"Xung đột vũ trang nổ ra ở Nagorno-Karabakh không chỉ là cuộc chiến của phương Tây chống lại Liên bang Nga, mà còn là nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trả đũa cho sự thiệt hại đối với quân đội của họ ở tỉnh Idlib, Syria".Ý kiến nói trên đã được phát biểu trên sóng của kênh truyền hình Russia-1 bởi nhà khoa học chính trị và đồng thời là người nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ, ông - Vladimir Avatkov.Theo ông Avatkov, Ankara đang tiến hành "trò chơi "của mình trong khu vực, và ngoài Kavkaz, khát vọng địa chính trị của họ sẽ mở rộng sang lãnh thổ Trung Á.Đối diện với vấn đề này, ông Avatkov cho rằng Nga sẽ phải chuyển từ định đề phòng thủ trong chính sách đối ngoại của mình sang phương hướng tấn công và hành động quyết đoán hơn."Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang cố gắng bằng tất cả mọi khả năng của mình để trả đũa cho sự thiệt hại của họ ở Syria và chúng ta đã có thể nói về cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO", nhà khoa học chính trị Nga bình luận.Ông Avatkov cũng nhớ lại rằng đã có lúc Tổng thống Erdogan đưa ra những tuyên bố rất cứng rắn về Crimea - chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực thành lập các nhóm vận động hành lang chống Nga trong hơn 30 năm, và cũng tương tác với các tổ chức tôn giáo và sắc tộc khác nhau.Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ nội lực cho trò chơi địa chính trị rộng lớn như vậy. Đảng của những người theo chủ nghĩa dân tộc mang tên "Đại đoàn kết" đang đẩy đất nước vào chiến tranh khi kêu gọi gửi quân tới Azerbaijan.Trong trường hợp thực sự Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiếc Su-25 của không quân Armenia thì điều này rõ ràng có nghĩa là một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia thành viên CSTO. Vậy Nga phải làm gì trong tình huống này?Các tài liệu của tổ chức CSTO không quy định rõ ràng về phản ứng gây hấn từ phía nước thứ ba, và điều này cần được sửa chữa. Quan điểm trên đã được người dẫn chương trình truyền hình của Russia-1 - ông Vladimir Soloviev bày tỏ."Tổ chức CSTO dường như vẫn tồn tại, nhưng nếu bạn quan sát kỹ hơn, điều đó không rõ ràng lắm. Tức là cần siết chặt CSTO, quy định hệ thống ứng phó mới", ông Soloviev bình luận.Tuy nhiên chuyên gia quân sự Alexei Leonkov trước đó giải thích rằng Nagorno-Karabakh không được chính Yerevan công nhận và nước cộng hòa tự xưng này không phải là đối tượng của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể.Ngoài ra cũng phải nhìn nhận rằng trong cuộc xung đột hiện tại ở Nagorno-Karabakh, Nga mặc dù có vẻ nghiêng nhiều hơn về phía Armenia nhưng họ vẫn tỏ ra mình ở thế trung lập khi mới đây đã đề nghị cung cấp tiêm kích MiG-35 cho Arzerbaijan.Điều này cho thấy Moskva cũng đang đề cao quyền lợi của mình lên trên hết thông qua các hợp đồng bán vũ khí, khó có khả năng họ sẽ hành động cứng rắn nhằm đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ.Nhưng nếu vậy thì giới chính trị và quân sự tại Moskva sẽ phải có những tính toán thật hợp lý để duy trì thế cân bằng, không để cho Ankara chiếm thế thượng phong như tại chiến trường Libya hiện nay.
"Xung đột vũ trang nổ ra ở Nagorno-Karabakh không chỉ là cuộc chiến của phương Tây chống lại Liên bang Nga, mà còn là nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm trả đũa cho sự thiệt hại đối với quân đội của họ ở tỉnh Idlib, Syria".
Ý kiến nói trên đã được phát biểu trên sóng của kênh truyền hình Russia-1 bởi nhà khoa học chính trị và đồng thời là người nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề với Thổ Nhĩ Kỳ, ông - Vladimir Avatkov.
Theo ông Avatkov, Ankara đang tiến hành "trò chơi "của mình trong khu vực, và ngoài Kavkaz, khát vọng địa chính trị của họ sẽ mở rộng sang lãnh thổ Trung Á.
Đối diện với vấn đề này, ông Avatkov cho rằng Nga sẽ phải chuyển từ định đề phòng thủ trong chính sách đối ngoại của mình sang phương hướng tấn công và hành động quyết đoán hơn.
"Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang cố gắng bằng tất cả mọi khả năng của mình để trả đũa cho sự thiệt hại của họ ở Syria và chúng ta đã có thể nói về cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO", nhà khoa học chính trị Nga bình luận.
Ông Avatkov cũng nhớ lại rằng đã có lúc Tổng thống Erdogan đưa ra những tuyên bố rất cứng rắn về Crimea - chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực thành lập các nhóm vận động hành lang chống Nga trong hơn 30 năm, và cũng tương tác với các tổ chức tôn giáo và sắc tộc khác nhau.
Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không có đủ nội lực cho trò chơi địa chính trị rộng lớn như vậy. Đảng của những người theo chủ nghĩa dân tộc mang tên "Đại đoàn kết" đang đẩy đất nước vào chiến tranh khi kêu gọi gửi quân tới Azerbaijan.
Trong trường hợp thực sự Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ chiếc Su-25 của không quân Armenia thì điều này rõ ràng có nghĩa là một cuộc tấn công nhằm vào quốc gia thành viên CSTO. Vậy Nga phải làm gì trong tình huống này?
Các tài liệu của tổ chức CSTO không quy định rõ ràng về phản ứng gây hấn từ phía nước thứ ba, và điều này cần được sửa chữa. Quan điểm trên đã được người dẫn chương trình truyền hình của Russia-1 - ông Vladimir Soloviev bày tỏ.
"Tổ chức CSTO dường như vẫn tồn tại, nhưng nếu bạn quan sát kỹ hơn, điều đó không rõ ràng lắm. Tức là cần siết chặt CSTO, quy định hệ thống ứng phó mới", ông Soloviev bình luận.
Tuy nhiên chuyên gia quân sự Alexei Leonkov trước đó giải thích rằng Nagorno-Karabakh không được chính Yerevan công nhận và nước cộng hòa tự xưng này không phải là đối tượng của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể.
Ngoài ra cũng phải nhìn nhận rằng trong cuộc xung đột hiện tại ở Nagorno-Karabakh, Nga mặc dù có vẻ nghiêng nhiều hơn về phía Armenia nhưng họ vẫn tỏ ra mình ở thế trung lập khi mới đây đã đề nghị cung cấp tiêm kích MiG-35 cho Arzerbaijan.
Điều này cho thấy Moskva cũng đang đề cao quyền lợi của mình lên trên hết thông qua các hợp đồng bán vũ khí, khó có khả năng họ sẽ hành động cứng rắn nhằm đối đầu trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng nếu vậy thì giới chính trị và quân sự tại Moskva sẽ phải có những tính toán thật hợp lý để duy trì thế cân bằng, không để cho Ankara chiếm thế thượng phong như tại chiến trường Libya hiện nay.