“Lẻ loi” giữa rừng vũ khí đủ mẫu mã, kiểu loại với đủ thứ tên gọi tại Chu Hải Airshow 2018, JRNG-6 vẫn khiến khách tham quan phải để mắt khi có thiết kế mang hơi hướng tổ hợp phòng thủ tầm gần (CIWS) của Nga thay vì theo xu hướng Mỹ. Nguồn ảnh: SinaHiện chưa có thông tin rõ ràng về JRNG-6, chỉ biết rằng nó là sản phẩm của ba viện nghiên cứu gồm: Viện nghiên cứu tự động hóa Jiangsu; viện nghiên cứu khí cụ điện tử cơ khí Zhengzhou và Viện khí cụ điện tử hàng hải Yangzhou. Nguồn ảnh: SinaNhìn bên ngoài, JRNG-6 mang đậm nét kiểu thiết kế CIWS của Nga với hai cánh tay lắp bệ phóng tên lửa cùng một khẩu pháo 6 nòng, ở giữa là nơi đặt anten radar. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, thiết kế của tổ hợp phòng không JRNG-6 vẫn trông có phần hơi thô đặc biệt là bệ phóng đặt các ống phóng tên lửa đối không. Nguồn ảnh: SinaTheo mạng Sina, JRNG-6 “tương tự” như tổ hợp phòng không CIWS Kashtan mà Nga bán kèm cho Trung Quốc khi xuất khẩu tàu khu trục Project 956 Sovermennyy từ những năm 1990. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu vậy, trông kích thước và hình dạng của JRNG-6, nó có phần giống với cả tổ hợp CIWS Palma-SU mà Nga sản xuất trang bị cho các tàu hộ vệ cỡ nhỏ từ 2.000 tấn trở xuống. Nguồn ảnh: WikipediaDẫu cho là giống ai thì tương lai của JRNG-6 xem ra không mấy sáng sủa khi mà các tổ hợp phòng thủ CIWS mà các nhà đóng tàu quốc phòng Trung Quốc hiện nay đa phần chọn đều phát triển theo thiên hướng tổ hợp Phalanx của Mỹ hay RIM-116 RAM. Nguồn ảnh: ChinamilitaryCụ thể, đa số các lớp tàu hộ vệ, tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc hiện nay đều sử dụng tổ hợp CIWS Type 730 được phát triển theo hướng Phalanx nhưng có cải tiến về cỡ nòng (tăng lên 30mm) và số lượng nòng (7 nòng thay vì chỉ 6 như của Nga hay Mỹ). Ngoài ra, cách bố trí hệ thống radar và cảm biến quang điện cũng khác hẳn Phalanx. Nguồn ảnh: ChinamilitaryTrên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đặc biệt trang bị tổ hợp CIWS Type 1130 với 11 nòng pháo 30mm được cải tiến trên cơ sở Type 730. Loại vũ khí này có tốc độ bắn tới hơn 10.000 phát/phút. Nguồn ảnh: ChinamilitaryTrung Quốc từng sản xuất hàng loạt loại CIWS tương tự AK-630 của Nga là HP/J-13 nhưng chỉ trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022 Hồ Bắc mà không phổ rộng hơn. Nguồn ảnh: ChinamilitaryMời độc giả xem video uy lực ghê gớm của tổ hợp CIWS Kashtan. Nguồn: Zvezda
“Lẻ loi” giữa rừng vũ khí đủ mẫu mã, kiểu loại với đủ thứ tên gọi tại Chu Hải Airshow 2018, JRNG-6 vẫn khiến khách tham quan phải để mắt khi có thiết kế mang hơi hướng tổ hợp phòng thủ tầm gần (CIWS) của Nga thay vì theo xu hướng Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Hiện chưa có thông tin rõ ràng về JRNG-6, chỉ biết rằng nó là sản phẩm của ba viện nghiên cứu gồm: Viện nghiên cứu tự động hóa Jiangsu; viện nghiên cứu khí cụ điện tử cơ khí Zhengzhou và Viện khí cụ điện tử hàng hải Yangzhou. Nguồn ảnh: Sina
Nhìn bên ngoài, JRNG-6 mang đậm nét kiểu thiết kế CIWS của Nga với hai cánh tay lắp bệ phóng tên lửa cùng một khẩu pháo 6 nòng, ở giữa là nơi đặt anten radar. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, thiết kế của tổ hợp phòng không JRNG-6 vẫn trông có phần hơi thô đặc biệt là bệ phóng đặt các ống phóng tên lửa đối không. Nguồn ảnh: Sina
Theo mạng Sina, JRNG-6 “tương tự” như tổ hợp phòng không CIWS Kashtan mà Nga bán kèm cho Trung Quốc khi xuất khẩu tàu khu trục Project 956 Sovermennyy từ những năm 1990. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu vậy, trông kích thước và hình dạng của JRNG-6, nó có phần giống với cả tổ hợp CIWS Palma-SU mà Nga sản xuất trang bị cho các tàu hộ vệ cỡ nhỏ từ 2.000 tấn trở xuống. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dẫu cho là giống ai thì tương lai của JRNG-6 xem ra không mấy sáng sủa khi mà các tổ hợp phòng thủ CIWS mà các nhà đóng tàu quốc phòng Trung Quốc hiện nay đa phần chọn đều phát triển theo thiên hướng tổ hợp Phalanx của Mỹ hay RIM-116 RAM. Nguồn ảnh: Chinamilitary
Cụ thể, đa số các lớp tàu hộ vệ, tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc hiện nay đều sử dụng tổ hợp CIWS Type 730 được phát triển theo hướng Phalanx nhưng có cải tiến về cỡ nòng (tăng lên 30mm) và số lượng nòng (7 nòng thay vì chỉ 6 như của Nga hay Mỹ). Ngoài ra, cách bố trí hệ thống radar và cảm biến quang điện cũng khác hẳn Phalanx. Nguồn ảnh: Chinamilitary
Trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đặc biệt trang bị tổ hợp CIWS Type 1130 với 11 nòng pháo 30mm được cải tiến trên cơ sở Type 730. Loại vũ khí này có tốc độ bắn tới hơn 10.000 phát/phút. Nguồn ảnh: Chinamilitary
Trung Quốc từng sản xuất hàng loạt loại CIWS tương tự AK-630 của Nga là HP/J-13 nhưng chỉ trang bị cho các tàu tên lửa tấn công nhanh Type 022 Hồ Bắc mà không phổ rộng hơn. Nguồn ảnh: Chinamilitary
Mời độc giả xem video uy lực ghê gớm của tổ hợp CIWS Kashtan. Nguồn: Zvezda