Các hãng thông tấn khu vực Trung Đông cho biết, sáng ngày 11/2, một chiếc trực thăng tấn công Mi-24 đã bị bắn hạ trên bầu trời thành phố Aleppo của Syria khi nó đang tấn công vào các vị trí của phiến quân nổi dậy.Nhận định ban đầu cho rằng "tác giả" của vụ bắn hạ chiếc trực thăng Mi-24 trên là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bên cạnh đó cũng có thông tin cho rằng phiến quân thân Ankara mới là thủ phạm.Theo hình ảnh ghi nhận tại hiện trường thì đạn phòng không đã bắn trúng bên hông chiếc trực thăng, đúng vào vị trí giá treo vũ khí, gây hư hỏng nặng nề và làm mất kiểm soát bay.Mặc dù vậy kíp lái của chiếc trực thăng vũ trang trên vẫn cố gắng điều khiển phương tiện tác chiến bay về hạ cánh tại sân bay quân sự ngoại vi thành phố Aleppo hiện đang do quân đội Syria kiểm soát.Tuy rằng có ý kiến cho rằng máy bay bị bắn trúng là của không quân Syria, nhưng hình ảnh được đăng tải cho thấy đây là một chiếc Mi-24P của lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.Đánh giá ban đầu cho thấy chiếc trực thăng Mi-24P trên đã bị hư hại khá nghiêm trọng, nếu có thể sửa chữa để đưa vào tái sử dụng cũng cần yêu cầu khá nhiều thời gian cũng như tiền bạc.Như vậy đây là lần thứ hai lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc đồng minh) gây tổn thương cho máy bay quân sự của không quân Nga sau vụ chiếc cường kích Su-24 bị tiêm kích F-16 bắn hạ hồi năm 2015.Khi đó quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống tới mức thấp chưa từng thấy, do vậy giới quan sát lo ngại rằng tình trạng trên sẽ lặp lại, bất chấp thiệt hại lần này của Moskva nhỏ hơn nhiều khi máy bay chưa bị phá hủy và phi công không thiệt mạng.Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang gắn kết với nhau trong nhiều dự án mua sắm vũ khí hay tiêu biểu là đường ống dẫn khí đốt Turk Stream, ngoài ra Moskva còn lo ngại viễn cảnh Ankara đóng eo biển Bosphorus với tàu của mình.Nhưng không loại trừ khả năng Nga sẽ âm thầm trả đũa bằng cách hỗ trợ quân đội chính phủ Syria đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ.Bên cạnh đó, rất có thể Nga sẽ cung cấp thêm cho đồng minh Damacus nhiều loại vũ khí tấn công cũng như tên lửa phòng không hiện đại, đủ sức gây thiệt hại nặng cho lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.Nhưng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì chắc chắn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ có hành động đáp trả bằng cả bộ binh, không quân lẫn lực lượng phòng không.Cuộc chiến tranh ủy nhiệm nếu xảy ra tại chiến trường Idlib của Syria chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chính quyền Damascus.Bởi vậy giới phân tích dự đoán Nga sẽ cố gắng cho "chìm xuồng" vụ việc, tương tự như lần chiếc Su-25SM3 bị bắn rơi tại tỉnh Idlib hồi năm 2018 bởi vũ khí được cho là tên lửa Yerli do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho phiến quân.
Các hãng thông tấn khu vực Trung Đông cho biết, sáng ngày 11/2, một chiếc trực thăng tấn công Mi-24 đã bị bắn hạ trên bầu trời thành phố Aleppo của Syria khi nó đang tấn công vào các vị trí của phiến quân nổi dậy.
Nhận định ban đầu cho rằng "tác giả" của vụ bắn hạ chiếc trực thăng Mi-24 trên là quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng bên cạnh đó cũng có thông tin cho rằng phiến quân thân Ankara mới là thủ phạm.
Theo hình ảnh ghi nhận tại hiện trường thì đạn phòng không đã bắn trúng bên hông chiếc trực thăng, đúng vào vị trí giá treo vũ khí, gây hư hỏng nặng nề và làm mất kiểm soát bay.
Mặc dù vậy kíp lái của chiếc trực thăng vũ trang trên vẫn cố gắng điều khiển phương tiện tác chiến bay về hạ cánh tại sân bay quân sự ngoại vi thành phố Aleppo hiện đang do quân đội Syria kiểm soát.
Tuy rằng có ý kiến cho rằng máy bay bị bắn trúng là của không quân Syria, nhưng hình ảnh được đăng tải cho thấy đây là một chiếc Mi-24P của lực lượng hàng không - vũ trụ Nga.
Đánh giá ban đầu cho thấy chiếc trực thăng Mi-24P trên đã bị hư hại khá nghiêm trọng, nếu có thể sửa chữa để đưa vào tái sử dụng cũng cần yêu cầu khá nhiều thời gian cũng như tiền bạc.
Như vậy đây là lần thứ hai lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (hoặc đồng minh) gây tổn thương cho máy bay quân sự của không quân Nga sau vụ chiếc cường kích Su-24 bị tiêm kích F-16 bắn hạ hồi năm 2015.
Khi đó quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống tới mức thấp chưa từng thấy, do vậy giới quan sát lo ngại rằng tình trạng trên sẽ lặp lại, bất chấp thiệt hại lần này của Moskva nhỏ hơn nhiều khi máy bay chưa bị phá hủy và phi công không thiệt mạng.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang gắn kết với nhau trong nhiều dự án mua sắm vũ khí hay tiêu biểu là đường ống dẫn khí đốt Turk Stream, ngoài ra Moskva còn lo ngại viễn cảnh Ankara đóng eo biển Bosphorus với tàu của mình.
Nhưng không loại trừ khả năng Nga sẽ âm thầm trả đũa bằng cách hỗ trợ quân đội chính phủ Syria đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, rất có thể Nga sẽ cung cấp thêm cho đồng minh Damacus nhiều loại vũ khí tấn công cũng như tên lửa phòng không hiện đại, đủ sức gây thiệt hại nặng cho lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng nếu viễn cảnh trên xảy ra thì chắc chắn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ có hành động đáp trả bằng cả bộ binh, không quân lẫn lực lượng phòng không.
Cuộc chiến tranh ủy nhiệm nếu xảy ra tại chiến trường Idlib của Syria chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như chính quyền Damascus.
Bởi vậy giới phân tích dự đoán Nga sẽ cố gắng cho "chìm xuồng" vụ việc, tương tự như lần chiếc Su-25SM3 bị bắn rơi tại tỉnh Idlib hồi năm 2018 bởi vũ khí được cho là tên lửa Yerli do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho phiến quân.