; những vũ khí phòng không tiên tiến này, hiện đã trở thành vũ khí chủ lực của Trung Quốc, để ngăn chặn lực lượng Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương.Hiện nay có tổng cộng 1.781 máy bay chiến đấu của NATO được triển khai ở châu Âu, nhưng hơn một nửa trong số đó là máy bay chiến đấu F-16 hoặc Rafale hay Typhoon của châu Âu. Các loại máy bay này đều không có khả năng tàng hình và dễ bị tấn công bởi tên lửa S-300 và S- 400.Nhưng may mắn là các đồng minh châu Âu đang có kế hoạch triển khai 552 máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Lực lượng không quân hùng hậu này, đã tạo thêm uy tín đáng kể cho khả năng răn đe của NATO.NATO đã tuyên bố rằng, một khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Nga sẽ phải “trả giá rất đắt”. Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương cũng đang sử dụng phương pháp tương tự để kiềm chế Trung Quốc.Trong bối cảnh Nga tiếp tục tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nước láng giềng Phần Lan tuyên bố chọn F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ mới thay thế F/A-18 cũ. Quốc gia Bắc Âu này cũng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có được tiêm kích F-35.Quyết định này cũng nâng cao sức mạnh không quân của một đối tác thân phương Tây rõ ràng ở khu vực Bắc Âu-Baltic. Mặc dù Phần Lan không phải là thành viên của NATO, nhưng nước này đã góp phần vào việc ngăn chặn Nga hiệu quả hơn. Việc mua loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35, có thể hoạt động ở các khu vực gây tranh cãi trên không, cũng đã mở rộng đáng kể tầm hoạt động của Mỹ và NATO. Mỹ và các đồng minh nên nhận ra rằng, răn đe quân sự là một công cụ quan trọng hơn chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: QQ.
Theo trang Defense Express của Mỹ, do Nga tiếp tục tăng cường binh lực ở biên giới Ukraine, nên quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng; thậm chí có thể xảy ra xung đột.
Vậy Mỹ và khối NATO phải làm thế nào, để có thể ngăn chặn một cách hiệu quả những tham vọng chính trị của Nga? Một trong những giải pháp và các chuyên gia đưa ra, là đảm bảo ưu thế trên không cho Mỹ và các đồng minh.
Hiện nay, Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng cường hợp tác, hai nước cam kết đối phó với sự can thiệp của các nước phương Tây. Hàng chục nghìn quân Nga đã tập hợp dọc theo khu vực biên giới Ukraine, và Trung Quốc được Mỹ coi là đối thủ cạnh tranh chính.
Nếu Mỹ và các đồng minh có kế hoạch răn đe hiệu quả Trung Quốc hoặc Nga (hai nước đã hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết), thì tất cả các bên liên quan cần chấp nhận một thực tế cơ bản: sức mạnh răn đe thực sự, phải dựa trên sức mạnh quân sự; đặc biệt là không quân.
Trong thập kỷ qua, trên thế giới đã xuất hiện ba xu hướng an ninh; thứ nhất, các nước châu Âu giảm khả năng quốc phòng; thứ hai, Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thứ ba là Nga tăng cường sức mạnh quân sự và thể hiện ý chí chính trị trong việc sử dụng vũ lực.
Ở châu Âu, Mỹ, NATO và các nước đối tác như Thụy Điển và Phần Lan đều nhấn mạnh việc bảo vệ các nước Baltic và Ba Lan. Ở khu vực Thái Bình Dương, Mỹ cùng các đối tác và đồng minh đang nỗ lực cùng nhau để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Nhưng trừ khi các biện pháp này ở các nước phương Tây, được hỗ trợ bởi lực lượng đáng tin cậy (chủ yếu từ Mỹ); nếu không chúng chắc chắn sẽ không hiệu quả trong việc ngăn chặn xung đột.
Trong thập kỷ qua, đối thoại nội bộ NATO luôn nhấn mạnh rằng, mỗi nước thành viên cần dành ít nhất 2% GDP của mình cho lĩnh vực quốc phòng. Máy bay chiến đấu hiện đại, rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, và chúng có thể đảm bảo hoạt động trong vùng trời gây tranh cãi.
Hai mươi năm trước, Mỹ bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc cách ứng phó với các chiến lược chống tiếp cận và từ chối khu vực (A2/AD), bởi vì Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn các hoạt động quân sự của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ngày nay khái niệm này đã được mở rộng sang Trung Đông và Châu Âu. Cốt lõi của nó là sự thay đổi trong sự cân bằng, của sức mạnh không quân.
Mỹ đã mất hơn 3.300 máy bay chiến đấu trong cuộc chiến tại Việt Nam, chủ yếu là do Liên Xô cung cấp pháo phòng không và tên lửa Sam-2 cho Việt Nam DCCH vào thời điểm đó.
Thất bại ở chiến trường Việt Nam buộc Mỹ và các đồng minh cũng đã đưa ra các cải tiến tương ứng và các chiến thuật mới và đã đạt được kết quả đáng kinh ngạc trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” năm 1991 với Iraq. Trong cuộc chiến kéo dài 40 ngày, lực lượng Đồng minh đã đạt được ưu thế hoàn toàn trên không, chỉ mất 23 máy bay.
Nhưng ngày nay, các hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và S-400 của Nga, có tầm bắn hàng trăm km, đặt ra những mối đe dọa mới đối với quân đội Mỹ và các đồng minh.
Do không có khả năng tàng hình, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom truyền thống của phương Tây hoàn toàn không thể chống lại các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400.
Ngoài ra, Nga cũng đã bán các tên lửa phòng không này cho mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả xuất khẩu sang Trung Quốc; những vũ khí phòng không tiên tiến này, hiện đã trở thành vũ khí chủ lực của Trung Quốc, để ngăn chặn lực lượng Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương.
Hiện nay có tổng cộng 1.781 máy bay chiến đấu của NATO được triển khai ở châu Âu, nhưng hơn một nửa trong số đó là máy bay chiến đấu F-16 hoặc Rafale hay Typhoon của châu Âu. Các loại máy bay này đều không có khả năng tàng hình và dễ bị tấn công bởi tên lửa S-300 và S- 400.
Nhưng may mắn là các đồng minh châu Âu đang có kế hoạch triển khai 552 máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Lực lượng không quân hùng hậu này, đã tạo thêm uy tín đáng kể cho khả năng răn đe của NATO.
NATO đã tuyên bố rằng, một khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, Nga sẽ phải “trả giá rất đắt”. Mỹ và các đồng minh ở Thái Bình Dương cũng đang sử dụng phương pháp tương tự để kiềm chế Trung Quốc.
Trong bối cảnh Nga tiếp tục tăng cường hợp tác với Trung Quốc, nước láng giềng Phần Lan tuyên bố chọn F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ mới thay thế F/A-18 cũ. Quốc gia Bắc Âu này cũng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có được tiêm kích F-35.
Quyết định này cũng nâng cao sức mạnh không quân của một đối tác thân phương Tây rõ ràng ở khu vực Bắc Âu-Baltic. Mặc dù Phần Lan không phải là thành viên của NATO, nhưng nước này đã góp phần vào việc ngăn chặn Nga hiệu quả hơn.
Việc mua loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như F-35, có thể hoạt động ở các khu vực gây tranh cãi trên không, cũng đã mở rộng đáng kể tầm hoạt động của Mỹ và NATO. Mỹ và các đồng minh nên nhận ra rằng, răn đe quân sự là một công cụ quan trọng hơn chiến tranh tổng lực. Nguồn ảnh: QQ.